Đại học Công nghiệp Hà Nội tiên phong Xây dựng mô hình Đại học Điện tử, quản trị Đại học 4.0
Đại học Công nghiệp Hà Nội là một trong những trường đại học kỹ thuật hàng đầu về đào tạo ứng dụng, đi tiên phong trong xây dựng, hoàn thiện mô hình đại học điện tử, hướng tới quản trị đại học 4.0 và đạt chuẩn quốc tế.
Xuyên suốt lịch sử 120 năm xây dựng và phát triển tinh thần tiên phong, sáng tạo luôn được giữ vững và không ngừng vươn lên tầm cao mới.
Mỗi năm cung cấp hơn 10.000 kỹ sư, cử nhân, kỹ thuật viên
Là cái nôi đào tạo cán bộ kỹ thuật, cán bộ kinh tế hàng đầu đất nước, Đại học Công nghiệp Hà Nội đã trải qua 120 năm hoạt động và vinh dự 4 lần đón Bác Hồ về thăm. Tại Lễ kỷ niệm 120 năm ngày thành lập trường, NGND.PGS.TS Trần Đức Quý cho biết “Trong 120 năm, nhà trường đã cung cấp hàng vạn cán bộ kỹ thuật, kỹ sư, cử nhân cho đất nước. Nhiều cựu sinh viên của trường đã trở thành lãnh đạo cao cấp của Đảng, Nhà nước đã đi vào lịch sử làm rạng danh quốc gia, dân tộc…”.
Phó Thủ tướng Chính phủ – Vũ Đức Đam chụp ảnh lưu niệm cùng Lãnh đạo Nhà trường.
Không ngừng vận động, trưởng thành, đi lên cùng đất nước, Đại học Công nghiệp Hà Nội hiện có 3 cơ sở đào tạo với tổng diện tích 50ha, gần 1.500 cán bộ, giảng viên. Trong đó, có trên 250 giảng viên trình độ Giáo sư, Phó giáo sư, Tiến sĩ; với quy mô trên 30.000 học viên, sinh viên, đào tạo nhiều cấp trình độ gồm 4 ngành tiến sĩ, 11 ngành thạc sĩ, 34 ngành đại học, 14 ngành cao đẳng, đào tạo liên thông, đào tạo vừa làm vừa học, đào tạo các chương trình ngắn hạn, chương trình hợp tác quốc tế,…
Mỗi năm, trường cung cấp cho thị trường lao động, đặc biệt là các doanh nghiệp công nghiệp, doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài hơn 10.000 kỹ sư, cử nhân, kỹ thuật viên thế hệ mới có kiến thức, kỹ năng và tay nghề cao, đáp ứng được yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế.
Từng bước đưa CMCN 4.0 vào công tác đào tạo
120 năm đã tạo nên truyền thống tốt đẹp, một mạch nguồn sáng tạo, một bản sắc riêng của Đại học Công nghiệp Hà Nội và một hành trang đầy đủ, một bản lĩnh kiên cường, một bệ phóng vững chắc để nhà trường tiến vào tương lai. Thực tế đã chứng minh, Đại học Công nghiệp Hà Nội hiện nay đã nối dài mạch nguồn sáng tạo của thế hệ đi trước bằng những bước đi tiên phong trong đổi mới đào tạo đại học.
NGND. PGS.TS Trần Đức Quý khẳng định: “Đại học Công nghiệp Hà Nội đã có nhiều nỗ lực đổi mới mô hình đào tạo, có giải pháp thiết thực gỡ nút thắt trong phát triển công nghệ và chất lượng nguồn nhân lực. Nhà trường đã nghiên cứu và thực hiện một số bước để đưa cuộc CMCN 4.0 vào công tác đào tạo. Tất cả các chương trình đào tạo của trường đều thiết kế theo tiếp cận CDIO với định hướng ứng dụng và hội nhập quốc tế, cập nhật công nghệ mới theo xu thế của cuộc CMCN 4.0.
