Đại học Đà Nẵng mở thêm ngành mới đón đầu chuyển đổi số
Năm 2021, Đại học Đà Nẵng sẽ mở thêm các ngành theo hình thức chuyển đổi số. Đây là những ngành được kết hợp giữa ngành truyền thống với công nghệ thông tin, nhằm thích ứng với thời đại số.
Thủ khoa các trường thành viên Đại học Đà Nẵng được vinh danh tại buổi lễ. (Ảnh minh họa: TTXVN)
Bên cạnh những ngành truyền thống, trong kỳ tuyển sinh năm 2021, Đại học Đà Nẵng mở thêm các ngành nghề mới theo hướng chuyển đổi số. Những ngành nghề này sẽ là cơ sở đào tạo nguồn nhân lực quan trọng, đón đầu giai đoạn chuyển đổi số của cả nước và bắt kịp thời đại.
Mở thêm các ngành chuyển đổi số
Ông Lê Quang Sơn, Phó Giám đốc Đại học Đà Nẵng cho hay, năm 2021, Đại học Đà Nẵng sẽ mở thêm các ngành theo hình thức chuyển đổi số. Đây là những ngành được kết hợp giữa ngành truyền thống với công nghệ thông tin, nhằm thích ứng với thời đại số.
Các ngành mới gồm: Công nghệ kỹ thuật kiến trúc; Quản trị kinh doanh (chuyên ngành Quản trị e-logistics); Quản trị kinh doanh (chuyên ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành số); Công nghệ thông tin (chuyên ngành Khoa học dữ liệu và Trí tuệ nhân tạo); Công nghệ thông tin (chuyên ngành Thiết kế Mỹ thuật số).
Theo ông Lê Quang Sơn, đây là bước đón đầu chuẩn bị đội ngũ nhân sự cho thời kỳ chuyển đổi số và hội nhập vào thế giới số. Những ngành này ở Việt Nam là mới, nhưng ở nhiều nước trên thế giới đã có từ cách đây khoảng 5 năm.
Học sinh sau khi đào tạo các ngành này sẽ có thể dễ dàng tìm công việc tốt, phù hợp với chuyên ngành. Đại học Đà Nẵng xác định những ngành nghề chuyển đổi số là ngành nghề đào tạo then chốt, đón đầu thời đại.
Video đang HOT
Điểm mới trong tuyển sinh
Ông Lê Quang Sơn cho hay, Đại học Đà Nẵng sẽ giữ ổn định phương thức tuyển sinh, có một số điều chỉnh mang tính kỹ thuật theo định hướng của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Công tác tuyển sinh năm 2021 của Đại học Đà Nẵng có những điểm mới. Về đăng ký xét tuyển đối với phương thức xét tuyển theo học bạ và theo kết quả thi Đánh giá năng lực, thí sinh đăng ký hoàn toàn trực tuyến. Thời gian đăng ký dự kiến từ 15/4.
Một số trường thành viên mở rộng đối tượng xét tuyển theo phương thức tuyển thẳng, cụ thể như sau: Trường Đại học Bách khoa sẽ xét tuyển thêm 2 nhóm: Thí sinh đạt giải Nhất, Nhì, Ba tại kỳ thi khoa học kỹ thuật cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Thí sinh có chứng chỉ quốc tế tại kỳ thi SAT: từ 550 (điểm mỗi phần); ACT: từ 24 (thang điểm 36).
Trường Đại học Ngoại ngữ: bổ sung xét tuyển các thí sinh có chứng chỉ Vstep đối với ngành sư phạm tiếng Anh, Ngôn ngữ Anh và các ngành còn lại trong tổ hợp xét tuyển có môn Tiếng Anh (Chấp nhận Chứng chỉ Năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam do Đại học Ngoại ngữ-Đại học Đà Nẵng tổ chức). Viện Nghiên cứu và Đào tạo Việt-Anh sẽ xét đối với thí sinh đạt giải Nhất, Nhì, Ba trong các cuộc thi Khoa học Kỹ thuật khối Trung học phổ thông cấp tỉnh.
