Đại học Đà Nẵng xét điểm thi THPT, mở rộng tuyển thẳng
ĐH Đà Nẵng vừa công bố thay đổi đề án tuyển sinh đại học chính quy năm 2020 với 4 phương thức xét tuyển với tổng số 15.000 chỉ tiêu.
Học sinh tìm hiểu thông tin tuyển sinh trong ngày hội tư vấn tuyển sinh – hướng nghiệp do báo Tuổi Trẻ tổ chức – Ảnh: TRẦN HUỲNH
Sáng nay 24-4, TS Trần Đình Khôi Quốc – trưởng ban đào tạo ĐH Đà Nẵng – cho biết đại học này đã họp với lãnh đạo các trường đại học thành viên, đơn vị trực thuộc quyết định thay đổi phương án tuyển sinh năm 2020 trước việc thay đổi về kỳ thi THPT từ Bộ Giáo dục và đào tạo.
“Sau khi phân tích bối cảnh và đặc thù của năm tuyển sinh 2020, ĐH Đà Nẵng và các đơn vị thành viên đã thống nhất lựa chọn 4 phương thức tuyển sinh áp dụng cho năm nay. Các trường, đơn vị thành viên của ĐH Đà Nẵng tùy vào đặc điểm đào tạo của trường, của ngành sẽ lựa chọn phương thức xét tuyển, tổ hợp xét tuyển phù hợp và điều chỉnh phân bố chỉ tiêu giữa các phương thức đã công bố” – ông Quốc cho hay.
Bốn phương thức tuyển sinh mới của ĐH Đà Nẵng gồm:
Video đang HOT
1. Xét tuyển thẳng: thực hiện xét tuyển thẳng theo quy chế tuyển sinh của Bộ Giáo dục và đào tạo và theo đề án tuyển sinh riêng của các trường, trong đó mở rộng đối tượng xét tuyển thẳng.
2. Xét tuyển dựa trên kết quả Kỳ thi đánh giá năng lực năm 2020 do ĐH Quốc gia TP.HCM phối hợp với ĐH Đà Nẵng tổ chức.
3. Xét tuyển dựa trên học bạ THPT: điểm môn học trong tổ hợp xét tuyển là trung bình cộng điểm môn học lớp 10, lớp 11 và học kỳ I lớp 12 (5 học kỳ).
4. Xét tuyển dựa trên kết quả kỳ thi THPT năm 2020: sử dụng kết quả thi THPT hoặc kết hợp giữa kết quả thi THPT với điểm học bạ THPT để xét tuyển.
Đối với các ngành Kiến trúc, Sư phạm âm nhạc, Giáo dục mầm non, Giáo dục thể chất, ĐH Đà Nẵng sẽ tổ chức thi các môn năng khiếu để lấy kết quả xét tuyển.
Năm nay, tổng chỉ tiêu tuyển sinh đại học của ĐH Đà Nẵng là hơn 15.000 sinh viên. Thông tin chi tiết về mỗi phương thức xét tuyển, chỉ tiêu từng ngành dự kiến sẽ được cập nhật và công bố trong tháng 5-2020.
TRẦN HUỲNH
Đại học Kiến trúc công bố phương án tuyển sinh 2020
Năm 2020, Đại học Kiến trúc tuyển 2.230 chỉ tiêu cho 19 ngành và chuyên ngành, trong đó 50 chỉ tiêu cử tuyển, bằng với năm ngoái.
Kiến trúc, Quy hoạch vùng và đô thị là nhóm ngành tuyển nhiều sinh viên nhất - 500. Xây dựng dân dụng và công nghiệp, Thiết kế nội thất và Điêu khắc lần lượt lấy 350 và 250 chỉ tiêu. 19 thí sinh có kết quả xét tuyển cao nhất của 19 ngành và chuyên ngành sẽ được Đại học Kiến trúc trao học bổng.
Trường tuyển sinh theo ba phương thức, gồm xét tuyển học bạ, dựa vào kết quả thi THPT quốc gia và thi năng khiếu.
Thí sinh đăng ký các nhóm ngành năng khiếu ngoài thi Toán, Vật lý hoặc Ngữ văn của kỳ thi THPT quốc gia 2020 phải thi thêm ba môn Vẽ mỹ thuật, Hình họa mỹ thuật và Bố cục trang trí màu.
Những nhóm ngành còn lại, Đại học Kiến trúc tuyển sinh dựa vào điểm thi THPT quốc gia và kết quả học tập 5 học kỳ đầu của bậc THPT.
Ngoài thi năng khiếu, Đại học Kiến trúc chấp nhận các tổ hợp xét tuyển gồm: A00 (Toán, Vật lý, Hóa học), A01 (Toán, Vật lý, tiếng Anh), D07 (Toán, Hóa học, tiếng Anh), D01 (Toán, Ngữ văn, tiếng Anh).
Thí sinh dự thi THPT quốc gia năm 2019 ở Hà Nội. Ảnh: Dương Tâm
Năm ngoái, Thiết kế đồ họa lấy điểm chuẩn cao nhất (20,5), sau đó là Thiết kế thời trang 19,25. Với nhóm có môn Vẽ mỹ thuật nhân hệ số 2, điểm chuẩn dao động 20-26,5.
Thanh Hằng
Học kiến trúc, thiết kế không nhất thiết có kỹ năng vẽ? Khác với cách tuyển sinh truyền thống yêu cầu thí sinh phải dự thi đầu vào môn vẽ, một số trường đào tạo các ngành kiến trúc, thiết kế và mỹ thuật cho rằng đam mê, sự tò mò mới là yếu tố quan trọng nhất. Các chuyên gia trao đổi về vai trò của kỹ thuật và mỹ thuật trong cuộc sống...