Đại học GTVT bị tố chậm cấp bằng cho sinh viên tốt nghiệp
Ra trường gần một năm nhưng rất nhiều cựu sinh viên hệ liên thông ĐH GTVT Hà Nội vẫn chưa biết tấm bằng tốt nghiệp ĐH của mình hình thù thế nào. Họ chỉ còn biết than trời vì nhiều cơ hội xin việc đã tuột mất trong tầm tay…
Mới đây, chúng tôi nhận được phản ánh của một số sinh viên hệ đào tạo Liên thông Chính quy, chuyên ngành Kế toán tổng hợp, Khoa Kế toán, Khóa 12 B (2009 -2011), ĐH GTVT Hà Nội phản ánh về việc trường này chậm trễ trả bằng tốt nghiệp gây ra nhiều thiệt hại cho sinh viên sau khi ra trường.
Theo như thông tin phản ánh, khóa 12B, hệ đào tạo Liên thông Chính quy, chuyên ngành Kế toán tổng hợp, Khoa Kế toán tốt nghiệp ra trường từ tháng 6/2011 nhưng đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có bất cứ sinh viên nào được nhận bằng tốt nghiệp. Vì chưa có bằng tốt nghiệp nên gần như 100% sinh viên Khóa 12B ra trường không thể xin được việc làm đúng chuyên ngành, hưởng lương theo đúng bằng cấp, thậm chí có nhiều trường hợp bị ảnh hưởng quyền lợi (không được dự thi cao học bị hạ bậc lương từ ĐH xuống bậc lương CĐ bị mất việc do nơi sử dụng lao động yêu cầu nộp bằng, bản sao bằng tốt nghiệp, không chấp nhận giấy chứng nhận quá lâu…).
Tập thể khóa 12B cho biết, có phản ánh lên trường và hỏi về thời gian cụ thể được nhận bằng, nhưng ĐH GTVT chỉ trả lời ậm ờ, chứ không rõ vào thời điểm nào mới được nhận bằng.
Bùi Thị Hồng Nh, cựu sinh viên khóa 12B, ĐH GTVT cho biết: “Khóa của chúng em bảo vệ đồ án tốt nghiệp xong ngày 4/6/2011. Thông thường thì chậm nhất sau 6 tháng chúng em sẽ được nhận bằng tốt nghiệp nhưng đến thời điểm hiện tại, tức chúng em đã tốt nghiệp được gần một năm mà vẫn chưa có bằng. Mỗi lần chúng em lên trường hỏi thì các thầy cô ở bộ phận này đổ vấy trách nhiệm tiếp và trả lời sinh viên cho các thầy cô ở bộ phận khác. Câu trả lời chúng em nhận được nhiều nhất là: “Cái này, chúng tôi không rõ. Do Bộ Giáo dục và Đào tạo chưa cấp phôi bằng nên chúng tôi chưa có bằng để cấp… Rồi CĐ GTVT chưa thanh toán đầy đủ học phí cho ĐH GTVT nên Sở chưa cấp phôi bằng….
Nhà trường trả lời rất chung chung và với mỗi sinh viên lại trả lời một khác, lúc thì cuối tháng 4 có bằng, lúc thì tháng 5 có bằng. Không những thế, nhà trường còn có biểu hiện gây khó dễ cho chúng em trong việc hỏi thông tin về bằng tốt nghiệp. Chúng em quên không mang chứng minh thư, thiếu giấy chứng nhận tốt nghiệp, thiếu thẻ sinh viên đều không được tiếp. Bản thân em cũng lên hỏi trường 3 lần nhưng đều không được tiếp và trả lời vì quên một trong những giấy tờ nói trên…”.
Bảng điểm và giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời của Khóa 12B
Video đang HOT
Khóa 12B có tất cả 74 sinh viên, nhưng đến thời điểm này tất cả những sinh viên được công nhận tốt nghiệp (68 sinh viên) đều chưa nhận được bằng tốt nghiệp. Vì chưa có bằng tốt nghiệp nên sinh viên sau khi trường đành phải ngậm ngùi nhìn những cơ hội xin việc tuột mất, có những sinh viên muốn học lên cao học, mất tiền mua hồ sơ, ôn thi nhưng đến lúc đi thi thì đành bỏ dở vì vì chưa có bằng tốt nghiệp ĐH.
Tạ Thị Thanh B, cựu sinh viên khóa 12B là một trong những trường hợp như vậy. B bức xúc kể: “Ra trường gần một năm nhưng không có bằng nên em vẫn chưa xin được việc làm. Đi nộp hồ sơ ở đâu họ cũng loại ngay từ vòng đầu tiên. Tất cả những cơ hội xin việc, em đều phải ngậm ngùi nhìn nó tuột mất… Em có ý định học lên cao học và đã đăng ký mua hồ sơ dự thi cao học ở ĐH Thương mại, nộp tiền ôn thi nhưng đến ngày đi thi em không được dự thi vì em chưa có bằng tốt nghiệp ĐH…”.
