Đại học đầu tiên ở Anh không xét điểm khi tuyển sinh
Ứng viên sẽ được phỏng vấn trực tiếp, có cơ hội gây ấn tượng với trường bất kể điểm tốt nghiệp là bao nhiêu.
Telegraph ngày 20/11 thông tin Đại học Bath Spa sẽ trở thành cơ sở giáo dục bậc cao đầu tiên ở Anh bỏ qua yêu cầu về điểm số và chuyển sang hình thức mời nhập học vô điều kiện.
Mỗi ứng viên đăng ký vào đại học năm nay sẽ được phỏng vấn trực tiếp hoặc thử tài. Họ có thể được yêu cầu gửi hồ sơ năng lực liệt kê thành tích và trải nghiệm cá nhân khi đăng ký khóa học về nghệ thuật hoặc thiết kế. Nếu gây ấn tượng tốt với giảng viên, họ sẽ trúng tuyển bất kể kết quả A-level (chứng chỉ giáo dục phổ thông bậc cao ở Anh) là bao nhiêu.
Ngoài ra, những học sinh tốt nghiệp vượt điểm A-level do trường trung học dự đoán sẽ được nhận một phần thưởng trị giá 750 bảng Anh bởi Bath Spa nếu nhập học trường này.
Đại học Bath Spa. Ảnh: Telegraph
Giáo sư Sue Rigby, hiệu trưởng Đại học Bath Spa, nói rằng chính sách tuyển sinh mới nhằm giảm bớt sự căng thẳng mà học sinh phải chịu đựng trong năm cuối ở trường phổ thông.
Video đang HOT
“Những người trẻ tuổi được yêu cầu vượt qua rất nhiều thử thách trước khi vào đại học, họ có thể quên rằng đây là niềm đam mê của họ. Tôi nhận ra điểm số A-level không phải cách duy nhất để đánh giá ứng viên tiềm năng. Nếu đến trường đại học với tâm thế căng thẳng, bạn sẽ khó học tập hiệu quả”, bà chia sẻ.
Trường đại học chuyên về giáo dục khai phóng đã dành tiền để ngay cả khi mọi sinh viên đều vượt quá điểm A-level dự đoán, tất cả sẽ được nhận tiền thưởng 750 bảng Anh. Theo bà, trường ưu tiên ngân sách cho việc định hình quy trình đăng ký đại học phù hợp với nhu cầu của học sinh hiện nay.
Trường sẽ không quy định cách chi tiêu số tiền 750 bảng Anh, nhưng giáo sư Rigby tin rằng sinh viên rất có ý thức về tài chính và sẽ không phung phí.
Hệ thống tuyển sinh dựa trên phỏng vấn đã được Bath Spa thí điểm vào năm ngoái và sẽ triển khai hoàn toàn cho ứng viên trong ba năm tới. Sau đó, trường sẽ đánh giá hiệu quả. Rigby mong nhiều đại học sẽ áp dụng phương án tuyển sinh tương tự thời gian tới.
Một số trường phản đối hình thức tuyển sinh vô điều kiện, trong đó có Đại học St Mary’s, Twickenham. Giáo sư John Brewer, hiệu trưởng của trường nghĩ rằng người trẻ không nên được trải đường quá dễ dàng. Điều quan trọng nhất trong cuộc sống là sự chăm chỉ, cả ở trường phổ thông, đại học hay khi đi xin việc.
Thùy Linh
Theo VNE
Chất lượng lao động chưa làm hài lòng doanh nghiệp
Theo một khảo sát của Văn phòng Giới sử dụng lao động, Phòng Thương mại - Công nghiệp VN, tỷ lệ lao động qua đào tạo tuy được cải thiện nhưng chủ doanh nghiệp cảm thấy chưa hài lòng về chất lượng lao động. Điều này khiến chi phí kinh doanh mà doanh nghiệp phải dành cho đào tạo lao động cũng tăng lên.
Lao động trẻ tìm kiếm việc làm tại một ngày hội việc làm diễn ra ở TP.HCM - ẢNH: LÊ THANH
Hôm qua, tại Hà Nội, Phòng Thương mại - Công nghiệp VN (VCCI) và Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp đã tổ chức hội thảo về tham gia của doanh nghiệp trong đào tạo nghề ở VN.
Lao động chưa qua đào tạo chiếm tới 1/5 lực lượng
Bà Trần Thị Lan Anh, Phó tổng thư ký VCCI, cho biết Văn phòng Giới sử dụng lao động của VCCI, trong giai đoạn 2012 -2017, chất lượng lao động (LĐ) trong khu vực doanh nghiệp đã được cải thiện. Tỷ lệ LĐ chưa qua đào tạo trong khu vực doanh nghiệp đã giảm từ 24% năm 2012 xuống còn 20% năm 2017, LĐ qua đào tạo ngắn hạn không có chứng chỉ giảm mạnh từ 25% xuống còn 20%. LĐ có trình độ cao đẳng tăng từ 7% lên 8%, đại học tăng từ 15% lên 18%. Tuy nhiên, do LĐ trong doanh nghiệp chưa qua đào tạo vẫn chiếm tới 1/5 lực lượng LĐ kéo theo gia tăng chi phí kinh doanh.
Xét theo khu vực doanh nghiệp, LĐ trong các doanh nghiệp FDI có trình độ chuyên môn thấp nhất, khi tỷ lệ LĐ chưa qua đào tạo hoặc đào tạo dưới 3 tháng cao nhất, chiếm đến gần 44%. Trong khi đó, LĐ trong các doanh nghiệp nhà nước có trình độ cao nhất, chỉ có 23% số LĐ chưa qua đào tạo hoặc đào tạo dưới 3 tháng và tỷ lệ LĐ có trình độ đại học cao nhất, chiếm 23%. Đáng chú ý, số LĐ do các trường cao đẳng, trung cấp nghề đào tạo vẫn còn thấp, cho thấy mức độ đáp ứng của các trường nghề cũng như định hướng giáo dục ở VN vẫn chú trọng giáo dục đại học nhiều hơn.
