Đại học duy nhất ở châu Âu có sân bay và đội bay riêng
Cách thủ đô London, Anh, 64 km về phía Bắc, Đại học Cranfield là trường duy nhất tại châu Âu sở hữu và điều hành sân bay cùng đội bay riêng.
Chủ yếu đào tạo sau đại học, Đại học Cranfield chuyên về Khoa học, Kỹ thuật, Công nghệ và Quản lý. Trường gồm 2 khuôn viên: Phần chính nằm ở Cranfield, vùng Bedfordshire và phần phụ nằm ở Học viện Quốc phòng Anh quốc, Shrivenham, vùng tây nam Oxfordshire. Sở hữu sân bay và được phép tự điều hành, Cranfield tận dụng điều này để phục vụ các khóa học nghiên cứu và giảng dạy về hàng không.
Ngôi trường được thành lập năm 1946 với tên ban đầu là Đại học Hàng không. Nó nổi lên như một “đối thủ” của các trường đại học Mỹ như Viện Công nghệ California (Caltech) hay Viện Công nghệ Massachusetts (MIT).
Khuôn viên của Đại học Cranfield có 4 nhà chứa máy bay chiến tranh khổng lồ như một lời nhắc nhở rằng ngôi trường được xây dựng trên khu vực RAF Cranfield – nơi từng là căn cứ máy bay chiến đấu ban đêm trong Thế chiến II.
Năm tới, trường có thể có thêm nhà chứa phi cơ thứ năm, là một phần trong dự án đầu tư 86 triệu USD nhằm xây dựng Trung tâm Công nghệ và Nghiên cứu Kỹ thuật số Hàng không (Dartec).
Với sự đầu tư của các tập đoàn lớn như Boeing, Saab hay Thales, Dartec nhắm đến việc dẫn đầu nước Anh trong nghiên cứu về công nghệ máy bay không người lái, kiểm soát không lưu kỹ thuật số và tích hợp máy bay không người lái vào không phận dân sự.
Là một phần của dự án, sân bay cũ trong Thế chiến II sẽ được tái tạo bề mặt và trang bị với hệ thống tiếp cận mới, tháp kiểm soát không lưu kỹ thuật số và hệ thống radar hiện đại.
Nick Lawson là giáo sư khí động học và đo lường không khí ở Đại học Cranfield, đồng thời là người đứng đầu Phòng thí nghiệm Hàng không Quốc gia (NFL). Không chỉ nghiên cứu ảnh hưởng tới tương lai ngành hàng không, “giáo sư bay” còn là một phi công dân dụng thực thụ.
Video đang HOT
“Tôi luôn muốn được điều khiển máy bay lượn trên bầu trời. Văn phòng của tôi ở ngay sát đường băng và mỗi ngày tôi có thể chứng kiến những học viên lên máy bay thực hiện điều mình mong muốn. Và cuối cùng, chính tôi cũng không cưỡng lại được”, Lawson chia sẻ.
Quãng thời gian sau đó, “giáo sư bay” chán nản bởi công việc của học giả. Nó khiến ông mất khá nhiều thời gian trên giấy tờ mà xao nhãng việc nghiên cứu. Cuối cùng, ông quyết định từ bỏ để trở thành phi công thương mại, có cơ hội kết hợp công việc nghiên cứu và làm phi công ở NFL.
Tại phòng làm việc của Lawson, những bức ảnh đen trắng trên tường cho thấy quá trình phát triển của phòng thí nghiệm. Trong một bức ảnh, 2 chiếc Jet Streams, 3 chiếc máy bay huấn luyện Bulldog và chiếc Cranfield A1 xuất hiện trước nhà chứa máy bay. Đặc biệt, chiếc Cranfield A1 được thiết kế và xây dựng bởi chính sinh viên khóa Thiết kế Phương tiện Hàng không của trường.
Tháng 9/2017, các kỹ sư của hệ thống BAE và sinh viên từ khóa học chuyên về Kiểm soát Xe tự hành của Đại học Cranfield đưa ra khái niệm máy bay không người lái. Các nhà nghiên cứu từ Đại học Cranfield cũng giúp thiết kế máy bay “không có cánh tà” (flapless) đầu tiên trên thế giới.
“Giáo sư bay” cho hay những cơ hội mà trường đại học với sân bay riêng mang lại cũng giúp phòng thí nghiệm của ông trở thành điểm đến lý tưởng với những người muốn thử công nghệ mới.