Về ngành đào tạo, Đại học Đà Nẵng tiếp tục tuyển sinh và đào tạo các ngành đặc thù thuộc lĩnh vực Công nghệ thông tin và Du lịch tại các trường Đại học Bách khoa, Đại học kinh tế, Đại học Sư Phạm, Đại học Công nghệ thông tin và truyền thông Việt Hàn. Sinh viên tham gia các chương trình đặc thù sẽ được đào tạo thực tế một phần thời gian tại doanh nghiệp.
Phương thức xét tuyển
Về phương thức xét tuyển 2021, các trường thành viên của Đại học Đà Nẵng có 4 phương thức tuyển sinh gồm: xét điểm thi Trung học phổ thông, Học bạ (điểm trung bình lớp 10, lớp 11 và học kỳ I lớp 12), sử dụng kết quả thi Đánh giá năng lực (từ năm 2020) do Đại học quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức và tuyển sinh riêng.
Phân bố chỉ tiêu cho từng phương thức tùy thuộc vào đặc điểm từng ngành, từng trường. Ngoài các phương thức nói trên, các trường tuyển thẳng, xét tuyển thẳng theo quy chế của Bộ.
Ngoài ra, Đại học Đà Nẵng tổ chức thi một số môn năng khiếu để xét tuyển vào một số ngành: ngành Kiến trúc (DDK), công nghệ kỹ thuật kiến trúc (DSK), Sư phạm âm nhạc (DDS), Giáo dục mầm non (DDS), Giáo dục thể chất (DDS). Tổng chỉ tiêu tuyển sinh năm 2021 của Đại học Đà Nẵng dự kiến là hơn 14.000 chỉ tiêu cho 136 ngành Đại học hệ chính quy.
Đại học Đà Nẵng là một trong 3 đại học vùng trong cả nước, hiện có 9 cơ sở đào tạo thành viên có tuyển sinh đào tạo trình độ đại học gồm: Đại học Bách khoa (DDK), Đại học Kinh tế (DDQ), Đại học Sư phạm (DDS), Đại học Ngoại ngữ (DDS), Đại học Sư phạm Kỹ thuật (DSK), Đại học Công nghệ thông tin và truyền thông Việt Hàn (VKU), Viện Nghiên cứu đào tạo Việt – Anh (DDV), Khoa Y Dược (DDY) và phân hiệu tại Kon Tum (DDP)./.
Công nghệ thông tin tiếp tục là ngành học cạnh tranh "gay gắt" nhất
Trong thời chuyển đổi số, lĩnh vực Công nghệ thông tin đòi hỏi nhu cầu nhân lực rất cao, vì vạy, sự cạnh tranh để vào ngành này ngày càng "gay gắt".
PGS.TS Tạ Hải Tùng, Viện trưởng Viện Công nghệ thông tin và Truyền thông (SoICT), trường ĐH Bách khoa Hà Nội đã nhấn mạnh như vậy khi trao đổi với phóng viên Dân trí.
Tuyển sinh năm 2020, với phương thức xét tuyển dựa hoàn toàn vào điểm thi tốt nghiệp THPT, ngành Khoa học máy tính (IT1) trường ĐH Bách khoa Hà Nội có điểm chuẩn cao nhất, lên tới 29,04, tăng 1,62 điểm so với năm 2019.
Xếp sau đó là điểm chuẩn ngành Kỹ thuật máy tính, Khoa học dữ liệu và trí tuệ nhân tạo với điểm chuẩn lần lượt là 28,65. Điểm chuẩn thấp nhất vào Trường Đại học Bách khoa Hà nội là 19 điểm. Với mức điểm trên, cho thấy sự cạnh tranh lớn để có một suất vào trường ĐH Bách khoa Hà Nội luôn "căng thẳng".
PGS.TS. Tạ Hải Tùng, Viện trưởng SoICT nói về chương trình đào tạo chất lượng cao An toàn Không gian số
PGS.TS Tạ Hải Tùng, Viện trưởng Viện Công nghệ thông tin và Truyền thông (SoICT), trường ĐH Bách khoa Hà Nội cho biết, từ nhiều năm nay trường ĐH Bách khoa Hà Nội (ĐHBK) luôn giữ vững định hướng đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, không chỉ đáp ứng mà còn đón đầu xu hướng phát triển KHCN và KTXH của đất nước.