Điều này được minh chứng rõ nét trong việc đổi mới phương pháp dạy học và xây dựng mô hình đại học điện tử của nhà trường. Trong nhiều năm trở lại đây, HaUi đã thay đổi phương pháp dạy – học theo hướng kết hợp phương pháp truyền thống và dạy học trực tuyến; áp dụng tiếp cận CDIO trong phát triển các chương trình đào tạo; ứng dụng mạnh mẽ ICT vào giảng dạy và các quá trình quản lý đào tạo theo mô hình đại học điện tử; giảng viên lên lớp ngoài giảng dạy lý thuyết và thực hành tại xưởng, phòng thí nghiệm, còn đưa ra các bài học tình huống để sinh viên làm việc theo nhóm nhằm giải quyết tận gốc vấn đề;…
NGND.PGS.TS Trần Đức Quý – Hiệu trưởng chụp ảnh lưu niệm cùng các thành viên Trung tâm Đảm bảo Chất lượng.
Video đang HOT
Không ngại khó, ngại khổ, ngại đổi mới, sáng tạo sẵn sàng đón đầu xu thế giáo dục đại học hiện đại đã mang đến cho Đại học Công nghiệp Hà Nội những trái ngọt. Hiện nay, trường đã đạt kiểm định chất lượng trên cả 2 cấp: cấp trường và cấp chương trình do tổ chức kiểm định uy tín trong nước công nhận. Đặc biệt, ngày 14/5/2019, trường đã vinh dự nhận giải Nhì (không có giải Nhất) giải thưởng Sáng tạo Khoa học Công nghệ Việt Nam (VIFOTEC) năm 2018 trong lĩnh vực Công nghệ Thông tin, Điện tử, Viễn thông với công trình “Thiết lập hệ thống đại học điện tử theo mô hình quản trị qui trình nghiệp vụ (Business Process Management) và xu hướng công nghệ SMAC (Social – Mobil – Analytics – Cloud)”. Công trình do chính NGND. PGS.TS. Trần Đức Quý chủ trì, được xây dựng và phát triển từ năm 2010 trên cơ sở thực tiễn hoạt động của nhà trường.
Được biết, hệ thống đại học điện tử áp dụng phương thức quản trị hiện đại gồm trên 500 quy trình với các giải pháp thông minh như thiết lập các hệ hỗ trợ ra quyết định nhằm giải quyết các bài toán khó trong đào tạo, xử lý yêu cầu của sinh viên; ứng dụng trí tuệ nhân tạo và xử lý dữ liệu lớn. Sau 8 năm kiên trì, hệ thống đại học điện tử Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội đã đạt được những kết quả ấn tượng: Hệ thống gồm 15 phân hệ, 250 nhóm và hơn 3.000 chức năng khác nhau; 02 ứng dụng hỗ trợ và 02 hệ hỗ trợ ra quyết định DSS; 05 ứng dụng chạy trên di động; 01 cổng trao đổi thông tin nội bộ theo mô hình mạng xã hội; 03 ứng dụng triển khai trên Cloud theo mô hình dịch vụ phần mềm SaaS.
Không chỉ được ứng dụng trong nhà trường, hệ thống đại học điện tử “made by” Đại học Công nghiệp Hà Nội đã được đánh giá cao, nhân rộng ra các đơn vị bạn. Hiện hệ thống đã được chuyển giao cho các đối tác bên ngoài như Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, Đại học Điện lực, Đại học Hải Phòng, Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vinh, IIG Việt Nam…
Những thành quả đã đạt được thêm một lần nữa tô đậm dấu ấn Đại học Công nghiệp Hà Nội trên bản đồ phát triển giáo dục Đại học Việt Nam. Song chưa dưng lại ở đó, nhà trường vẫn sẽ tiếp tục chinh phục những mục tiêu mới mà trước mắt là hoàn thiện, tối ưu hóa hệ thống đại học điện tử vào năm 2020, hướng tới quản trị đại học 4.0; trở thành Trung tâm đào tạo ứng dụng và nghiên cứu khoa học công nghệ hàng đầu Việt Nam và đạt chuẩn quốc tế.