“Hệ thống giao thông hàng không rất bảo thủ. Họ không đón nhận công nghệ mới một cách nhanh nhạy, một phần vì không có nhiều nơi để họ tiến hành nghiên cứu. Giờ đây, chúng tôi đón tiếp những tên tuổi lớn. Họ mang công nghệ tới trường của chúng tôi để bay thử và thử nghiệm các hệ thống hoạt động trong thực tế. Tôi nghĩ chúng tôi là độc nhất ở Anh”, Lawson nói.
Theo Zing
Trung Quốc dẫn đầu châu Á trên bảng xếp hạng các trường ĐH thế giới 2019
Các trường đại học Trung Quốc đang dẫn đầu xếp hạng của khu vực châu Á trong bảng xếp hạng đại học toàn cầu của Times Higher Education (THE) vừa công bố ngày 26/9, mặc dù danh sách top 10 vẫn do các trường đại học danh tiếng ở Anh và Mỹ nắm giữ. Với sự nhảy vọt của ĐH Thanh Hoa (Trung Quốc), châu Á lần đầu tiên có trường lọp top 22.
Bảng xếp hạng năm 2019 của Times Higher Education (THE) tiếp tục vinh danh Đại học Oxford, năm thứ 3 liên tiếp ngôi trường danh tiếng của Anh giữ vị trí số 1 bảng xếp hạng đại học thế giới năm 2019.
Đại học Cambridge vẫn xếp vị trí thứ 2 như năm ngoái. Đại học Stanford của Mỹ duy trì vị trí thứ ba.
ĐH Oxford tiếp tục đứng đầu bảng xếp hạng đại học thế giới - THE 2019.
Trong top 10 đại học tốt nhất thế giới do THE công bố, Mỹ áp đảo với 7 đại học: Viện Công nghệ Massachusetts, Viện Công nghệ California, Đại học Harvard, Đại học Princeton và Đại học Chicago... Đại học Yale có bước nhảy vọt từ vị trí 12 lên 8.
Mỹ vẫn áp đảo về số lượng đại diện trong toàn bảng xếp hạng THE. Xét theo danh sách đầy đủ của bảng xếp hạng (1.258 đại học), Mỹ cũng có nhiều đại diện nhất với tổng cộng 172 trường.
Ngoài 2 trường thống trị vị trí quán quân và á quân, trường còn lại của Anh lọt top 10 là Đại học Hoàng gia London, ở vị trí thứ 9.
Tuy giữ vững hai vị trí cao nhất nhưng Anh quốc lại bị Nhật Bản soán mất danh hiệu quốc gia có số đại diện nhiều thứ hai trong bảng xếp hạng. Anh "chỉ có" 98 trường góp mặt, trong khi Nhật Bản là 103. Ngoài ra, top 200 có đến 29 đại diện từ Anh, nhưng 21 trong số đó giữ nguyên hoặc tụt hạng.
Top 10 đại học tốt nhất thế giới theo bảng xếp hạng THE 2019. (Ảnh: THE)
Singapore không còn dẫn đầu ở châu Á
Đại học Thanh Hoa (Bắc Kinh, Trung Quốc) đã nhảy vọt 8 bậc để xếp vị trí 22, "vượt mặt" Đại học Quốc gia Singapore (NUS) để trở thành đại học châu Á có thứ hạng cao nhất.
Sự tăng trưởng lớn nhất trong top 30 cũng giúp Đại học Thanh Hoa (Tsinghua) vượt Đại học Bắc Kinh lần đầu tiên trong lịch sử bảng xếp hạng đại học THE và châu Á có đại học lọt top 22. Trong khi đó, NUS tụt hạng 1 bậc từ 22 xuống 23.
Đại học Thanh Hoa thành lập năm 1911, nổi tiếng với chất lượng và sự đầu tư trong nghiên cứu khoa học. (Ảnh: Tsinghua University).
Đây là lần đầu tiên một trường đại học của Trung Quốc đứng đầu châu Á trong bảng xếp hạng thế giới - THE, kể từ năm 2011.
Đại học Quốc gia Singapore dẫn đầu xếp hạng châu Á từ năm 2016 đến năm 2018, trong khi Đại học Tokyo (Nhật Bản) đã giữ vị trí số 1 châu Á từ năm 2011 đến năm 2015.
