Đại học danh tiếng không tạo nên người thành công
Khi được nhận vào công ty với mức lương khủng, David đã bắt đầu manh nha tư tưởng nghỉ hưu sớm.
Bài viết này của tác giả Hanbo, một kỹ sư Trung Quốc tại Thung lũng Silicon, Mỹ. Blog của ông có hàng triệu người theo dõi liên quan tới các vấn đề dạy con.
Thứ năm tuần trước, điện thoại tôi đổ chuông liên hồi. Bạn bè gọi cho tôi với chung một câu hỏi “Bạn vẫn ổn chứ?”. “Ồ, cảm ơn, tôi vẫn ăn tốt, ngủ tốt” – tôi trả lời trong sự nghi hoặc. Khi đọc tin trên báo mới phát hiện ra công ty tôi đang làm vừa có quyết định sa thải hàng ngàn lao động trên khắp thế giới. Danh sách này không có tôi.
Thế rồi đồng nghiệp của tôi bị cho nghỉ việc chia làm 2 thái cực: Một bên cảm thấy khá ổn khi công ty đền bù một số tiền rất lớn. Bên còn lại cảm thấy lo lắng với câu hỏi: “Sẽ kiếm được việc gì khác sau khi thất nghiệp?”
Nhìn thấy hai trạng thái khác nhau của đồng nghiệp bị sa thải, tôi rất tò mò và tìm hiểu tại phòng nhân sự. Cuối cùng sự thật là những người đang “hạnh phúc vì được sa thải” đều có năng lực khá tốt, tinh thần làm việc nghiêm túc, chỉ vì công ty gặp khó khăn nên đành phải cắt bỏ phòng ban nơi họ đang làm việc.
Còn những người tỏ ra lo lắng khi bị sa thải thì thái độ làm việc từ lâu đã uể oải, hiệu suất làm việc thấp. Một số người trong số này làm việc như thể tồn tại để chờ đến ngày về hưu. Với họ nếu cắt mất công việc hiện tại thì rất khó có thể kiếm được một công việc mới.
Câu chuyện trên làm tôi nhớ đến một trường hợp bị sa thải tại công ty cũ.
Khi tôi làm việc được vài tháng, ông chủ dẫn tới một nhân viên mới rồi giới thiệu. “David sẽ làm việc với các bạn. Anh ta đã tốt nghiệp đại học ngành khoa học máy tính USC (Đại học Nam California)”. Trong công ty tôi các sếp cộm cán đều tốt nghiệp trường này. Vì thế khi giới thiệu David, sếp rất vui và cho rằng, anh có thể trở thành một nhân viên giỏi trong tương lai. Có thể thấy điểm xuất phát của David rất cao và ông chủ cũng đánh giá năng lực anh ta rất tốt.
Đúng như những gì ông chủ hy vọng, David rất thông minh, giải quyết công việc rất lẹ làng và dứt khoát. “Đấy, tôi có bao giờ nhận xét sai người đâu”, ông chủ tôi tự hào nói với nhân viên khi họp phòng.
Thế nhưng sau hai tháng làm việc, tôi thấy David dần thay đổi. Thay vì có mặt tại công ty lúc 9 giờ để làm việc, có hôm tới 10 -11 giờ anh ta mới xuất hiện. Giải thích cho việc đến muộn, anh lý do rằng “Tôi làm việc tại nhà thời gian đó”. Bởi ngồi cạnh nên khi sếp tìm David đều hỏi tôi “Chàng thanh niên tốt nghiệp USC đâu rồi?”, những lúc như vậy tôi chỉ biết lắc đầu.
David bị sa thải bởi tư tưởng nghỉ hưu từ tuổi 30. Ảnh: journal.
Kết quả công việc của David ngày càng thụt lùi, tỷ lệ thuận với sự siêng năng của anh ta. Trước đây khi mới vào công ty, anh hoàn thành công việc rất nhanh. Nhưng sau đó mỗi khi giao việc, rất lâu sau không thấy David phản hồi. Đến khi hỏi lại thì anh chàng này chống chế rằng: “Nhiệm vụ sếp giao rất khó. Tôi cần thêm thời gian để giải quyết”.