Thẻ học ôn thi cao học của Tạ Thị Thanh B
Nhiều sinh viên may mắn hơn là đã xin được việc làm, nhưng lại bị hạ lương và không được tăng lương, thậm chí bị đuổi việc vì giấy chứng nhận tạm thời đã hết hạn (công ty không chấp nhận giấy chứng nhận tốt nghiệp kéo dài nhiều tháng liền).
Hồng Nh bức xúc: “Bạn cùng lớp em sau khi ra trường đã xin được việc làm bằng giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời, nhưng sau khi đi làm được một thời gian ngắn, công ty yêu cầu nộp bản sao bằng và mang bằng lên đối chiếu để tiếp tục làm việc và xem xét các phụ cấp, tăng lương, nhưng vì không có bằng nên bạn em đã bị đuổi việc. Ngay như bản thân em, bây giờ em muốn đi xin việc làm nhưng vì không có bằng, giấy chứng nhận đã hết hạn nên em không có cách nào để xin được một công việc tương xứng với bằng cấp của mình…”.
Tương tự, một trường hợp khác là Nguyễn Minh C, cựu sinh viên khóa 12B cho biết: “Trong thời gian học liên thông, tôi đã tốt nghiệp CĐ GTVT và đi làm hưởng mức lương hệ số 1,99. Sau khi có kết quả tốt nghiệp, tôi có xin bảng điểm và giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời để làm hồ sơ xin tăng lương. Tuy nhiên, công ty có trả lời rằng, bảng điểm và giấy chứng nhận tốt nghiệp không có ý nghĩa gì. Nếu không có bản sao công chứng bằng tốt nghiệp thì hồ sơ của tôi không hợp lệ. Trong tháng 6 tới, công ty chúng tôi có đợt tăng lương nhưng hồ sơ phải hoàn tất vào giữa tháng 5 để chờ xét duyệt. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, chúng tôi vẫn chưa biết đến khi nào được nhận bằng. Nếu cứ đã này, chắc tôi lại bị lỡ lần thứ 2 xét duyệt tăng lương…”.
Các sinh viên Khóa 12B đều nói rằng, nguyện vọng lớn nhất bây giờ là nhà trường nhanh chóng cấp bằng tốt nghiệp, hoặc vì lý do gì đó cũng nên thẳng thắn đưa ra một cái hẹn cụ thể chứ đừng lúc hẹn thể này, lúc hẹn thế khác…
Theo GDVN
Ngành hot vẫn dễ đậu
Theo thống kê của Trường ĐH Luật TPHCM, trên 80% sinh viên tốt nghiệp có việc làm, nếu làm tư vấn cho công ty nước ngoài thì thu nhập khoảng 800-2.000 USD, trong nước khoảng 3-5 triệu đồng/tháng.
Một số ngành học thời gian gần đây thu hút đông thí sinh đăng ký dự thi do nhu cầu xã hội lớn, cơ hội việc làm cao nhưng điểm chuẩn lại không quá cao. Theo các chuyên gia tuyển sinh, đây là cơ hội để thí sinh mạnh dạn thử sức. Tuy nhiên, cần xem xét bản thân có phù hợp với những ngành này hay không.
"Chuộng" giáo dục tiểu học
Ông Tạ Quang Lâm, Trưởng Phòng Đào tạo Trường ĐH Sư phạm TPHCM, cho biết vài năm gần đây, ngành sư phạm tiểu học có tỉ lệ thí sinh dự thi đông, tỉ lệ chọi khoảng 1/30. Đây là một trong những ngành hot của khối sư phạm. Thí sinh đăng ký nhiều vào ngành này là do nhu cầu giáo viên tiểu học ở TPHCM cũng như các địa phương rất lớn nhưng hiện các trường đào tạo chưa đáp ứng đủ, nên hầu hết sinh viên ra trường đều có việc làm ngay. Dù tỉ lệ chọi cao nhưng năm 2011, điểm chuẩn của ngành giáo dục tiểu học chỉ ở mức 15,5. Theo ông Lâm, thí sinh có học lực khá, trung bình có nhiều cơ hội vào các ngành này.
Năm nay, nhiều trường ĐH tiếp tục tuyển sinh ngành học này với số lượng lớn: Trường ĐH Sài Gòn tuyển 210 chỉ tiêu, Trường ĐH Sư phạm TPHCM tuyển 150 chỉ tiêu... Ông Lâm cho rằng thí sinh chọn ngành học này cần phải có tố chất làm giáo dục, yêu nghề, yêu trẻ, học lực đều các môn...