Trong những năm qua, Đại học Thanh Hoa đã cải thiện đáng kể về hệ số trích dẫn nghiên cứu khoa học với tham vọng khẳng định chất lượng tầm quốc tế.
Ông Yang Bin, Phó chủ tịch về các vấn đề quốc tế tại ĐH Thanh Hoa cho hay: "Những nỗ lực trong các năm gần đây của nhà trường để tăng cường quốc tế hóa và nâng cao chất lượng hệ thống giảng dạy và nghiên cứu đã giúp nâng cao danh tiếng và uy tín toàn cầu của Thanh Hoa".
Giáo sư Simon Marginson (Đại học Oxford) kiêm Giám đốc Trung tâm Giáo dục Đại học toàn cầu đều "không ngạc nhiên" trước sự tiến bộ của Tsinghua.
"Các đại học của Trung Quốc, đặc biệt là Đại học Thanh Hoa đang tăng trưởng nhanh, dịch chuyển tốt hơn về nghiên cứu khoa học và kỹ thuật vật lý", Giáo sư Simon Marginson nhận định.
Ông nhấn mạnh thêm rằng: "Nếu ĐH Thanh Hoa mạnh đến mức này, hãy tưởng tượng nó sẽ ở đâu trong bảng xếp hạng toàn cầu 5 năm tới, với sự gia tăng các chỉ số nghiên cứu qua dự án Double World-Class và sự hỗ trợ nguồn lực từ các doanh nghiệp Trung Quốc để đẩy mạnh nghiên cứu.
Ngôi trường của Trung Quốc đang ở giai đoạn mà nhiều nhà nghiên cứu khoa học vật lý tốt nhất thế giới muốn "đầu quân" làm việc, giống như họ từng thấy MIT, Berkeley hay Cambridge là điểm đến nghiên cứu khoa học tuyệt vời vậy".
Đại học Quốc gia Singapore đánh mất vị trí số 1 của khu vực châu Á tại bảng xếp hạng THE 2019. (Ảnh: NUS)
Đại học Thanh Hoa không phải là cái tên của Trung Quốc trong bảng xếp hạng đại học toàn cầu năm 2019. Đại học Chiết Giang đã leo lên từ vị trí 101 lên 76 trong năm nay, nhờ sự cải thiện về các chỉ số giảng dạy, chất lượng và khối lượng nghiên cứu khoa học, thu nhập ngành và tỷ lệ sinh viên quốc tế theo học.
Trong khi đó, Đại học Khoa học và Công nghệ miền Nam (SUSTech) lần đầu tiên lọt nhóm 301-350. Ngôi trường nằm ở Thâm Quyến - nơi được mệnh danh là Thung lũng Silicon của Trung Quốc - mới chỉ tròn 7 tuổi, được thành lập với mục tiêu nhanh chóng trở thành một trường đại học đẳng cấp thế giới.
Tựu chung, 72 trường đại học Trung Quốc góp mặt mặt trong bảng đại học toàn cầu năm nay (năm ngoái là 63 trường). Trong đó, có 7 trường đại học Trung Quốc nằm trong top 200 có bước tiến về xếp hạng; một trường xếp hạng thấp hơn cũng đã đạt được tiến bộ. Sự gia tăng của các đại học Trung Quốc phần lớn là nhờ cải thiện chỉ số trích dẫn nghiên cứu khoa học.
Số liệu cũng cho thấy điểm số về xếp hạng chất lượng giảng dạy trung bình của 10 trường đại học hàng đầu Trung Quốc hiện nay ngang bằng với các trường đại học tốt nhất ở Anh và Đức, trong khi điểm số xếp hạng nghiên cứu trung bình của Trung Quốc trong nhóm này cao hơn các trường ở cả Pháp và Úc.
Nhiều chuyên gia giáo dục đánh giá, Trung Quốc đang vượt qua mọi trường quốc gia ở châu Á và tiến gần hơn về phía Mỹ trên bảng xếp hạng đại học toàn cầu.
Lệ Thu
Theo Times Higher Education
Trường đại học nào có sinh viên thông minh nhất nước Mỹ? Mới đây, tờ Business Insider đã công bố bảng xếp hạng 50 trường đại học có sinh viên thông minh nhất nước Mỹ, được xây dựng dựa theo điểm SAT và ACT của sinh viên các trường. Ông Jonathan Wai, trợ lí giáo sư của trường đại học Arkansas (Mỹ) là người cung cấp cho trang Business Insider dữ liệu top 50 các...