Đại học Hà Nội mở hai ngành mới dạy bằng tiếng Anh
Năm 2019, Đại hội Hà Nội sẽ mở thêm hai ngành mới và bổ sung ba chương trình đào tạo chất lượng cao.
Hai ngành mới mở của trường là truyền thông đa phương tiện và marketing sẽ đều dạy bằng tiếng Anh. Còn ba chương trình chất lượng cao dành cho các ngành ngôn ngữ Trung Quốc, ngôn ngữ Hàn Quốc, ngôn ngữ Ý.
Video đang HOT
Năm 2019, Đại học Hà Nội quyết định sẽ tiếp tục xét tuyển dựa trên kết quả của kỳ thi THPT Quốc gia năm 2019.
Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào, điều kiện nhận đăng ký xét tuyển là thí sinh có tổng điểm 3 môn thi Toán, Ngữ Văn, Ngoại ngữ hoặc Toán, Vật lý, Tiếng Anh của kỳ thi THPT Quốc gia 2019 đạt 15 điểm trở lên (theo thang điểm 10, chưa nhân hệ số).
Theo phương án tuyển sinh 2019 của Đại học Hà Nội, các ngành đào tạo đại học chính quy đều có môn ngoại ngữ nhân hệ số 2. Vì vậy, thí sinh xét tuyển vào trường nếu đạt điểm cao môn ngoại ngữ sẽ có lợi thế.
Theo vtc
Đại học Nhật Bản tìm cách thu hút sinh viên quốc tế
Các trường Nhật Bản đang tăng cường chương trình học dạy bằng tiếng Anh, mở ký túc xá cho sinh viên quốc tế...
Chính phủ Nhật Bản đang hướng tới mục tiêu 300.000 sinh viên nước ngoài vào năm 2020, chiếm 10% tổng sinh viên nước này. Tỷ lệ này sẽ đưa Nhật đến gần hơn với các quốc gia phát triển kinh tế nhưng không nói tiếng Anh như Đức, Pháp.
Theo Japan Student Services Organization (JASSO), vào tháng 5/2017, Nhật Bản đã có hơn 267.000 sinh viên quốc tế. Tuy nhiên, 93% trong số này đến từ các quốc gia châu Á khác, chủ yếu là Trung Quốc. Sinh viên Mỹ chỉ chiếm khoảng 1%, trong khi Anh chỉ có 640 sinh viên mỗi năm.
Theo Times Higher Education (THE), để thu hút nhiều sinh viên hơn, đặc biệt là sinh viên đến từ Mỹ và các nước châu Âu, Nhật Bản đã và đang thực hiện nhiều giải pháp.
Tòa nhà biểu tượng của Đại học Tokyo - ngôi trường tốt nhất Nhật Bản theo THE. Ảnh: Top Global University Japan
Năm 2014, chính phủ Nhật Bản đã giới thiệu dự án Top Global Universities, cung cấp các khoản tài trợ hàng năm cho 37 đại học trong tối đa 10 năm để nâng cao vị trí của họ trên các bảng xếp hạng quốc tế.
Các đại học Nhật Bản cũng đang tăng cường sự tham gia trực tuyến và ngoại tuyến với sinh viên nước ngoài để dễ tiếp cận. Theo đó, các văn phòng dịch vụ sinh viên quốc tế hỗ trợ về thủ tục hành chính như bảo hiểm y tế hay mở tài khoản ngân hàng, tích cực chia sẻ thông tin về chương trình đại học bằng tiếng Anh và kinh nghiệm của cựu sinh viên trên phương tiện truyền thông xã hội.
Một giải pháp nữa được các trường ở xứ sở hoa anh đào thực hiện là thay đổi cuộc sống trong khuôn viên trường để thích ứng với nhu cầu của sinh viên quốc tế. Ở Nhật Bản, ký túc xá rất hiếm vì hầu hết sinh viên nước này ở cùng gia đình.
Trước đây, sinh viên nước ngoài đến Nhật sẽ phải tìm chỗ ở cho riêng mình. Nhưng giờ các trường đang lấp đầy khoảng trống bằng cách xây dựng khu ký túc xá. Đại diện của xu hướng này có thể kể đến Ngôi làng toàn cầu (MGV) của Đại học Meiji sẽ mở cửa vào mùa xuân năm 2019. Ký túc xá này sẽ cung cấp chỗ ở cần thiết, không gian xã hội và quán cafe cho cả sinh viên quốc tế và trong nước.
Đáng kể nhất là việc các trường đang cải cách chương trình giảng dạy. Ngôn ngữ là rào cản lớn nhất trong việc thu hút sinh viên nước ngoài và việc học đại học hầu như chỉ giới hạn ở những người tìm kiếm cơ hội liên quan khi đến Nhật Bản. Với hy vọng thu hút nhóm người học đa dạng hơn, các trường Nhật đang phát triển nhiều lớp học, khóa học hè và thậm chí chương trình học bằng tiếng Anh. Đại học Tokyo (Utokyo) hiện có hơn 24 chương trình cấp bằng cho sinh viên đại học và sau đại học được giảng dạy hoàn toàn bằng ngôn ngữ này.
Bên cạnh những thay đổi trên, Nhật Bản cũng chú trọng đến việc bổ sung các gói học bổng hỗ trợ học tập. Ngoài các học bổng Chính phủ do Bộ Giáo dục, Văn hóa, Khoa học và Công nghệ Thể thao và Tổ chức JASSO cung cấp, các trường đang ngày càng tạo ra nhiều học bổng riêng cho sinh viên quốc tế.
Cuối cùng, chính phủ Nhật Bản đặt mục tiêu tăng tỷ lệ việc làm của sinh viên quốc tế tốt nghiệp ở Nhật lên 50% vào năm 2020 từ mức 30% hiện tại. Do đó, các trường đang làm nhiều hơn để hỗ trợ sinh viên nước ngoài có việc làm bán thời gian nhằm có kinh phí hỗ trợ việc học và cải thiện triển vọng nghề nghiệp với một vị trí toàn thời gian khi tốt nghiệp.
Dương Tâm
Theo VNE
Sớm thay đổi mô hình đào tạo sư phạm Một chương tình Tư vấn mùa thi 2019 vừa diễn ra cuối tuần qua tại huyện Cần Giờ - TPHCM. Theo đó, phần lớn những băn khoăn của học sinh xoay quanh việc nên lựa chọn ngành nghề theo sở thích hay năng lực. Tại đây lựa chọn liên quan đến khối ngành sư phạm vẫn là một trong số những ngành học...