Đại học Harvard nói: Con kém thông minh cũng đừng lo, bố mẹ nắm bắt được 3 cơ hội này thì con sẽ “lột xác” ngoạn mục!
Theo nghiên cứu của Đại học Harvard, có 3 giai đoạn của trẻ mà cha mẹ cần biết và nắm bắt để định hướng thật tốt.
Chỉ số IQ của con người là khác nhau và thường do yếu tố di truyền quyết định. Tuy rằng chúng ta không thay đổi được sự di truyền bẩm sinh nhưng có thể giúp con nâng cao IQ bằng nhiều cách.
Các nghiên cứu của Đại học Harvard đã phát hiện ra, trong não bộ của mỗi đứa trẻ đều có một “khu vực tiềm năng” to lớn có thể phát triển được. Nếu được cha mẹ hướng dẫn đúng cách, những tiềm năng có thể phát triển thành trí tuệ, giúp cải thiện chỉ số IQ của con.
Đông Đông (Trung Quốc) là một đứa trẻ phát triển chậm. Khi còn nhỏ, cậu bé biết đi và nói chậm hơn so với bạn bè cùng tuổi. Điều này khiến bố mẹ em rất lo lắng, sợ rằng Đông Đông khi đi học sẽ không theo kịp các bạn.
Ảnh minh họa.
Sau đó, mẹ của Đông Đông được mọi người khuyên rằng, giáo dục sớm sẽ có lợi cho sự phát triển trí não, nâng cao IQ của trẻ. Vì vậy chị đã đăng ký cho con học. Kết quả, trí thông minh của Đông Đông quả thực đã được cải thiện.
Hiện tại khi đi học, cậu nhóc rất tích cực trả lời các câu hỏi của cô giáo, tiếp thu bài cũng rất nhanh và mỗi lần thi đều nằm trong top 10 của lớp. Câu chuyện của Đông Đông đã khiến các bậc cha mẹ phải suy nghĩ lại về việc giáo dục sớm cho con.
Thực tế theo nghiên cứu của Đại học Harvard, có 3 giai đoạn của trẻ mà cha mẹ cần biết và nắm bắt để định hướng thật tốt. Nếu giáo dục tốt thì con có thể thông minh hơn bạn bè cùng trang lứa. Cụ thể có 3 giai đoạn như sau:
- Trước 3 tuổi
Đây là giai đoạn phát triển trí não nhanh nhất trong cuộc đời trẻ. Trọng lượng não của trẻ sẽ tăng từ 390g khi mới sinh lên 1 kg khi được 3 tuổi. Với sự khác biệt lớn về trọng lượng như vậy, bạn có thể thấy rằng: Não bộ trẻ phát triển nhanh hơn trong giai đoạn này.
Video đang HOT
Vì vậy cha mẹ cần làm tốt công tác hướng dẫn, để não bộ của trẻ được phát triển toàn diện, nâng cao mọi mặt năng lực. Lúc này, não bộ cần các “bài tập thể dục” bằng cách kích thích các giác quan khác nhau.
Chẳng hạn cha mẹ có thể cho con tập cầm nắm đồ vật nhiều hơn. Trong quá trình này, xúc giác và thị giác của trẻ được kích thích, não bộ cũng sẽ nhận được tín hiệu, từ đó thúc đẩy sự phát triển của não bộ.
Ảnh minh họa.
- Từ 3 – 6 tuổi
Trong giai đoạn này, khả năng về mọi mặt của trẻ đã được cải thiện rất nhiều. Khi được cha mẹ hướng dẫn, trẻ đã có thể tự lo cho bản thân. Khả năng ngôn ngữ của trẻ cũng không tệ.
Tuy nhiên, nhiều trẻ lúc này lại có biểu hiện thiếu tập trung, luôn bỏ cuộc giữa chừng khi làm việc gì đó. Điều này có thể ảnh hưởng đến năng lực học tập, điểm số của các em. Do đó, cha mẹ cần rèn cho con khả năng tập trung, không can thiệp, làm gián đoạn khi trẻ đang nghiêm túc làm điều gì đó.
Ngoài ra, cha mẹ cần trau dồi khả năng đọc của con, bắt đầu từ những cuốn tranh ảnh. Các câu chuyện ngắn, nhiều sắc màu sẽ dần dần khơi dậy niềm đam mê đọc sách của con. bên cạnh đó, nội dung sách cũng có thể giúp con phát triển khả năng ngôn ngữ, diễn đạt vấn đề.
- Từ 7-10 tuổi
Đây là giai đoạn con bước vào tiểu học, bắt đầu học dồn dập. Kiến thức mà giáo viên truyền tải cần phải được tiếp thu kịp thời, và điều này cần đến sự hỗ trợ của não bộ. Tuy nhiên chúng ta không nên để não bộ quá mệt, và đừng tạo áp lực cho trẻ. Thay vào đó, hãy giúp con thư giãn, “giải nén” áp lực.
Điều này giúp cho não bộ chuyển đổi nhịp nhàng, thích ứng được với tần suất học tập ở trường và sau này sẽ không phải vất vả khi đối mặt với việc học tập nặng hơn.
Nhìn chung, trẻ ở mỗi lứa tuổi sẽ có cần cách thức giáo dục, hướng dẫn khác nhau, cha mẹ nên tìm hiểu kiến thức liên quan và đưa ra những hướng dẫn chính xác, đúng lúc.
Quan trọng là cha mẹ cần nắm bắt ba thời điểm vàng trên. Nếu làm tốt, dù trẻ bẩm sinh có IQ không cao thì vẫn thay đổi được. Chỉ cần bạn đặt nền móng tốt cho con ngay từ khi còn nhỏ thì không cần quá lo lắng về việc học của con sau này.
