Đại học cả nước ráo riết chuẩn bị đón sinh viên trở lại giảng đường
Đến thời điểm này, hàng loạt trường đại học trên cả nước đã thông báo lịch học trực tiếp cho sinh viên trở lại giảng đường bình thường sau Tết Nguyên Đán.
Bộ GD&ĐT đề nghị 100% các trường Đại học và Cao đẳng lên kế hoạch cho sinh viên, học viên đi học trở lại ngay trong tháng 2 này. Sau thời gian dài học online vì dịch bệnh, nhiều trường đại học đã có phương án đón sinh viên đi học trực tiếp trở lại sau Tết Nguyên đán 2022. Các biện pháp đảm bảo an toàn phòng dịch cũng được các trường đại học chú ý.
Theo đó, thời gian học trực tiếp mà các trường đưa ra sớm nhất là từ ngày 7/2. Một số trường thông báo lịch đi học từ đầu tháng 3 (Ảnh minh họa).
Trường Đại học Ngoại ngữ – Đại học Quốc gia Hà Nội đã thông báo về việc cho sinh viên đi học trở lại. Kế hoạch đến giảng đường trực tiếp được phân chia riêng từng khóa.
Từ ngày 21/2, sinh viên đại học chính quy các khóa học trực tiếp tại trường theo thời khóa biểu đã ban hành. Học viên các lớp hệ vừa làm vừa học học trực tiếp từ ngày 16/2.
Với sinh viên hệ liên kết quốc tế, các lớp do giảng viên người Việt Nam giảng dạy học trực tiếp từ ngày 16/2. Các lớp do giảng viên người nước ngoài giảng dạy tiếp tục học trực tuyến đến khi có thông báo mới. Các lớp lưu học sinh liên kết quốc tế học trực tiếp từ ngày 7/2.
Học viên sau đại học, nghiên cứu sinh học trực tuyến đến hết tháng 2, từ ngày 1/3, học trực tiếp tại trường.
Trường Đại học Ngoại ngữ, ĐHQGHN thông báo đến học sinh, sinh viên, học viên kế hoạch học tập sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Nhâm Dần.
Bệnh viện ĐHQGHN có phương án phòng chống dịch trong toàn ĐHQGHN, sẵn sàng ứng phó xử lý các tình huống phát sinh. Phối hợp với các đơn vị hỗ trợ các trường hợp chưa tiêm đủ 2 mũi vắc xin được tiêm đủ 2 mũi trước khi tham gia dạy và học trực tiếp. Thường trực theo dõi tình hình dịch trong ĐHQGHN, xử lý và hỗ trợ các đơn vị xử lý trong trường hợp phát sinh dịch bệnh.
Trung tâm Hỗ trợ Sinh viên ĐHQGHN rà soát cơ sở vật chất, tiến hành khử khuẩn, đảm bảo chỗ ở, cơ sở vật chất an toàn và trang thiết bị y tế tại 3 khu ký túc xá: KTX Mễ Trì, KTX Ngoại Ngữ, KTX Mỹ Đình trước khi sinh viên trở lại trường. Đồng thời, có phương án phòng chống dịch chi tiết, phù hợp với điều kiện thực tế và phương án chăm sóc hỗ trợ sinh viên thuộc diện F0 tự cách ly trong KTX.
Trung tâm Giáo dục Quốc phòng và An ninh ĐHQGHN sẵn sàng cơ sở vật chất làm nơi cách li trong tình huống khẩn cấp khi dịch bệnh bùng phát; có phương án phòng chống dịch chi tiết, phù hợp với điều kiện thực tế…
Học viện Ngân hàng thông báo, sinh viên, học viên các khóa, các hệ bắt đầu đi học tập trung từ Thứ Hai, ngày 21/2 tại Học viện và các Phân viện.
Trong trường hợp dịch bệnh có những diễn biến phức tạp ngoài dự kiến và không đảm cho việc triển khai học tập trung theo kế hoạch trên, Học viện sẽ có thông báo kịp thời tới người học.