Theo giadinh
Cô giáo dạy Sử thấm nhuần lời dạy của Bác
Lời Bác dạy chính là động lực mạnh mẽ đã giúp cô Phan Thị Tuyết vượt mọi gian khổ, khó khắn để dạy bộ môn Lịch sử bằng cả tấm lòng yêu nghề mến trẻ.
Bác Hồ dạy rằng: " Dân ta phải biết sử ta/ Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam".
Thật vậy, lời dạy đó được cô Phan Thị Tuyết - giáo viên Lịch sử (Trường trung học phổ thông Chuyên Nguyễn Thị Minh Khai, Sóc Trăng) cho biết đã thấm nhuần từ khi còn đi học phổ thông.
Một tình yêu kỳ lạ với các bộ môn khoa học xã hội nói chung, môn Lịch sử nói riêng đã thôi thúc cô tìm hiểu, học hỏi và tư duy một cách khoa học về bộ môn này.
Cô tìm tòi sách về các thời kỳ lịch sử, các nhân vật lịch sử để bổ sung kiến thức. Vì theo cô nói, miền quê thời ấy thiếu thốn trăm bề nhưng lòng yêu môn Sử không bao giờ thiếu.
Trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia năm học 2000- 2001, cô xuất sắc đoạt giải Ba môn Lịch sử và được tuyển thẳng vào học ngành Lịch sử, khoa Sư phạm, Trường đại học sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh.
Những kiến thức lịch sử bài bản, hệ thống đã được cô tiếp thu bằng tất cả tấm lòng say mê hiếm có. Đặc biệt, những câu chuyện về cuộc đời hoạt động cách mạng của Bác Hồ đã khiến cô xúc động, cảm phục ý chí và nghị lực của Người.
Cô Phan Thị Tuyết - giáo viên Lịch sử (Ảnh: tác giả cung cấp).
Tốt nghiệp đại học, cô được phân công về công tác tại Trường Chuyên Nguyễn Thị Minh Khai (Sóc Trăng).
Đặc điểm của học sinh trường chuyên là thiên hướng về khoa học tự nhiên; các em chú trọng vào các bộ môn như Toán, Lý, Hóa, Sinh để học, phục vụ cho kỳ thi vào đại học, cho tương lai sau này.
Dưới con mắt của các em (kể cả không ít các bậc phụ huynh), môn Lịch sử chỉ là... môn phụ. Từ đó, động lực học bộ môn của các em chưa cao. Thường thì các em học cho có chứ chưa thực sự đam mê...
Mặt mạnh của các em là sự nhanh nhạy, thông minh, năng động và sáng tạo trong học tập, rèn luyện.
"Phải nắm ngay điểm mạnh này để phát huy năng lực các em", cô thầm nghĩ như vậy trước khi bắt tay vào việc chinh phục các em bằng những việc làm thuyết phục...
Cô đã trăn trở, băn khoăn rất nhiều để làm sao góp phần đào tạo những học trò "vừa hồng vừa chuyên".
Học theo nghị lực, ý chí của Bác là phải biết vượt qua mọi thử thách, gian khổ "Gian nan rèn luyện mới thành công".
Cô bỏ công tìm hiểu tâm lý, ước mơ, khát vọng của các em, những sở thích của tuổi trẻ hiện đại; không ngừng sáng tạo, đổi mới phương pháp để mỗi giờ học Sử là một giờ vui, sinh động, gây ấn tượng với các em.
Bên cạnh đó, bằng tình thương thực sự của mình cô treo thưởng cho các em (bằng tiền túi của mình và được ông xã ủng hộ hết mình) khi đạt kết quả cao trong các kỳ thi cấp tỉnh, cấp quốc gia.
Cô tâm niệm rằng, kéo học sinh theo học môn Sử là trách nhiệm, là thử thách và cũng là niềm vui của người dạy học.
