Đại học Đồng Tháp: 100% đề tài nguyên cứu khoa học của sinh viên đạt giải cao
PGS.TS Nguyễn Văn Đệ – Hiệu trưởng ĐH Đồng Tháp cho biết, kết quả nghiên cứu khoa học – công nghệ cấp quốc gia năm 2018 của sinh viên nhà trường đều đạt thứ hạng cao.
Sinh viên Thị Diễm Xuân và Phạm Thị Ngọc Huyền tại Kỳ thi vòng chung kết Giải thưởng sinh viên nghiên cứu khoa học năm 2018 tổ chức tại Huế. Ảnh: LT
Cụ thể, năm 2018, ĐH Đồng Tháp được Bộ GDĐT giao chỉ tiêu 3 đề tài nghiên cứu khoa học của sinh viên tham gia Giải thưởng Sinh viên nghiên cứu khoa học cấp Bộ. Kết quả cả 3 đề tài đều đạt giải thưởng cao, gồm 1 đề tài đạt giải Nhì và 2 đề tài đạt giải Ba.
Cụ thể, đề tài đạt giải Nhì là “Biện pháp rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho học sinh lớp 4 các trường tiểu học tại TP. Cao Lãnh qua dạy học phân môn Luyện từ và câu” của nhóm sinh viên Thị Diễm Xuân và Phạm Thị Ngọc Huyền (Khoa Giáo dục) thực hiện, dưới sự hướng dẫn của TS. Nguyễn Văn Bản.
2 đề tài đạt giải Ba gồm: “Nghiên cứu sự hội tụ của dãy lặp Mann cho ánh xạ đơn điệu thỏa mãn điều kiện (E) trong không gian Banach sắp thứ tự” của sinh viên Phạm Ái Lam (Khoa Sư phạm Toán học) thực hiện dưới sự hướng dẫn của ThS. Nguyễn Trung Hiếu và đề tài “Xét tính IBN của đại số đường đi Leavitt với hệ tử trên trường” của sinh viên Vũ Nhân Khánh (Khoa Sư phạm Toán) học dưới sự hướng dẫn của ThS. Ngô Tấn Phúc.
Tiến sĩ Nguyễn Văn Bản cùng 2 sinh viên có đề tài đạt giải Nhì. Ảnh: LT
Đây là lần thứ hai ĐH Đồng Tháp có đề tài của sinh viên được chọn vào vòng chung khảo. Ngoài ra, trong năm học 2017-2018 sinh viên đã công bố 34 bài báo trên các Tạp chí Khoa học có chỉ số ISSN.
LỤC TÙNG
Theo laodong
Video đang HOT
7 dấu hiệu của một em bé thông minh bẩm sinh, xem con bạn có không nhé!
Có một số dấu hiệu đặc biệt của một em bé thông minh bẩm sinh mà chưa chắc bố mẹ đã biết. Những dấu hiệu này cần được nhận biết, quan tâm sớm để giúp bé phát triển hết khả năng.
Cùng xem con bạn có dấu hiệu nào trong số các biểu hiện của một em bé thông minh bẩm sinh dưới đây không nhé:
1. Đạt các mốc phát triển sớm hơn so với những trẻ sơ sinh khác cùng tuổi
Các cột mốc phát triển của em bé là một cách để nhận biết sự tăng trưởng về thể chất, nhận thức và tình cảm của chúng. Tuy nhiên, nếu bé đạt được các mốc này sớm hơn so với bạn đồng trang lứa thì có thể là một trong những dấu hiệu của một em bé thông minh bẩm sinh.
Ví dụ: Bé 3 tháng tuổi đã biết ngồi hoặc 10 tháng tuổi đã nói rõ ràng.
Lời khuyên: Đọc và nói chuyện với bé để phát triển hơn nữa các kỹ năng giao tiếp của con. Khuyến khích và khen ngợi khi con thể hiện những điều có thể làm được.
2. Khả năng tập trung tốt
Trẻ em vốn kém tập trung, thường lâu nhất thì ngồi được 15 phút. Tuy nhiên, một trong những dấu hiệu của đứa trẻ thông minh là chúng có thể tập trung vào một việc gì đó trong thời gian dài khi còn bé, thường trước 6 tháng tuổi.
Ví dụ, bố mẹ có thể nhìn thấy bé 5 tháng tuổi tập trung chăm chú vào chơi với khối gỗ mà không bị phân tâm. Hoặc bé có thể ngồi chăm chú nghe bố mẹ đọc hết một cuốn sách, thậm chí còn chỉ vào hình ảnh yêu thích và tự lật trang sách.
Lời khuyên: Tiếp tục khuyến khích bé chơi đồ chơi dạng hình khối và câu đố. Cố gắng tăng dần độ khó trong câu đố để kích thích và khuyến khích độ tập trung của bé. Và bố mẹ hãy tiếp tục đọc sách truyện cho con nghe nhé!