Nhiều cơ hội với ngành xây dựng
Ông Nguyễn Văn Thư, Hiệu trưởng Trường ĐH Giao thông Vận tải TPHCM, cho biết cơ hội việc làm ngành xây dựng, giao thông có thể khó khăn trong một vài năm tới. Tuy nhiên, năm nay thí sinh vẫn thích chọn các ngành xây dựng và ngành học này vẫn là ngành hot. Trường ĐH Giao thông Vận tải TPHCM tiếp tục tuyển 420 chỉ tiêu ngành kỹ thuật xây dựng công trình giao thông (gồm các chuyên ngành xây dựng công trình thủy, xây dựng cầu đường, quy hoạch giao thông, xây dựng đường sắt - metro) và 280 chỉ tiêu vào ngành kỹ thuật công trình xây dựng chuyên ngành xây dựng dân dụng và công nghiệp, kỹ thuật kết cấu công trình. Trường ĐH Bách khoa TPHCM tuyển 520 chỉ tiêu ngành xây dựng (xây dựng dân dụng và công nghiệp; xây dựng cầu đường, cảng và công trình biển; xây dựng công trình thủy...).
Dù là ngành hot nhưng năm 2011, nhiều chuyên ngành thuộc ngành xây dựng tại Trường ĐH Giao thông Vận tải TPHCM có điểm chuẩn chỉ ở mức 13,5 như xây dựng công trình thủy, xây dựng đường sắt - metro. Theo ông Thư, thí sinh muốn chọn các ngành xây dựng thì phải có kiến thức toán, lý tốt vì cần tính toán nhiều. Ngoài ra, học ngành này ai cũng phải "cày" ở công trường nên phải chịu đựng được nắng mưa, đi xa...
Thí sinh tìm hiểu thông tin tuyển sinh tại Trường ĐH Quốc tế thuộc ĐH Quốc gia TPHCM
Luật không quá khó
Năm nay, nhiều trường tiếp tục tăng chỉ tiêu ngành luật. Trường ĐH Kinh tế - Luật (ĐH Quốc gia TPHCM) tuyển các ngành luật kinh doanh, luật thương mại quốc tế, luật tài chính ngân hàng chứng khoán, luật dân sự với 100 chỉ tiêu/ngành. Trường ĐH Luật TPHCM dự kiến tuyển 1.500 chỉ tiêu, trong đó 1.200 chỉ tiêu vào các ngành luật, Trường ĐH Sài Gòn cũng tuyển 100 chỉ tiêu vào ngành luật.
Ông Ngô Đức Tuấn, Trưởng Phòng Đào tạo Trường ĐH Luật TPHCM, cho rằng trong các ngành xã hội thì luật là ngành có cơ hội việc làm cao hơn cả. Đó cũng là lý do để thí sinh đăng ký dự thi vào ngành luật hằng năm khá cao và ổn định. Theo thống kê của Trường ĐH Luật TPHCM, hằng năm, tỉ lệ sinh viên tốt nghiệp có việc làm đều trên 80%. Trong đó, mức lương của sinh viên làm tư vấn cho công ty nước ngoài khoảng 800-2.000 USD, các công ty trong nước khoảng 3-5 triệu đồng/tháng. Ông Tuấn cho biết điểm chuẩn các ngành học chỉ ở mức 15-17 nên thí sinh có học lực trung bình khá cũng có nhiều khả năng trúng tuyển. Tuy nhiên, ông Tuấn lưu ý để theo đuổi ngành luật, thí sinh cần có các tố chất trung thực, bản lĩnh, khả năng suy diễn, hùng biện, thuyết trình, ngoại ngữ tốt.
Giáo dục mầm non vẫn hút Ông Nguyễn Nguyên Bình, Trưởng Phòng Đào tạo Trường CĐ Sư phạm Trung ương TPHCM, cho biết năm 2011, trường tuyển 500 chỉ tiêu ngành giáo dục mầm non, số lượng thí sinh dự thi đông nên chỉ tuyển nguyện vọng 1 đã đủ chỉ tiêu. Điểm chuẩn ngành học này là 16 điểm. Ông Tạ Quang Lâm cũng cho biết đây là ngành học thu hút thí sinh do giáo viên mầm non hiện có nhiều cơ hội làm việc. Ngoài đi dạy ở trường công, giáo viên còn dạy ở các trường tư, trường quốc tế với mức lương khá. Do nhu cầu lớn nên các trường tiếp tục đào tạo ngành học này với số lượng lớn trong năm 2012. Cụ thể: Trường CĐ Sư phạm Trung ương TPHCM: 500 chỉ tiêu, Trường ĐH Sư phạm TPHCM: 150 chỉ tiêu, Trường ĐH Sài Gòn: 70 chỉ tiêu
Theo NLĐ
Trường nợ học phí tiền tỷ Chỉ còn học kỳ cuối là thi lấy bằng tốt nghiệp, song 250 sinh viên trường Cao đẳng Kỹ thuật - Công nghiệp Quảng Ngãi phải tạm dừng vì trường nợ học phí tổng cộng hơn 1,7 tỷ đồng với đơn vị liên kết đào tạo. 250 học viên K2008, K2009 lớp ĐH Luật hệ vừa học vừa làm do trường Cao đẳng...