Lĩnh vực Công nghệ thông tin (CNTT) cũng không nằm ngoài định hướng đó, và với truyền thống đào tạo chất lượng cao, cùng với nhu cầu nhân lực phục vụ sự phát triển bùng nổ của lĩnh vực CNTT trong thời chuyển đổi số không phải chỉ ở Việt Nam mà còn ở các nước trong khu vực thì có thể nói CNTT ĐHBK luôn là cái tên hot nhất trong các mùa tuyển sinh gần đây.
Theo ông Tùng, năm nay Viẹn Công nghệ thông tin và truyền thông (CNTT&TT) mở thêm chương trình đào tạo chất lượng cao An toàn Không gian số (Cyber Security) với định hướng tuyển các bạn có năng khiếu trong khoa học tự nhiên và đam mê công nghẹ để trở thành các chuyên gia an ninh mạng hàng đầu, dẫn dắt sự phát của lĩnh vực này tại Việt Nam trong những năm tới đây. Chương trình có sự hợp tác chạt chẽ với các tạp đoàn công nghệ trong và ngoài nước, như IBM, BKAV... để tạo môi trường học tạp "thực chiến" cho sinh viên.
Chia sẻ về nhu cầu nguồn nhân lực CNTT, ông Tùng cho hay lĩnh vực CNTT đòi hỏi nhu cầu nhân lực rất cao, vì vạy, sự cạnh tranh để vào các cơ sở đào tạo uy tín như ĐHBK HN là rất "gay gắt".
Tuy nhiên, Công nghiẹp 4.0 không chỉ đòi hỏi mỗi nguồn nhân lực CNTT, do đó, cơ hội vẫn sẽ rất nhiều nếu các thí sinh chọn các ngành phù hợp hơn với sức học, nhưng lại có nhu cầu về nhân lực không hề thua kém, như: Điẹn-Điẹn tử, Tự động hóa, Cơ điẹn tử, Kỹ thuật Ô-tô... và ngay cả các ngành tưởng chừng rất kinh điển nhưng nhu cầu vẫn rất nhiều như: Cơ khí, Vạt liẹu, Nhiẹt lạnh, Môi trường, Kỹ thuật Hóa học, CN Sinh học - Thực phẩm...
"Trong công nghiẹp hóa và hiẹn đại hóa, có thể nói trong lĩnh vực kỹ thuật - công nghẹ không phải vấn đề ngành hot hay không, mà vấn đề chính là ta có đủ kỹ năng nghề nghiẹp, đủ trình độ chuyên môn, hay nói nôm na là có đủ "giỏi" trong ngành nghề của mình hay không. Đây mới là vấn đề quan trọng" - ông Tùng nhấn mạnh.
Kiến thức đào tạo ngành Khoa học máy tính:
Kiến thức khoa học cơ bản và các kiến thức cốt lõi về ngành Khoa học Máy tính bao gồm: hệ thống máy tính; cấu trúc dữ liệu và giải thuật; kỹ thuật lập trình; cơ sở dữ liệu; phân tích thiết kế và phát triển phần mềm; trí tuệ nhân tạo và khai phá dữ liệu, quản lý dự án...
Tùy theo định hướng lựa chọn, người học được trang bị thêm các kiến thức chuyên sâu:
- Định hướng công nghệ phần mềm: các phương pháp, quy trình, kỹ thuật và công cụ trong việc phát triển phần mềm, quản lý các dự án phần mềm.
- Định hướng hệ thống thông tin: các phương pháp, kỹ thuật và công nghệ để thu thập, lưu trữ, xử lý thông tin và phát hiện tri thức nhằm thiết kế, phát triển, vận hành, bảo trì và đánh giá các hệ thống thông tin.
VioEdu giới thiệu giải pháp giáo dục thông minh VioEdu giới thiệu giải pháp giáo dục thông minh, ứng dụng AI, Big Data vào đổi mới hoạt động quản lý, dạy, học tại 'Ngày hội công nghệ thông tin'. VioEdu tham gia 'Ngày hội công nghệ thông tin lần thứ V' tại quận Ba Đình, Thanh Xuân, Hoàn Kiếm (Hà Nội) với vai trò là nền tảng công nghệ tiêu biểu, có...