3. Thích giải quyết vấn đề
Một dấu hiệu khác của em bé thông minh bẩm sinhcùng với sự tập trung tích cực là bé có kỹ năng giải quyết vấn đề xuất sắc.
Ví dụ, bố mẹ giấu bim bim ưa thích của chúng trong một cái tủ, thì với khả năng nhạy bén, bé có khả năng tự tìm ra. Hoặc chúng có thể xếp các hộp chồng lên nhau trên xe tải đồ chơi mà không bị rơi... Và trong khi tất cả trẻ cũng đều có các kỹ năng giải quyết vấn đề phù hợp với các cột mốc phát triển, thì một đứa trẻ đặc biệt sẽ thể hiện các kỹ năng này sớm hơn nhiều so với bạn đồng trang lứa.
Lời khuyên: Để khuyến khích con phát triển kỹ năng giải quyết vấn đề một cách tự nhiên, hãy đặt cho con các thách thức. Ví dụ, bố mẹ có thể tạo ra một tấm bản đồ mini trên gối và đặt một đồ chơi ở giữa. Sau đó, đố em bé di chuyển theo cách của chúng qua các mê cung để tìm đồ chơi.
4. Thích yên tĩnh
Chúng ta biết rằng trẻ em hòa đồng và hiếm khi muốn ở một mình. Tuy nhiên, một trong những dấu hiệu của em bé thông minh là chúng thường thích được ở một mình.
Bố mẹ nên chú ý khi con thích chơi một mình hoặc chúng thích chơi với những đứa trẻ lớn hơn chứ không thích chơi với bạn đồng lứa để nâng cao hơn sự phát triển tình cảm và trí tuệ.
Lời khuyên: Hãy nhớ rằng không cần ép con chơi với các bạn nếu con không thích. Nhưng bố mẹ có thể khuyến khích bé chơi cùng các bạn để phát triển kỹ năng xã hội khác.
5. Vô cùng tò mò
Trẻ thường hay tò mò. Nhưng một trong những dấu hiệu của một em bé thông minh bẩm sinh là câu hỏi của chúng thường vượt quá khả năng trả lời của bố mẹ. Các câu hỏi của bé có thể rất phức tạp, bố mẹ không trả lời được và cần hỏi người khác hoặc Google để tìm câu trả lời.
Lời khuyên: Nhiều câu hỏi của bé có thể gây phiền nhiễu, nhưng bố mẹ nên cố gắng cung cấp cho bé câu trả lời đúng. Tuy nhiên, bố mẹ có thể gợi ý bé tự khám phá câu trả lời qua việc đọc nhiều hoặc tìm hiểu quan sát nhiều hơn khi ra ngoài.
6. Cân nặng khi sinh tốt
Nghiên cứu cho thấy có một sự tương quan giữa trọng lượng, chiều cao của trẻ khi sinh và trí thông minh của chúng. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng trẻ có chiều cao, cân nặng tốt khi sinh tương đương với chỉ số IQ cao hơn một chút trong suốt cuộc đời. Trong khi đó, bố mẹ có thể tăng cường sự phát triển trí não của bé qua việc bổ sung các loại thực phẩm kích thích trí não phát triển như cho ăn quả bơ và cá khi chúng bắt đầu ăn dặm.
Lời khuyên: Nếu bạn đang mang thai, cách tốt nhất để đảm bảo cân nặng của em bé khi chào đời là một chế độ ăn uống cân bằng, lành mạnh ngay từ đầu thai kỳ.
7. Nhạy cảm, tỉnh táo
Một trong những dấu hiệu sớm nhất của một em bé thông minh là bé có sự tỉnh táo cao. Em bé như vậy cũng rất ý thức về môi trường của chúng và những người thân yêu, nhanh chóng nhận ra những thay đổi và liên kết với các thành viên gia đình. Trong đám đông, những em bé này sẽ phát hiện ra bố mẹ trước khi bố mẹ thấy chúng và nở nụ cười hay vẫy tay chào gọi bố mẹ.
Lời khuyên: Em bé có độ tỉnh táo cao cũng có nghĩa là khó ngủ hơn vì môi trường kích thích. Với những bé này bố mẹ hãy tạo cho bé không gian yên tĩnh, tối và có cảm giác an toàn. Hãy thử tạo một số thói quen trước khi đi ngủ (ăn chút gì đó, tắm, nghe kể chuyện...) để giúp bé ngủ sâu hơn và ngon giấc hơn.
Nguồn: Mensa, LiveStrong
NGND.PGS.TS Hồ Thanh Phong và ước vọng về một nền giáo dục đại học tiên tiến Là một nhà quản trị giáo dục đại học dày dặn kinh nghiệm, hiểu biết sâu sắc hai bối cảnh: các đại học tiên tiến trên thế giới và các đại học quốc tế hóa tại Việt Nam, NGND.PGS.TS Hồ Thanh Phong, tân Hiệu trưởng Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng (HIU) đã có những chia sẻ về dự định, kế hoạch...