Cuối năm, sếp gọi David vào phòng riêng với quyết định sa thải. Nhận được tin, David vô cùng tức giận. Anh ta lập tức gửi thư khiếu nại lên cấp tổng công ty, phòng nhân sự, thậm chí cả Bộ tư pháp Mỹ. Trong lá đơn của mình anh ta nói rằng mình bị đối xử thiếu công bằng, phân biệt chủng tộc… nhưng không ai phản hồi lại. Không làm gì được, David đã vác một khẩu súng đến tìm sếp cũ để đòi lại sự công bằng. Rất may cảnh sát có mặt kịp thời để khống chế anh ta.
Thực sự tôi cảm thấy tiếc nuối cho một người như David bởi anh có một điểm khởi đầu rất tốt. Tốt nghiệp một trường danh tiếng, năng lực tốt, vì thế anh ta mới vượt qua hàng trăm ứng cử viên để có một vị trí tại công ty phần mềm danh tiếng tại Mỹ.
Nhưng khi tìm được một công việc ưng ý với mức lương tốt, David manh nha tư tưởng “nghỉ hưu sớm”. Anh bắt đầu nghĩ đến sự hưởng thụ ở tuổi mới 30. Chỉ trong thời gian ngắn, David đã tự tay đào hố chôn sự nghiệp của mình. Trong ngành công nghiệp máy tính của chúng tôi, công nghệ thay đổi theo từng phút. Sự chậm trễ của David sẽ khiến anh ta luôn bị tụt lại phía sau.
Từ câu chuyện của David tôi đã nhận ra một bài học: Một điểm khởi đầu tốt chưa chắc chắn sẽ có một kết thúc tốt đẹp.
Còn nhớ khi tôi từ Thượng Hải chuyển đến Mỹ để thực tập, ông chủ gọi lại rồi nói: “Bạn có muốn làm việc tại trụ sở ở Mỹ không?”
Tôi vui mừng quá đỗi, trả lời ngay lập tức: “Đó là khao khát bấy lâu của tôi”.
Video đang HOT
Nhìn thấy thái độ của tôi, ông chủ mỉm cười: “Bạn phải nhớ rằng công ty tốt nhất cũng chỉ giống như một trường học, sớm hay muộn bạn cũng phải tốt nghiệp. Không ai để ý bạn học ở đâu mà quan trọng là bạn học được gì ở trường đó?”
Lời nói của ông chủ khiến tôi thức tỉnh. Thực tế dù tốt nghiệp Đại học Harvard thì danh tiếng trường cũng chỉ cho bạn nhiều sự lựa chọn hơn người khác mà thôi. Sự phát triển năng lực của bạn ở những tháng ngày sau này mới thực sự được các ông chủ để tâm tới.
Mỗi năm có hàng ngàn sinh viên tốt nghiệp tại các trường đại học danh tiếng nhưng chỉ có vài người nổi bật trong đó. Số còn lại không có gì khác biệt so với các sinh viên tốt nghiệp từ các trường bình thường. “Vì thế ngày mai mới là chìa khóa của thành công”, ông chủ nhấn mạnh sau khi kết thúc câu chuyện với tôi.
Trên thực tế, chăm sóc con cái cũng tương tự như vậy
Cha mẹ luôn mong muốn con em mình được học tại những ngôi trường tốt nhất bởi suy nghĩ: Chỉ có ngôi trường đó mới cho trẻ có điểm xuất phát cao hơn so với bạn bè đồng trang lứa.
Nhưng có thực sự vào được những trường danh tiếng, con bạn chắc chắn có được thành công sau này?
Nhiều trẻ nghĩ rằng khi chúng được học ở những ngôi trường top đầu có nghĩa là chúng đã quá giỏi và sinh ra tính tự phụ. “Không cần cố gắng gì thêm, chỉ học bình thường thôi đã hơn hẳn những học sinh trường làng nhàng rồi” là suy nghĩ chung của nhiều trẻ.
Ngược lại, một số trẻ ban đầu không vào được những trường danh tiếng nhưng chúng không ngừng nỗ lực học hỏi và kết quả đạt được là thành công hơn nhiều so với những học sinh tốt nghiệp ở những ngôi trường nổi tiếng.