Học viện sẽ có hướng dẫn chi tiết cho sinh viên, học viên về công tác phòng chống dịch trước và trong quá trình học tập trung tại trường. Các hướng dẫn được đăng tải trên Cổng thông tin sinh viên nhà trường.
Học viện Ngân hàng thông báo, sinh viên, học viên các khóa, các hệ bắt đầu đi học tập trung từ ngày 21/2.
Phòng Quản lý đào tạo Đại học Ngoại thương cũng đã sớm thông báo cho sinh viên/ học viên học Tập trung sau kỳ nghỉ Tết nguyên đán 2022. Cụ thể như sau: Đối với Trụ sở chính Hà Nội – sinh viên đại học chính quy các khóa K60, K57, sinh viên hình thức vừa làm vừa học, học viên sau đại học: học tập trung từ ngày 16/02 (tức ngày 16 Tết âm lịch).
Sinh viên đại học chính quy các khóa K58, K59, sinh viên các chương trình đào tạo quốc tế: học tập trung từ ngày 1/3 (trong thời gian từ 14/2-28/2, sinh viên tiếp tục học trực tuyến theo thời khóa biểu từ đầu học kỳ).
Đối với Cơ sở Quảng Ninh, sinh viên, học viên các hình thức/trình độ đào tạo học tập trung từ ngày 16/2 (tức ngày 16 Tết âm lịch).
Đối với Cơ sở II – TPHCM, sinh viên, học viên các loại hình/bậc đào tạo học tập trung từ ngày 21/2.
Video đang HOT
Tiến độ học tập của sinh viên, học viên sẽ thực hiện theo thông báo cụ thể của các đơn vị quản lý đào tạo tại Trụ sở chính Hà Nội (Phòng QLĐT, Khoa SĐH, Khoa ĐTTT&PTNN, Khoa ĐTQT) và của các cơ sở.
Trong trường hợp điều kiện dịch tại địa phương của Trụ sở chính và các cơ sở không cho phép triển khai học tập trực tiếp theo kế hoạch trên đây, trường sẽ có thông báo kịp thời tới người học.
Về phương án phòng chống dịch, thực hiện theo kế hoạch và phương án của Ban chỉ đạo phòng chống dịch của trường, Đại học Ngoại thương sẽ có hướng dẫn chi tiết gửi đến các sinh viên, học viên về công tác phòng dịch trước khi đến trường và trong quá trình học tập tại trường.
Thông báo cho sinh viên/ học viên trở lại học trực tiếp của Đại học Ngoại thương.
Trường Đại học Văn hóa Hà Nội quy định sinh viên các hệ/bậc học chuyển sang học trực tiếp từ ngày 14/2 theo thời khóa biểu học kỳ II năm học 2021-2022 và kế hoạch học tập đã thông báo. Ký túc xá mở cửa từ ngày 12/2 để đón sinh viên trở lại trường.
Thông báo về việc sinh viên trở lại trường học tập trung của Đại học Văn hóa Hà Nội.
Trường Đại học Kinh tế Quốc Dân có kế hoạch cho sinh viên trở lại trường học tập trung vào ngày 14/2.
Theo đó, trong 3 tuần đầu tiên, các sinh viên năm thứ 2, 3, 4 tới trường học tập trung còn sinh viên năm thứ nhất sẽ học quân sự. Sau 3 tuần, nhà trường đón 100% sinh viên trở lại trường học tập trung.
Để chuẩn bị cho kế hoạch giảng dạy trực tiếp, ĐH Kinh tế Quốc dân đã yêu cầu sinh viên đăng ký tình trạng tiêm chủng trước khi tới trường. Đối với những sinh viên chưa tiêm sẽ được đăng ký tiêm vắc xin ngay sau khi đi học tập trung trở lại. Nhà trường cũng khuyến cáo những sinh viên xuất hiện các triệu chứng nghi nhiễm Covid-19 sẽ tạm thời cách ly tại nhà, chưa đến trường.
Trường Đại học Xây dựng Hà Nội thông báo, sau Tết Nguyên đán, sinh viên họcở các lớp môn học/học phần thực hành, thực tập, tham quan, thí nghiệm, Giáo dục thể chất, Giáo dục quốc phòng hoặc đang làm đồ án tốt nghiệp, học viên cao học trở lại học tập trung.
