Đại học đang tự trói mình về chương trình, hình thức đào tạo
PGS. TS Vũ Hải Quân, Phó giám đốc ĐH Quốc gia TPHCM chia sẻ như vậy tại hội thảo “ Mô hình giáo dục 4.0 áp dụng, triển khai trong điều kiện tại Việt Nam” do ĐH Quốc gia TPHCM tổ chức sáng ngày 5/11.
ĐH đang tự trói mình về chương trình, hình thức đào tạo
PGS. TS Vũ Hải Quân đã nêu lên hàng loạt trăn trở mà các trường ĐH sẽ gặp thách thức trong bối cảnh cách mạng công nghệ 4.0. Ông Quân cho rằng cần phải mạnh mẽ đổi mới mô hình quản trị đại học hướng đến việc tự chủ, tự chịu trách nhiệm, tự chủ về chương trình đào tạo, hình thức đào tạo.
Theo PGS.TS Vũ Hải Quân, “mỗi năm nhiều nghìn SV bỏ học, bị buộc thôi học vì nhiều lý do khác nhau trong đó có việc chọn nhầm ngành nghề”
“Mỗi năm, trong hệ thống ĐHQG có nhiều nghìn SV bỏ học, bị buộc thôi học vì nhiều lý do khác nhau trong đó có việc chọn nhầm ngành nghề. Chúng ta đang tự trói tay mình vì những qui định để rồi bất lực nhìn các em bỏ học trong khi chúng ta hoàn toàn có thể nắm tay cùng các em bước tiếp. Phải chăng các trường ĐH cũng đang tự trói tay mình bởi những qui định về việc phát triển, mở mới các ngành, nhóm ngành đào tạo trước nhu cầu phát triển của đất nước, của doanh nghiệp để rồi thay vì đồng hành, doanh nghiệp quay lưng lại với chúng ta.
Chúng ta đang tự trói tay mình về định mức học phí bất hợp lý để rồi phải đẻ ra nhiều hệ đào tạo khác nhau như chất lượng cao, đại trà, chương trình tiên tiến, cử nhân tài năng v.v. Chúng ta tự trói tay mình trong khi một số trường ĐH bên ngoài mạnh dạn cởi trói, thu mức học phí tính đúng, tính đủ và khi có nguồn tài chính dồi dào, họ có thể làm nhiều việc hơn. Thậm chí một vài trong số đó trở thành hiện tượng, trở thành hình mẫu về giáo dục ĐH của Việt Nam”, Phó giám đốc ĐHQG TPHCM chia sẻ hàng loạt trăn trở.
PGS.TS Vũ Hải Quân cũng nhấn mạnh rằng cần phải phát triển chương trình giáo dục toàn diện xuyên suốt và thống nhất hướng đến nâng cao hiểu biết của SV về đất nước, con người Việt Nam, khuyến khích chuyển đổi chương trình đào tạo từ I-shape sang T-shape và rồi Combo-shape; khuyến khích SV học nhiều hơn một chuyên ngành; trang bị thêm kỹ năng hội nhập quốc tế; gắn chặt với doanh nghiệp thông qua các hoạt động trải nghiệm, thúc đẩy tinh thần học tập suốt đời và đề cao tinh thần đổi mới sáng tạo.
Đồng thời, các trường quyết liệt áp dụng các phương pháp, mô hình giảng dạy mới, lấy người học làm trung tâm. Bên cạnh đó, có chính sách khen thưởng cho GV có thành tích, kinh nghiệm giảng dạy tốt tương tự như đã làm rất tốt với các nhà khoa học hàng năm có các công trình công bố, có đề tài được chuyển giao công nghệ
Giáo dục truyền thống đang biến con người trở thành máy móc?
Video đang HOT
PGS.TS Vũ Hải Quân cũng đưa ra nhận định, xã hội chúng ta hôm nay, dưới tác động của nền kinh tế thị trường và của khoa học công nghệ, đang có xu hướng vật chất hoá, máy móc hoá. Máy móc vô hồn và thực hiện những công việc được liệt kê trước, lập trình trước. Cách duy nhất để con người cạnh tranh với máy móc là không tự biến mình thành máy móc. Hay nói cách khác, con người chúng ta phải học và phải có thể làm được những việc mà máy móc không làm được.
TS Nguyễn Thanh Phượng, Giám đốc quốc gia, ĐH Bang Arizona, Mỹ chia sẻ về Mô hình đại học mới của Mỹ và những gợi ý cho hệ thống đại học Việt Nam
“Vấn đề hiện nay là phải chăng cách giáo dục truyền thống đang biến con người trở thành máy móc? Tiêu chí tuyển sinh giống nhau, chương trình đào tạo chú trọng quá nhiều về nghề nghiệp, thiếu sự tương tác, gắn kết với cộng đồng, chưa chú trọng đến sự tự chủ của cá nhân người học. Phải chăng đó là vấn đề chưa sẵn sàng của SV trong bối cảnh của của toàn cầu hoá, của sự thay đổi quá nhanh về công nghệ”, ông Quân nhận định.
Cũng từ đó, ông Quân cho rằng sẽ có nhiều ngành nghề đang dần biến mất – những thợ sơn, thợ hàn, và sắp tới sẽ là những thợ may, thợ xây sẽ do robot thực hiện. Có những nghề mới xuất hiện: kỹ sư dữ liệu, shipper. “Chúng ta liệu có thể trang bị cho SV những kỹ năng nghề nghiệp mà bản thân nghề đó chưa tồn tại như cách mà chúng ta đang làm được không? Hay phải thay đổi ? Phải dạy cho SV khả năng thích nghi với nghề nghiệp mới, khả năng sáng tạo ra những nghề mới. Phải có một tâm thế mở: biến thách thức thành cơ hội, biến ý tưởng thành thực tiễn, luôn tìm tòi đổi mới, sáng tạo trong việc giải quyết vấn đề”, ông Quân đặt vấn đề.