Do đó, thật tốt nếu như con trẻ được học trong những ngôi trường nổi tiếng. Nhưng nếu không được thì cũng đừng nản lòng. Chỉ cần đừng từ bỏ nỗ lực, có rất nhiều cơ hội đang ở phía trước!
“Stay Hungry, stay foolish” được xem là câu nói bất hủ của Steve Jobs. Ảnh: Ereka.
Trong buổi lễ tốt nghiệp tại Trường Đại Học Stanford năm 2005, Steve Jobs – cựu chủ tịch Apple – thay vì chúc các tân cử nhân một sự nghiệp thành công, ông lại sử dụng câu nói: “Hãy luôn sống khao khát, hãy luôn sống dại khờ” (Stay Hungry, stay foolish) để kết thúc bài diễn văn của mình.
Tại sao Steve Jobs lại nói như vậy?
Chúng ta bắt đầu ngừng khát khao, ước mơ từ khi nào? Từ khi chúng ta biết “Đời không đánh thuế ước mơ, bởi vì ước mơ vốn không có giá trị gì cả”.
Vậy thì, người ta vẫn cứ khuyên nhau hãy cứ ước mơ để làm gì?
Vì còn ước mơ mới còn nỗ lực. Giống như khi bạn chăm một cái cây nhưng nó chẳng chịu lớn. Thế nhưng nếu bạn vẫn còn hy vọng, vẫn còn mơ ước một ngày cái cây đó vươn thân mình rộng lớn che bóng mát, thì bạn vẫn còn nỗ lực để chăm sóc cho nó. Nhưng nếu một ngày bạn không còn mơ đến việc nó sẽ cao hơn, lớn hơn thì tự nhiên bạn sẽ bỏ mặc chờ nó chết, và tất nhiên nó sẽ chết.
Cuộc đời con người cũng vậy, nếu mất tinh thần, bạn sẽ chết dần chết mòn với những sợ hãi và buồn chán…
Hải Hiền
Theo sina/VNE
Vụ bé trường Gateway tử vong: Thảm kịch sẽ còn nếu người lớn vô cảm
Tai nạn ít nhiều cũng xảy ra dù có cẩn thận bao nhiêu, nhưng độ chênh giữa nhận thức và văn hóa của các bộ phận trong học đường càng lớn thì nguy cơ càng cao. Vụ học sinh Lê Hoàng Long là trường hợp điển hình.
Lê Nguyên Phương - Chuyên gia tâm lý giáo dục
TS Lê Nguyên Phương có 15 năm tư vấn học đường cho lứa tuổi mầm non đến đại học. Ông lấy bằng tiến sĩ chuyên ngành Tâm lý Giáo dục tại Đại học Nam California (USC), Mỹ. TS Lê Nguyên Phương cũng là học giả Fulbright, người sáng lập tổ chức Liên hiệp Phát triển Tâm lý Học đường tại Việt Nam. Ông là tác giả của bộ sách Dạy con trong hoang mang, giành giải Sách hay 2018về hạng mục sách Giáo dục.
Thảm kịch học sinh Lê Hoàng Long chết trong xe đưa đón của trường Gateway đang gây ra sự đau đớn lẫn phẫn nộ của nhiều bậc phụ huynh Việt Nam vốn đã rất nhạy cảm với việc xuống cấp của dịch vụ giáo dục, cũng như thái độ vô cảm và thói quen phủ nhận trách nhiệm của giới có thẩm quyền trong ngành này.
Điều dư luận chú ý đặt câu hỏi ngay sau thảm kịch là nhà trường Gateway có một quy trình đón trả học sinh chu đáo, chặt chẽ và hợp lý hay không.
"HỘP ĐEN" SƯ PHẠM
Ở Mỹ, các trường đều có một quy trình đón trả học sinh đầy đủ, bao gồm: các quy định về giờ giấc; cách đếm số lượng học sinh để nắm được có bao nhiêu cần đón hoặc trả; bảo vệ vùng chung quanh xe khi trẻ lên xuống; các tuyến vào ra trong trường; danh sách người được đưa đón trẻ từ xe buýt. Thậm chí, yêu cầu học sinh duy trì giao tiếp qua ánh mắt với tài xế cũng được quy định cụ thể.