Sinh viên chia thành ba nhóm, mỗi nhóm đi học cách nhau 01 tuần, bắt đầu từ 14/02.
Sinh viên năm thứ nhất, sinh viên khóa cũ đang học trả nợ cùng các lớp môn học/học phần năm nhất chuyển sang học trực tiếp từ ngày 21/2. Từ ngày 28/2, sinh viên còn lại đến trường. Các lớp nguyện vọng, bảo lưu điểm quá trình thi kết thúc học phần học theo hình thức trực tuyến như kế hoạch đã công bố.
Sinh viên Đại học Xây dựng Hà Nội sẽ chia thành ba nhóm, mỗi nhóm đi học cách nhau 1 tuần, bắt đầu từ 14/2.
Sinh viên Học viện Phụ nữ Việt Nam hệ đại học chính quy khóa 7, 8, các ngành Quản trị kinh doanh, Luật, Luật kinh tế, Tâm lý, Công tác xã hội, giới và phát triển, Quản trị dịch vụ du lịch & lữ hành, Kinh tế học trực tiếp (tập trung tại trường) từ ngày 14/3. Sinh viên ngành Truyền thông đa phương tiện học tập trung tại học viện từ ngày 14/2.
Sinh viên hệ đại học chính quy khóa 6 và khóa 9 học trực tiếp từ ngày 14/2. Tuy nhiên, sinh viên khóa 9 học các học phần Triết học Mác-Lênin, Kinh tế chính trị Mác-Lênin, Cơ sở văn hóa Việt Nam theo hình thức trực tuyến đến khi có thông báo mới.
Sinh viên khóa 6 thực hiện theo kế hoạch thực tập đã công bố và học bổ sung, thay thế khóa luận tốt nghiệp (nếu có).
Học viên, sinh viên trung cấp lý luận chính trị, cao học, liên thông tiếp tục học trực tuyến từ ngày 14/2 đến khi có thông báo mới.
Ngoài ra, Học viện Phụ nữ Việt Nam quy định để được trở lại trường học trực tiếp, sinh viên, học viên phải tiêm ít nhất 2 mũi vaccine, có kết quả xét nghiệm Covid-19 (RT-PCR) âm tính trong thời gian 72 giờ tính đến ngày trở về trường.
Thông báo về việc sinh viên trở lại trường học tập trung của Học viện Phụ nữ Việt Nam.
Trong khi đó, Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội dự kiến tuần thứ hai sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán (từ ngày 15/2), 35.000 sinh viên, học viên toàn trường sẽ trở lại học tập bình thường và thi kết thúc học kỳ I.
Ở khu vực TPHCM, các trường trong hệ thống Đại học Quốc gia TPHCM triển khai cho sinh viên học trực tiếp đồng loạt sau Tết Nguyên đán.
Trung tâm quản lý Ký túc xá (KTX) Đại học Quốc gia TPHCM dự kiến KTX sẽ bắt đầu đón sinh viên trở lại ở nội trú theo lịch học trực tiếp của các trường đại học thành viên, tức là từ ngày 15/2.
Trường ĐH Khoa học Tự nhiên - ĐH Quốc gia TPHCM cho sinh viên bắt đầu tham gia học trực tiếp từ ngày 6/12.
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia TPHCM có kế hoạch cho sinh viên năm nhất đi học trực tiếp từ 7/2; các khóa còn lại đi học trực tiếp từ 14/02.
Trường Đại học Kinh tế TPHCM cũng đã có thông báo yêu cầu sinh viên ở tất cả các bậc, hệ sẽ đi học trực tiếp kể từ ngày 15/2.
Trường Đại học Cần Thơ cho sinh viên trở lại trường học trực tiếp từ ngày 7/2. Đại học Huế cho sinh viên trở lại trường học trực tiếp từ ngày 21/2.
Trường Đại học Ngân hàng TPHCM cho sinh viên trở lại trường học trực tiếp từ ngày 7/3.
(Ảnh: Website các trường)
Nữ sinh tốt nghiệp xuất sắc ngành kép ở Hà Nội review về một NGÀNH HỌC siêu hot: Năm nào sĩ tử cũng đổ xô đăng ký, ra trường liệu có "ngon ăn"?