Nhờ công nghệ hỗ trợ, cô đã sử dụng máy chiếu, hình ảnh đúng lúc, đúng nơi, đúng liều lượng nên giờ học Lịch sử luôn tràn đầy tiếng cười, tiếng tranh luận, phản biện của các em.
Đó là những hình ảnh sinh động về nạn đói 1945; về chiến thắng Điện Biên Phủ; những hình ảnh về miền Bắc vừa xây dựng vừa chiến đấu chống "chiến tranh phá hoại" của đế quốc Mỹ; là những đoàn quân ra chiến trường " Đường ra trận mùa này đẹp lắm/ Trường Sơn Đông nhớ Trường Sơn Tây"...
Đó còn là những câu chuyện lịch sử, những câu đố vui lịch sử và hào hứng nhất là giải ô chữ lịch sử ở từng bài trong phần củng cố kiến thức.
Với nhiệt huyết của người say mê, đầy tinh thần trách nhiệm, cô Tuyết đã tạo được không khí học tập bộ môn Lịch sử một cách sôi nổi, hào hứng, tự giác.
Mỗi giờ Sử là thêm một hiểu biết, thêm một niềm vui, mở rộng tầm nhìn cho các em về bề dày lịch sử đất nước.
Từ đó, các em tự hào về những trang sử hào hùng của dân tộc Việt Nam, vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế " Ta đã đứng nên người độc lập/ Cao bằng người nào thấp thua ai" (Tố Hữu).
Cô cho biết mình học được rất nhiều từ đồng nghiệp chung bộ môn Sử và các bộ môn khác; luôn bổ sung, hỗ trợ cho nhau.
Đặc biệt, cô nói rất chân tình là học được ở các em học sinh, học từ cách nói, học từ cách học Sử dễ nhớ, dễ thuộc, khắc sâu kiến thức...
Mỗi ý kiến của học sinh đều được cô trân trọng, đánh giá cao những suy nghĩ, tìm tòi của các em.
Mặt khác, ban giám hiệu nhà trường cũng rất quan tâm, tạo mọi điều kiện cho các đợt tập huấn chuyên môn cũng như giao lưu, học hỏi các tỉnh bạn xa gần...
Qua tháng ngày dày công chăm bón và những mùa quả ngọt lần lượt đến với cô và trò trong các kỳ thi học sinh giỏi các cấp. Từ năm 2015 đến nay, đã có 40 giải trong kỳ thi "Học sinh giỏi" môn Lịch sử cấp Tỉnh. Đặc biệt, trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia năm học 2015- 2016, em Trần Thảo Như đã đạt giải Ba môn Lịch sử.
Bản thân cô hàng năm đều đạt danh hiệu "Lao động tiên tiến", "Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở". Vinh dự đã đến khi cô được tặng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ về những thành tích trong công tác giáo dục và đào tạo từ năm học 2013- 2014 đến năm học 2017- 2018.
Lời Bác dạy chính là động lực mạnh mẽ đã giúp cô Phan Thị Tuyết vượt mọi gian khổ, khó khăn để dạy bộ môn Lịch sử bằng cả tấm lòng yêu nghề mến trẻ.
Bây giờ, các em luôn háo hức chờ đợi giờ học Lịch sử của cô bởi vì qua lời cô giảng, môn Sử không còn khô khan câu chữ, số liệu mà luôn sống động bằng hình ảnh, bằng những lời văn, lời thơ minh họa hấp dẫn, có sức cuốn hút lạ thường...
LÊ ĐỨC ĐỒNG
Theo giaoduc
Ngôi trường tròn tuổi "lục thập hoa giáp" đầu tiên ở vùng Mỏ Ở tuổi 60 tròn "lục thập hoa giáp", Trường THPT Hòn Gai lại viết tiếp những trang sử vẻ vang, đào tạo nguồn nhân lực, chất lượng cao cho đất nước và vùng mỏ Quảng Ninh. Bác Hồ nói chuyện với cán bộ, chiến sĩ và nhân dân tỉnh Quảng Ninh tại sân Trường cấp III Hòn Gai (ngày mùng một Tết Ất...