Các trường tại Việt Nam, đặc biệt là trường tư, có lẽ đều có những quy định này không nhiều thì ít. Việc tham khảo quy trình tiêu chuẩn của các trường trên thế giới là điều cần thiết vì kinh nghiệm lâu dài, phương pháp khoa học, và cách tư duy toàn diện của họ là điều mà đôi khi người Việt Nam chúng ta còn thiếu.
Tuy nhiên, việc có một quy trình đưa đón khoa học và toàn diện đến đâu cũng sẽ chỉ là vô nghĩa khi không có người đủ nhận thức và sự nghiêm túc để thực hiện.
Các quy trình hay quy định trong môi trường học đường không chỉ là sự thể hiện của triết lý giáo dục hay thực nghiệm khoa học về các điều kiện tối ưu trong không gian học tập cho học sinh. Đó còn là sự thể hiện của tập tục văn hóa và lối sống văn minh ở một xã hội mà nhà trường cũng là thành viên.
Việc có một quy trình đưa đón khoa học và toàn diện đến đâu cũng sẽ chỉ là vô nghĩa khi không có người đủ nhận thức và sự nghiêm túc để thực hiện.
Trong tiến trình hội nhập, việc học hỏi những quy trình trong học đường từ các quốc gia có trình độ tiên tiến hơn là điều cần thiết. Không ai đặt vấn đề bảo tồn văn hóa dân tộc trong các quy trình này vì hình thức, nội dung, cho đến chức năng của học đường của chúng ta đều du nhập từ phương Tây.
Rất tiếc, thay vì học hỏi cái hay của xứ người đã đi trước, phương pháp "đi tắt đón đầu" chỉ thường là sự sao chép hụt đầu hụt đuôi và kém thông hiểu ý nghĩa của từng quy định hay các bước trong quy trình.
Nếu may mắn chúng ta có bộ phận lãnh đạo của một hệ thống giáo dục thông hiểu vấn đề thì việc triển khai các quy định xuống đến cơ sở chắc chắn cũng sẽ gặp trở ngại bởi trình độ của bộ phận thừa hành.
Khi nào ngành sư phạm còn là nơi "chuột chạy cùng sào" từ các ngành có triển vọng kiếm tiền kiếm danh nhiều hơn thì chắc chắn điểm tuyển sinh không phải là niềm hãnh diện của người trong cuộc.
Giữa cái đầu vào và đầu ra là cái "hộp đen" 2 hay 4 năm sư phạm mà không ai biết chúng có gì ở trong.
Đã thế, ở nơi dạy trẻ càng nhỏ thì yêu cầu về bằng cấp càng thấp thì việc giáo dục gọi là khai tâm cho trẻ mới bước vào cửa ngõ học đường xem chừng phó mặc cho rủi may. Một phụ huynh đã chia sẻ với tôi là chị đã bàng hoàng khi khám phá cô dạy lớp mầm non của con mình không...biết chữ.
So với yêu cầu của nền giáo dục Phần Lan - nơi giáo viên và nhân viên vườn trẻ phải có bằng cử nhân và giáo viên mẫu giáo phải có bằng thạc sĩ - thì sự nghiệp giáo dục của con cái chúng ta ở Việt Nam vẫn còn rất gian nan.
Dĩ nhiên, bằng cấp không phải là tất cả. Thế nhưng, với chuẩn đầu vào như thế thì ngoại trừ một thiểu số, các trường chỉ có thể tuyển chọn những ứng viên mà trình độ ghi nhớ cũng còn giới hạn, chứ khoan nói đến các cấp độ tư duy cao hơn như phân tích, đánh giá hay sáng tạo.
Hơn nữa, giữa cái đầu vào và đầu ra là cái "hộp đen" 2 hay 4 năm sư phạm mà không ai biết chúng có gì ở trong. Tuy thành ngữ của dân IT có câu "garbage in, garbage out" (vào là rác thì ra cũng rác) nhưng tôi vẫn tin một môi trường đào tạo tiên tiến sẽ giúp sinh viên nâng trình độ của mình lên nhiều cấp trong các năm hít thở không khí giảng đường.