Chương trình học, định hướng chuyên ngành, chuẩn đầu ra, cơ hội việc làm... của ngành hot này sẽ ra sao?
Lý do Ngôn ngữ Anh luôn nằm trong top ngành sinh viên muốn theo học khá đơn giản: Tiếng Anh ngày càng trở nên quá phổ biến và cần thiết trong thời đại kinh tế toàn cầu. Cho dù bạn có đến bất kỳ nơi nào trên thế giới, bạn cũng có thể tìm thấy một ai đó nói tiếng Anh.
Đi nước ngoài là chuyện khá bình thường, nhưng xuất ngoại để học và nhất là học bằng học bổng, được tài trợ toàn phần hoặc bán phần thì sẽ khá khó khăn. Chưa hết, thời sinh viên mà được đi giao lưu, chương trình trao đổi, tình nguyện viên này nọ với sinh viên nước khác thì còn gì tuyệt vời hơn, phải không? Ngành Ngôn ngữ Anh sẽ mang lại cho bạn những cơ hội đó.
Là cựu sinh viên Đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội (ULIS) và hiện tại đã tốt nghiệp được 2 năm, cô gái Đặng Thị Ngoan đã có những chia sẻ về ngành học này với mong muốn giúp mọi người có cái nhìn toàn diện hơn, bao gồm: Chương trình học, định hướng chuyên ngành, chuẩn đầu ra, cơ hội việc làm...
Đặng Thị Ngoan tốt nghiệp xuất sắc ngành kép Ngôn ngữ Anh và Kinh tế Quốc tế, Đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội (ULIS), năm 2019, với GPA đạt 3.78.
*Lưu ý: Bài viết dựa trên những trải nghiệm tại ULIS, có thể không đúng với ngành Ngôn ngữ Anh ở các trường khác.
1. ĐẦU VÀO
Ngoan thi đại học năm 2015, là năm đầu tiên Bộ Giáo dục đổi mới hình thức thi, cũng là năm đầu Đại học Quốc gia tổ chức thi Đánh giá năng lực. Ngoan vượt qua 1 bài thi ĐGNL 140 câu và 1 bài thi trắc nghiệm tiếng Anh với số điểm ĐGNL 108/140, tiếng Anh 9.125/10. Ngưỡng điểm đầu vào của ngành NNA ULIS năm đó là ĐGNL trên 70 điểm, tiếng Anh 8.375.
2. CHƯƠNG TRÌNH HỌC
Năm Ngoan học là theo chương trình đào tạo hệ chuẩn, mức học phí 4 triệu/kỳ. Hiện nay trường đã chuyển sang chương trình đào tạo CLC với học phí 35 triệu/năm.
Về chương trình học, trong 2 năm đầu tiên sẽ học các môn tiếng và môn đại cương, 2 năm cuối học các môn chuyên ngành, thực tập nghiệp vụ, làm khóa luận tốt nghiệp (hoặc học môn thay thế khóa luận). Môn tiếng ở đây tức là học 4 kỹ năng Nghe - Nói - Đọc - Viết, học cả tiếng Anh social (thiên về xã hội) và tiếng Anh academic (mang tính học thuật hơn).
Sau khi học hết các môn tiếng này bạn có thể thi chuẩn đầu ra VSTEP, trình độ C1. Còn các môn đại cương tức là các môn mà khoa nào, ngành nào cũng phải học, như: Thể dục, Triết, Toán cao cấp, Tư tưởng, Đường lối... Nếu theo đúng lộ trình thì học xong năm 2 bạn đã có thể hoàn tất các môn này.
Góc check in huyền thoại của ULIS.
Trong khi đó, các môn chuyên ngành tức là các môn bạn học để phục vụ cho định hướng chuyên ngành của bạn, ngành nào học của ngành đó. Ví dụ ngành Ngôn ngữ Anh có các môn học chuyên sâu về kiến thức ngôn ngữ như: Ngôn ngữ học tiếng Anh, Đất nước học Anh - Mỹ, Ngữ pháp, Ngữ nghĩa, Ngữ dụng... Và sâu hơn, trong định hướng Biên phiên dịch thì có các môn: Lý thuyết dịch, Biên dịch, Phiên dịch, Nghiệp vụ Biên phiên dịch.
