Đại học chỉ là một dấu mốc trong hành trình học tập cả đời
Sáng sớm nay, 27/8/2020, tôi nhận được nhiều tin nhắn từ các bạn học sinh lớp 12 đang theo dõi tôi trên mạng xã hội.
Ảnh minh họa
Các bạn ấy vui mừng thông báo điểm số kỳ thi THPT vừa qua và rất tin tưởng vào việc trở thành sinh viên của trường nọ trường kia. Nhưng tôi cũng biết, có nhiều bạn đang theo dõi tôi trên mạng xã hội không nhắn tin cho tôi, vì điểm số không cao như dự tính.
Trước tiên, xin chia vui với những bạn nhắn tin, chúc mừng các bạn đã trải qua một kỳ thi xuất sắc. Nhưng tôi cũng xin chia sẻ với các bạn đang buồn vì điểm thi không cao. Đầu tiên, hãy cứ chờ đợi đến khi các trường đại học bạn đăng ký công bố điểm chuẩn chính thức. Thứ đến, giả sử nguyện vọng 1 không được thì còn có các nguyện vọng khác. Bây giờ, đa số các trường mở rộng tuyển sinh, không đỗ trường này sẽ đỗ trường khác, không hệ này sẽ hệ khác.
Video đang HOT
Đừng có buồn chán, thất vọng và tránh có những quyết định nông nổi. Tuyệt đối không chọn bừa một trường đại học không đúng với sở trường, sở thích, chỉ vì dễ vào. Như thế, bạn sẽ không chỉ mất tiền oan mà còn phí hoài cả 4-5 năm tuổi trẻ. Đừng để học xong đại học lại phải đi học lại nghề, hoặc bố mẹ lại phải mất một số tiền lớn để “chạy” cho bạn vào làm việc tại một nơi ổn định nhưng suốt phần đời còn lại không được sống là chính mình.
Cũng thời điểm này năm ngoái, tôi có xuất bản cuốn sách Trường học hay Trường đời và may mắn được nhiều bạn đọc yêu thích. Tinh thần chung của cuốn sách là: Cuộc đời này là cả một hành trình dài học tập không ngừng nghỉ, tốt nghiệp THPT vào đại học chỉ là một dấu mốc trong hành trình đó.
Tốt nghiệp đại học xong, vẫn phải học liên tục để có thể làm được tốt công việc của mình đang theo đuổi. Bây giờ, trên hành trình học tập, bạn chưa qua dấu mốc đại học thì hãy chinh phục những dấu mốc khác để rồi sẽ quay lại dấu mốc này vào một dịp nào đó phù hợp hơn. Đã qua rồi cái thời tấm bằng đại học chính quy là tấm thẻ vào đời cho các bạn trẻ, bây giờ, nó chỉ là điều kiện và bạn có thể có nó vào một thời điểm thích hợp chứ không phải ngay lập tức trên hành trình học tập suốt đời. Các bạn nên biết, bằng đại học tại chức, liên thông, từ xa, kể từ 1/7/2019 không khác gì bằng đại học chính quy (theo Luật Giáo dục Đại học sửa đổi 2018).
Quãng đời sinh viên là một quãng đời rất đẹp với mỗi người, nên thử ngay cảm giác tuyệt vời đó, nếu bạn có khả năng và hoàn cảnh gia đình cho phép. Nhưng đừng trở thành sinh viên bằng mọi giá ngay khi vừa thi xong THPT. Hãy cứ giữ niềm đam mê đó và sẽ thực hiện nó ở một thời điểm khác trong cuộc đời. Chúc các bạn thành công!
Cụ ông 80 tuổi học cấp 2, 91 tuổi nhận bằng đại học: Thà muộn còn hơn không!
Dù đã hơn 90 tuổi, cụ ông này mới hoàn thành chương trình đại học và nhận tấm bằng cử nhân danh giá.
Đi học là một hành trình kéo dài suốt mười mấy năm và không hề dễ dàng gì. Nhưng việc học là con đường để giúp ta có một tương lai xán lạn hơn với một công việc ổn định. Thế nên, không ít bạn trẻ đầu tư công sức và những năm tháng thanh xuân của mình chỉ để học, học và học.
Thế nhưng ở Đài Loan, một cụ ông dù ở tuổi xế chiều mới bắt đầu việc đi học và cũng như các học sinh, ông tốn nhiều năm để hoàn thành các cấp học. Đó là cụ Zhang Yanzao, tân cử nhân ngành Công nghiệp giải trí và Xúc tiến Y tế, Đại học quốc gia Ilan, Đài Loan. Ông cũng là có tuổi thọ cao nhất khi tốt nghiệp trong lịch sử các sinh viên nhà trường.
Nhiều người ngỡ ngàng và tự hỏi cụ ông này đã lấy động lực nào để theo đuổi việc học khi tuổi đã cao và lại còn học lên tới đại học, nhận được bằng cử nhân. Ông chia sẻ trong một cuộc phỏng vấn với báo chí, trước đây khi còn nhỏ cụ Zhang cũng được đi học tiểu học.
Nhưng vì là con trai cả trong gia đình nên ông phải phụ cha mẹ kiếm tiền mưu sinh, lo cho các em của mình. Khi lớn lên, ông cũng lập gia đình nên cũng không có thời gian cho bản thân để thực hiện các mục tiêu riêng. Đến sau này, con trai ông cũng đã trưởng thành và có vợ con ông mới có thời gian cho mình nhưng cũng là lúc gần đất xa trời.
Thế nhưng muộn còn hơn không, ông bắt đầu trở lại trường học khi đã 80 tuổi để bù đắp lại quãng thời gian tuổi thơ thiếu thốn của mình. Ông đã xin vào học lớp 7 và hoàn thành cấp trung học cơ sở 4 năm sau đó, rồi học tiếp lên trung học phổ thông trong 3 năm và thi vào Đại học Ilan. Vượt qua 11 năm dài đằng đẵng, với sự nỗ lực và cố gắng của mình, cụ Zhang Yanzao cuối cùng cũng nhận được tấm bằng cử nhân danh giá.
Nhớ lại quãng thời gian học tại trường đại học, ông Zhang nói rằng vì nhà gần trường nên đã tham gia đầy đủ các tiết học mà không bỏ lỡ một môn nào. Bất kể nắng mưa, ông vẫn một mình đi xe đến trường, điều này khiến các sinh viên khác cùng các giáo sư trong trường rất bất ngờ và vô cùng thán phục vì sự chăm chỉ của ông.
Vì đã cao tuổi nên hạn chế của ông là sử dụng các loại máy móc công nghệ như máy tính. Tuy nhiên, vượt qua tất cả, ông đã học cách soạn thảo văn bản như thế nào để có thể tự làm báo cáo mà không cần nhờ đến sự trợ giúp của ai khác. Tuy là một sinh viên đặc biệt, khác thế hệ với những bạn cùng lớp, thế nhưng khi không hiểu bài, các sinh viên khác lại rất nhiệt tình hỗ trợ giảng lại bài cho ông, thế nên thành tích học tập của ông khá tốt.
Bộ Giáo dục "thả" quản lý liên kết đào tạo cho các trường đại học tự quyết Thủ trưởng các cơ sở đào tạo được tự chủ quyết định việc thực hiện liên kết đào tạo, đào tạo cho người đã có bằng đại học thay vì trình đề nghị Bộ GD&ĐT cấp phép như các văn bản hiện hành. Đó là một trong những điểm mới trong Dự thảo quy chế đào tạo trình độ đại học mà Bộ...