Thế nhưng, thực tế đầu ra của giáo viên Việt Nam vẫn là một câu hỏi lớn không lời đáp.
TAI HỌA KHÔNG CHỈ CỦA GIA ĐÌNH
Cho dù không tính đến quá trình đào tạo sư phạm thì tập quán và lối sống của những người chăm sóc con em chúng ta ở các ngôi trường vẫn là một yếu tố quan trọng không thể bỏ qua.
Đây là điều mà tôi muốn nói đến khi quy định học đường còn là sự thể hiện của tập tục văn hóa và lối sống văn minh của một xã hội.
Khi những quy trình được tiếp thu từ những quốc gia văn minh hơn, nhiều nhân viên và giáo viên trong học đường ở Việt Nam không chỉ không hiểu tầm quan trọng và ý nghĩa, mà còn xem chúng như những bó buộc vô ích áp đặt từ bộ phận quản lý nhà trường.
Một cô giáo chưa bao giờ biết cách cư xử trong mâm cơm gia đình nề nếp thì sẽ rất khó để hiểu và áp dụng được những quy trình trong một bữa ăn cho học sinh. Một thầy giáo ở quê chưa quen sử dụng những phương tiện công cộng tại thị thành thì việc phải áp dụng những quy trình của một thành thị phương Tây chắc chắc sẽ vô cùng xa lạ bỡ ngỡ.
Nhận thức của một nền giáo dục và người cung cấp sản phẩm giáo dục càng kém thì con em của chúng ta càng gặp nhiều tai họa.
Khi không hiểu và xem chúng như sự áp đặt thì thái độ "đại khái" làm cho có; khi có giám sát thì nghiêm túc, khi không thì cẩu thả; thậm chí làm bừa như một sự phản kháng cũng là điều dễ hiểu. Sự bừa bãi thể hiện như một sự vô cảm.
Đó là chưa kể đến cái gọi là "lương tâm chức nghiệp" đã bị "bấy chầy gió táp mưa sa" sau nhiều biến cố nhân tai khiến cho thầy cô trẻ không còn những mẫu mực làm nơi nương tựa.
Cũng cần nói rõ, việc để quên trẻ đến chết trên xe không phải chỉ xảy ra ở Việt Nam.
Tháng 5 vừa rồi, một học sinh 4 tuổi chết trên xe đưa đón đậu ngoài trời nóng bức suốt 5 tiếng tại Vạn Ninh (Hải Nam, Trung Quốc). Năm ngoái, một học sinh 3 tuổi cũng chết trong xe vào mùa hè nóng bỏng của thành phố Houston (bang Texas, Mỹ).
Tuy nhiên, con số thống kê về số trẻ em chết trên xe dù nhiều đến đâu sẽ hoàn toàn vô nghĩa đối với gia đình của các em. Vì mỗi đứa trẻ là một báu vật, một linh hồn của một gia đình.
Tai nạn thì dĩ nhiên ít nhiều cũng xảy ra dù có cẩn thận bao nhiêu. Nhưng độ chênh giữa nhận thức và văn hóa của các bộ phận trong học đường càng lớn thì nguy cơ tai nạn càng cao. Đặc biệt, trong vụ em Lê Hoàng Long là độ chênh giữa quy trình và nhận thức về quy trình đó.
Nhận thức của một nền giáo dục và người cung cấp sản phẩm giáo dục càng kém thì con em của chúng ta càng gặp nhiều tai họa. Một tai họa không chỉ của từng gia đình mà còn cho cả xã hội và đất nước.
Lê Nguyên Phương
Illustration: Phượng Nguyễn
Theo Zing
Nữ sinh Quảng Nam từ chối được tuyển thẳng vào 2 trường đại học để theo đuổi ước mơ Nữ sinh Doãn Thị Hằng, học sinh chuyên Sử - Địa- Trường THPT chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm (Tam Kỳ, Quảng Nam), mặc dù được 2 trường đại học danh tiếng tuyển thẳng nhưng em đều từ chối để theo đuổi ước mơ được trở thành nhà báo của mình. Phấn đấu học tập tốt vì thương cha mẹ Giữa trưa hè nắng nóng...