Liệu chúng ta có thể cải thiện chỉ số IQ bằng cách luyện tập ?
IQ là viết tắt của "Intelligence quotient". Nó là một điểm số tiêu chuẩn cho biết khả năng nhận thức của một cá nhân.
Liệu chúng ta có thể cải thiện chỉ số IQ bằng cách luyện tập?
Các bài kiểm tra IQ được sử dụng rộng rãi bởi các tổ chức giáo dục và nghề nghiệp để đánh giá các ứng cử nộp đơn. Họ cũng là trọng tâm của các nghiên cứu tâm lý nhằm xác định nhiều yếu tố ảnh hưởng đến trí thông minh.
Giống như tất cả các bài kiểm tra, có vẻ hợp lý khi cho rằng bạn có thể cải thiện điểm số IQ của mình bằng cách thực hiện bài kiểm tra nhiều lần. Nhưng liệu việc đó có giúp bạn cải thiện chỉ số IQ của mình ?
Trang Science Alert đã hỏi 5 chuyên gia về trí thông minh câu hỏi "Liệu con người có thể cải thiện điểm IQ của mình bằng cách tập luyện không?"
Điểm số IQ là gì ?
IQ là viết tắt của "Intelligence quotient". Nó là một điểm số tiêu chuẩn cho biết khả năng nhận thức của một cá nhân so với mọi người. Điểm IQ sẽ được tính từ các bài kiểm tra IQ.
Các bài kiểm tra IQ đã phát triển kể từ khi thuật ngữ "IQ" lần đầu tiên xuất hiện vào đầu những năm 1900 và chúng vẫn tiếp tục được sử dụng cho đến nay. Các bài kiểm tra IQ đánh gia các khả năng khác nhau như khả năng học và lưu trữ thông tin, suy luận trừu tượng và xử lý không gian - hình ảnh.
Mặc dù có rất nhiều bài kiểm tra IQ được cung cấp miễn phí trên mạng, nhưng những bài kiểm tra này thường không cho chúng ta kết quả chính xác. Trên thực tế, nếu muốn biết chính xác điểm số IQ, chúng ta phải thực hiện bài kiểm tra chính thức kéo dài hơn một tiếng đồng hồ và có sự giám sát chuyên nghiệp.
Chúng ta có thể cải thiện điểm số IQ bằng cách luyện tập không ?
Tiến sĩ Ian Silver, một chuyên gia về trí tuệ và khoa học hành vi từ Đại học Cincinnati, nói rằng "hầu hết các phương thức thực hành, chẳng hạn như ứng dụng điện thoại hoặc các khóa học trực tuyến, sẽ không làm tăng điểm IQ hoặc trí thông minh nói chung."
Theo Tiến sĩ Hynek Cigler, chuyên gia tâm lý học từ Đại học Masaryk, thực hiện bài kiểm tra IQ nhiều lần có thể cải thiện điểm số của bạn. Tuy nhiên , tác động đến trí thông minh thực tế của bạn sẽ không đáng kể.
Tiến sĩ Cigler nhấn mạnh rằng một số loại trí thông minh có liên quan đến học tập và thực hành. Việc rèn luyện những kỹ năng như vậy có thể dẫn đến sự phát triển tốt hơn, đặc biệt là với các trẻ nhỏ.
Chỉ số IQ có phải là thước đo của sự thông minh ?
Giáo sư Dimitri Van der Linden từ Đại học Rotterdam nói rằng: "Mặc dù có thể nâng cao điểm số của một người bằng cách luyện tập, hoặc thậm chí gian lận, nhưng nhìn chung bài kiểm tra IQ vẫn là một công cụ dự đoán tốt".
Ý kiến của giáo sư Van der Linder phản ánh quan điểm của nhiều chuyên gia tâm lý học. Bảy chuyên gia đã trả lời là "có" trước câu hỏi "Điểm IQ có phải là một yếu tố dự báo tốt về trí thông minh nói chung không?" Cũng như là yếu tố dự đoán trí thông minh, điểm IQ là yếu tố dự đoán tốt về các yếu tố như thành công trong học tập và công việc.
Một điều đáng lưu ý là các bài kiểm tra IQ không đánh giá tất cả các loại trí thông minh, ví dụ như chúng không thể đánh giá trí thông minh sáng tạo, cảm xúc hoặc xã hội.
Theo Giáo sư Robert Sternberg, một chuyên gia về giáo dục và trí thông minh từ Đại học Cornell, "Những bài kiểm tra này không đo lường kỹ năng của chúng ta trong việc giải quyết các vấn đề quan trọng trong cuộc sống".
Điều phức tạp chính trong lĩnh vực này là không có một định nghĩa nào về 'trí thông minh'. Có nhiều loại trí thông minh có thể được đánh giá theo những cách khác nhau và có thể có những tác động khác nhau đến khả năng thành công trong các lĩnh vực khác nhau.
Tóm lại, chúng ta hoàn toàn có thể cải thiện điểm IQ bằng cách lyện tập và bài kiểm tra IQ là công cụ chính xác để xác định chỉ số của một số loại trí thông minh như trí nhờ và khả năng suy luận.
Não bộ của trẻ em có 3 cơ hội để trở nên thông minh hơn, cha mẹ đừng bỏ lỡ thời gian hướng dẫn con tốt nhất Ai cũng mong con mình khi lớn lên sẽ thông minh hơn, nhưng để làm được điều này còn cần sự nỗ lực của cha mẹ, nếu lơ là không chú ý con cái sẽ đánh mất lợi thế ở vạch xuất phát. Mặc dù chỉ số IQ được xác định bởi gen nhưng dưới tác động của các yếu tố tích cực,...