Hội thảo bàn về”Mô hình giáo dục 4.0 áp dụng, triển khai trong điều kiện tại Việt Nam” có sự tham gia gần 100 đại biểu đến từ các trường ĐH
Cũng tại hội thảo, TS Nguyễn Thanh Phượng, Giám đốc quốc gia, ĐH Bang Arizona, Mỹ đã giới thiệu “Mô hình đại học mới của Mỹ và những gợi ý cho hệ thống đại học Việt Nam” với đặc trưng là doanh nghiệp tri thức. Theo bà Phượng, đây là mô hình mới được phát triển để thay thế cho mô hình giáo dục truyền thống đã không còn phù hợp do xã hội Mỹ đang diễn ra sự thay đổi nhanh chóng ở mọi lĩnh vực. Mô hình này cũng đáp ứng nhu cầu của người học góp phần hạn chế tình trạng sinh viên bỏ học.
Trong khi đó, GS.TS Nguyễn Lộc, phó hiệu trưởng Trường ĐH Nguyễn Tất Thành, cho rằng giáo dục đại học phải tăng cường sự trải nghiệm cho người học.
Lê Phương
Theo Dân trí
Một nửa số trường học thế giới thiếu trang thiết bị vệ sinh
Nhà vệ sinh không đạt chuẩn, thiếu nước sạch và bồn rửa tay khiến trẻ đối mặt với nhiều nguy cơ về sức khỏe, ảnh hưởng xấu đến việc học.
Cuối tháng 8, Reuters dẫn số liệu từ báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF) cho thấy gần một nửa trường học thế giới phải đối mặt với việc thiếu thốn cơ sở và trang thiết bị vệ sinh khi đến trường, tác động đến 900 triệu trẻ em.
"Bạn không thể có một môi trường học tập chất lượng nếu thiếu những thứ cơ bản", tiến sĩ Rick Johnston của WHO, nhà nghiên cứu lãnh đạo dự án về điều kiện vệ sinh ở trường học cho biết.
Theo ông, trẻ có thể không đến trường nữa vì không có nhà vệ sinh. Hoặc khi nhà vệ sinh không sạch, chúng sẽ không thể tập trung học hết khả năng của mình.
Trẻ rửa tay trước bữa trưa tại trường học ở Tunisia. Ảnh: UNICEF
Các nhà lãnh đạo thế giới đã ký cam kết toàn cầu nhằm cung cấp nước sạch và cơ sở vệ sinh cho tất cả trường học, đảm bảo mọi trẻ em được giáo dục toàn diện vào năm 2030 theo mục tiêu phát triển bền vững của Liên Hợp Quốc.
Thiếu nước sạch và thiết bị vệ sinh có thể gây ra nhiều loại bệnh tật, thậm chí dẫn đến tử vong. Tuy nhiên, hiện nhiều học sinh buộc phải đánh cược sức khỏe để tiếp tục đi học.
Báo cáo nêu rõ, gần 1/3 trường tiểu học và trung học cơ sở thiếu nguồn cung cấp nước uống an toàn và tin cậy, ảnh hưởng đến gần 570 triệu trẻ em. Gần 20% trường học không hề có nước uống an toàn.
Hơn 1/3 trường học thiếu nhà vệ sinh đạt tiêu chuẩn, ảnh hưởng đến hơn 620 triệu trẻ em. Gần 1/5 trường tiểu học và 1/8 trường trung học cơ sở được coi là không có hệ thống vệ sinh.
Gần một nửa trường học thiếu bồn rửa tay thích hợp, trong khi đây là điều kiện cần thiết giúp ngăn ngừa lây lan bệnh nhiễm trùng.
Châu Phi Hạ Sahara, Đông Á và Đông Nam Á sở hữu một số cơ sở vệ sinh tệ nhất thế giới.
Tim Wainwright, giám đốc điều hành tổ chức từ thiện WaterAid, cho biết rất sốc trước kết quả này. Hậu quả của nó rất rộng, liên quan đến việc tiếp cận giáo dục, sức khỏe và tình trạng dinh dưỡng của trẻ.
Nghiên cứu của WaterAid và UNICEF đầu năm nay cũng cho thấy hơn 1/3 nữ sinh ở Nam Á không đến trường trong kỳ kinh nguyệt do không có nhà vệ sinh.
Năm ngoái, Ngân hàng Thế giới (WB) đã cảnh báo các nước cần tăng mức chi tiêu gấp bốn lần, lên đến 150 tỷ USD một năm để cung cấp nước sạch và điều kiện vệ sinh thích hợp trên toàn cầu.
Tuy nhiên, các chuyên gia lạc quan rằng tình hình có thể được cải thiện nhanh chóng nếu các nhà lãnh đạo xem nước sạch và hệ thống vệ sinh là ưu tiên hàng đầu.
Thùy Linh
Theo VNE
Giáo dục kỹ năng sống: Sự chuyển mình mạnh mẽ về môi trường văn hoá học đường Giáo dục kỹ năng sống là một yêu cầu quan trọng, đảm bảo giáo dục toàn diện học sinh, sinh viên hội nhập quốc tế, trao cơ hội đảm bảo cơ hội thành công cao hơn. Sáng nay 12/10, tại Nghệ An, Bộ GD&ĐT tổ chức Hội thảo "Thực trạng và giải pháp giáo dục kỹ năng sống trong trường học". Hơn 100...