Đại học Giao thông Vận tải bổ sung hai phương thức xét tuyển
Năm 2020, ngoài sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT, xét học bạ, Đại học Giao thông Vận tải cũng tuyển thẳng, xét tuyển kết hợp để tuyển 5.700 sinh viên.
So với phương án tuyển sinh dự kiến được Đại học Giao thông Vận tải công bố vào tháng 1, đề án chính thức ngày 9/5 không có quá nhiều khác biệt, chỉ bổ sung thêm hai phương thức là tuyển thẳng và xét tuyển kết hợp.
Tại cơ sở Hà Nội, Đại học Giao thông Vận tải tuyển sinh theo bốn phương thức gồm dựa vào kết quả thi tốt nghiệp THPT 2020, xét học bạ, tuyển thẳng và xét tuyển kết hợp.
Những thí sinh xét tuyển bằng kết quả học bạ sử dụng điểm trung bình trong ba năm của ba môn học để tạo thành tổ hợp xét tuyển. Trong ba môn, không có điểm trung bình môn nào dưới 5.
Ngoài ra, thí sinh đạt giải nhất, nhì, ba trong các cuộc thi học sinh có quy mô quốc gia, quốc tế được tuyển thẳng. Những em sở hữu chứng chỉ tiếng Anh, tiếng Pháp tương đương IELTS 5.0 trở lên và có tổng hai môn thi tốt nghiệp THPT từ 12 điểm đủ điều kiện xét tuyển kết hợp.
Đại học Giao thông Vận tải cơ sở Hà Nội tuyển 4.200 chỉ tiêu tại 30 ngành, nhiều hơn năm ngoái 4 ngành, trong đó Cầu đường bộ tuyển nhiều nhất 350 chỉ tiêu, kế đó là Công nghệ thông tin 300.
Chỉ tiêu cụ thể của các ngành tại cơ sở Hà Nội:
Video đang HOT
Với phân hiệu ở TP HCM, ngoài các phương thức tuyển sinh giống với cơ sở Hà Nội, Đại học Giao thông Vận tải còn sử dụng kết quả thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia TP HCM tổ chức. Thí sinh sử dụng hình thức tuyển sinh này phải đạt tối thiểu 600 điểm trên thang 1.200, điểm ưu tiên của các khu vực 3, 2, 2-NT và 1 được quy đổi lần lượt là 0, 10, 20 và 30.
Đại học Giao thông Vận tải phân hiệu TP HCM tuyển 1.500 sinh viên tại 18 ngành, nhiều nhất là Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông 240 chỉ tiêu.
Chỉ tiêu cụ thể của các ngành tại phân hiệu TP HCM:
Cả hai cơ sở chấp nhận 9 tổ hợp xét tuyển gồm: A00 (Toán, Lý, Hóa), A01 (Toán, Lý, tiếng Anh), B00 (Toán, Hóa, Sinh), C01 (Toán, Văn, Lý), D01 (Toán, Văn, tiếng Anh), D03 (Toán, Văn, tiếng Pháp), D07 (Toán, Hóa, tiếng Anh), V00 (Toán, Lý, Vẽ), V01 (Toán, Văn, Vẽ). Trường hợp thí sinh bằng điểm, em nào có điểm toán cao hơn được ưu tiên.
Năm 2019, điểm chuẩn của Đại học Giao thông Vận tải cả hai cơ sở từ 14,5 đến 21,5. Ngành Công nghệ thông tin đứng đầu với 21,5 điểm, ngành Kỹ thuật xây dựng công trình thủy có điểm chuẩn thấp nhất 14,5.
Trường ĐH Tôn Đức Thắng không tổ chức thi năng lực năm 2020
Trường ĐH Tôn Đức Thắng đã chốt phương án tuyển sinh chính thức, trong đó quyết định không tổ chức thi năng lực năm nay.
Thí sinh dự thi THPT quốc gia năm 2019 - NGỌC DƯƠNG
Hôm nay 11.5, Hội đồng tuyển sinh Trường ĐH Tôn Đức Thắng đã họp chốt phương án tuyển sinh năm 2020. Theo đó, năm nay trường sẽ thực hiện tuyển sinh theo 3 phương thức.
Phương thức 1 là xét theo kết quả học tập bậc THPT (lớp 10, 11 và 12). Phương thức này thực hiện theo 3 đợt. Đợt 1 dành cho học sinh các trường THPT đã ký kết hợp tác với Trường ĐH Tôn Đức Thắng. Đợt 2 dành cho học sinh tất cả các trường THPT trong toàn quốc, xét theo kết quả học tập 6 học kỳ THPT. Đợt 3 dự kiến xét tuyển từ 20.8 theo kết quả 6 học kỳ THPT cho học sinh cả nước.
Phương thức 2 là xét theo kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2020.
Phương thức 3 là xét tuyển thẳng. Trong đó, ngoài các đối tượng tuyển theo quy chế của Bộ GD-ĐT, trường ưu tiên xét tuyển thẳng thí sinh các trường THPT chuyên trên cả nước và một số trường trọng điểm tại TP.HCM; Thí sinh có chứng chỉ IELTS từ 5.0 trở lên hoặc tương đương có thời hạn từ ngày 1.10.2020 xét tuyển vào các chương trình ĐH bằng tiếng Anh; Thí sinh tốt nghiệp THPT tại nước ngoài xét tuyển thẳng vào chương trình ĐH bằng tiếng Anh; Thí sinh học chương trình quốc tế tại các trường quốc tế tại Việt Nam xét ưu tiên tuyển thẳng vào chương trình ĐH bằng tiếng Anh; Thí sinh có chứng chỉ SAT, A-Level, IB, ACT xét ưu tiên tuyển thẳng vào chương trình ĐH bằng tiếng Anh.
So với đề án tuyển sinh dự kiến trước đó, trường quyết định không thực hiện phương thức 4 là xét tuyển theo kết quả kỳ thi đánh giá năng lực do trường tự tổ chức để xét tuyển từ 10-20% chỉ tiêu. Theo dự tính ban đầu, kỳ thi này dự tính tổ chức vào tháng 8 sau khi kỳ thi tốt nghiệp THPT diễn ra, là bài thi trắc nghiệm thực hiện trên máy tính trong thời gian 120 phút.
Lý giải sự thay đổi này, theo thạc sĩ La Vũ Thùy Linh, Phó trưởng phòng Đại học trường này, phương án kỳ thi tốt nghiệp THPT 2020 đã được Bộ GD-ĐT điều chỉnh phù hợp, trường có thể dựa vào kết quả kỳ thi này để xét tuyển. Đồng thời, quyết định này nhằm giảm bớt kỳ thi, bớt khó khăn cho người học và giảm rủi ro về dịch bệnh trong tình hình năm nay.
ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM thay đổi toàn bộ đề án tuyển sinh 2020 Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM thay đổi toàn bộ đề án tuyển sinh năm 2020, với 3 phương thức xét tuyển thẳng, xét học bạ và xét điểm thi THPT. Học sinh tham dự Ngày mở - tư vấn hướng nghiệp tuyển sinh đại học 2020 do Trường ĐH Sư phạm TP.HCM tổ chức - Ảnh: TRẦN HUỲNH Chiều 22-4, hội...