Xét theo địa phương, Hà Giang là tỉnh có tỷ lệ LĐ chưa qua đào tạo cao nhất, chiếm đến 55,99% tổng số LĐ trong khu vực doanh nghiệp tại tỉnh. Tỉnh có tỷ lệ LĐ chưa qua đào tạo cao thứ hai là Tây Ninh, chiếm đến 51,87%. Một số tỉnh khác cũng có tỷ lệ cao là Cà Mau (48,89%), Điện Biên (48,77%), Lai Châu (46,97%), Sóc Trăng (44,28%). Hà Nội là nơi có tỷ lệ LĐ chưa qua đào tạo thấp nhất, với chỉ 11,74%, tiếp đó là Thái Bình (12,27%), Thái Nguyên (12,42%), Nam Định (14,12%), Hải Dương (15,48%), TP.HCM (15,79%). Chỉ có 18/63 tỉnh có tỷ lệ LĐ chưa qua đào tạo dưới mức 20%, mức trung bình của nền kinh tế.
Tăng chi phí do đào tạo lại lao động
Mặc dù chỉ số tổng hợp về đào tạo LĐ theo nghiên cứu PCI có cải thiện nhưng doanh nghiệp cảm thấy hài lòng về chất lượng LĐ lại có chiều hướng giảm đi. Tỷ lệ doanh nghiệp hài lòng về chất lượng LĐ ở các tỉnh đã giảm liên tục từ 95,1% xuống còn 89,7% trong giai đoạn 2013 - 2017.
Năm 2017, tỉnh có tỷ lệ doanh nghiệp hài lòng về chất lượng LĐ cao nhất là Bến Tre (97,56%), tiếp đến là Đắk Lắk (97,12%), Hải Phòng (95,16%), Bắc Giang (95,12%), Nghệ An (95,1%). Ở chiều ngược lại, Lai Châu là tỉnh có tỷ lệ doanh nghiệp hài lòng về chất lượng lao động thấp nhất (75,29%), tiếp đến là Điện Biên (76,84%), Đắk Nông (79,35%) và Hà Giang (80,82%).
Bà Lan Anh cảnh báo: "Chính vì chất lượng LĐ chưa làm hài lòng doanh nghiệp đang có xu hướng tăng lên khiến tỷ lệ chi phí kinh doanh mà doanh nghiệp phải dành cho đào tạo LĐ cũng tăng lên. Điều này sẽ khiến chi phí kinh doanh của doanh nghiệp tăng theo, giảm sức cạnh tranh của doanh nghiệp".
Bà Lan Anh cho biết, trên thực tế, năm 2017, Thanh Hóa và Hậu Giang là những nơi mà doanh nghiệp phải bỏ chi phí cho đào tạo LĐ cao nhất, chiếm đến 8,2% tổng chi phí kinh doanh. Các tỉnh tiếp theo là Vĩnh Phúc (7,9%), Bình Dương (7,9%), Sơn La (7,8%). Việc doanh nghiệp phải bỏ chi phí cao hơn so với các tỉnh khác trong đào tạo LĐ sẽ ảnh hưởng đến khả năng thu hút doanh nghiệp tại các tỉnh này. Ngược lại, các tỉnh như Bến Tre (2,9%), Vĩnh Long (3,1%), Bắc Kạn (3,4%), Thái Nguyên (3,9%) hay Cà Mau (3,9%) sẽ có nhiều lợi thế trong việc thu hút doanh nghiệp đầu tư từ việc các doanh nghiệp phải bỏ ra ít chi phí hơn để đào tạo LĐ.
Đà Nẵng, Long An, Đồng Tháp được doanh nghiệp đánh giá tốt
Nếu so sánh kết quả đánh giá của doanh nghiệp về chất lượng giáo dục nghề nghiệp giữa các tỉnh năm 2017 thì Đà Nẵng là địa phương có tỷ lệ doanh nghiệp đánh giá tốt cao nhất, đạt 55,2%, tiếp đến là Long An (51,6%) và Đồng Tháp (51,2%). Đây là 3 tỉnh có trên 50% doanh nghiệp đánh giá chất lượng giáo dục nghề nghiệp tại tỉnh đạt chất lượng tốt. Ở chiều ngược lại, Điện Biên (20,6%) và Yên Bái (24,7%) thấp nhất, đạt chưa đến 1/4 số lượng doanh nghiệp. Hai trung tâm kinh tế, cũng là trung tâm giáo dục lớn của VN là TP. HCM và Hà Nội đều có tỷ lệ doanh nghiệp đánh giá tốt về chất lượng giáo dục dạy nghề, lần lượt là 40,6% và 32,5%, xếp thứ 22 và 45 trên tổng số 63 tỉnh thành.
Theo thanhnien
FPT Edu nhận hai giải thương hiệu xuất sắc thế giới Hai giải thưởng đó là FPT Edu - hạng mục Thương hiệu tổ chức giáo dục xuất sắc và Đại học FPT - trường đại học xuất sắc. FPT Edu là đơn vị giáo dục đầu tiên tại Việt Nam được Tổ chức Thương hiệu châu Á - Thái Bình Dương (Asia Pacific Brands Foundation) trao cùng lúc hai giải thưởng thương hiệu...