Về thực tập thì bạn có thể bắt đầu đi thực tập ở cuối năm 3 hoặc sớm hơn và thực tập tại các công ty, cơ quan có liên quan đến chuyên ngành của mình. Khi thực tập xong thì sẽ phải làm báo cáo thực tập để nộp lại cho khoa. Về khóa luận tốt nghiệp thì bạn có thể lựa chọn làm nghiên cứu hoặc học 2 môn thay thế.
3. CHUẨN ĐẦU RA
Ngành Ngôn ngữ Anh có chuẩn đầu ra là trình độ C1 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dành cho Việt Nam. Bài thi đánh giá chuẩn đầu ra là bài thi VSTEP, gồm 4 kỹ năng Nghe - Nói - Đọc - Viết và học hết năm 2 là bạn có thể đăng ký thi rồi. Lưu ý là hiệu lực của chứng chỉ VSTEP là 2 năm nên bạn cần cân nhắc thời gian thi để đến khi xét tốt nghiệp thì vẫn còn hiệu lực.
4. ĐỊNH HƯỚNG CHUYÊN NGÀNH VÀ CƠ HỘI VIỆC LÀM
Ngành Ngôn ngữ Anh của ULIS có 4 định hướng chuyên ngành: Quản trị học, Phiên dịch, Ngôn ngữ học ứng dụng, Quốc tế học.
Quản trị học: Học các kiến thức chuyên sâu về quản trị, đặc biệt là quản trị văn phòng. Công việc có thể làm sau khi tốt nghiệp: Nhân viên quản trị văn phòng, Nhân viên quản lý dự án, Phòng nhân sự thuộc các cơ quan, công ty, Nhân viên điều hành du lịch, Cán bộ truyền thông, Trợ lý/quản trị kinh doanh.
Phiên dịch: Các kiến thức, kỹ năng phục vụ cho việc biên phiên dịch. Công việc có thể làm sau khi tốt nghiệp: Biên dịch viên/Phiên dịch viên/Biên tập viên, Thư ký văn phòng/Trợ lý đối ngoại/Hướng dẫn viên du lịch.
Điểm chuẩn Trường ĐH Ngoại ngữ - ĐH Quốc gia Hà Nội năm 2021.
Ngôn ngữ học ứng dụng: Nghiên cứu chuyên sâu về ngôn ngữ. Công việc có thể làm sau khi tốt nghiệp: Cán bộ giảng dạy Ngôn ngữ học, Ngôn ngữ học ứng dụng tại các cơ sở đào tạo tiếng Anh, Cán bộ phụ trách báo chí truyền thông tại các cơ quan, Tư vấn cho các nhà sản xuất phim ảnh, Biên tập viên cho các tạp chí, báo, nhà xuất bản song ngữ và làm việc tại các cơ quan kinh doanh, tổ chức sự kiện.
Quốc tế học: Các kiến thức chuyên sâu về khu vực và các vấn đề quốc tế, đặc biệt là các vấn đề của các nước nói tiếng Anh như Anh, Mỹ. Công việc có thể làm sau khi tốt nghiệp: Cán bộ đối ngoại tại các cơ quan, Biên tập viên cho các tạp chí, báo, nhà xuất bản văn hóa, chính trị và làm việc tại các cơ quan kinh doanh, tổ chức sự kiện.
MỘT VÀI THẮC MẮC CHUNG KHÁC
Tiếng Anh chỉ ở trình độ Khá thì có thể vào ULIS được không? Theo Ngoan, để đạt đầu vào ULIS thì các bạn hãy trau dồi ngữ pháp tiếng Anh, làm nhiều đề thi thử, ôn luyện kỹ càng để có điểm thi tiếng Anh THPTQG cao cao một chút. Kinh nghiệm là không chủ quan nhưng cũng đừng quá tự ti, thời gian than vãn hãy dành để cải thiện kiến thức hết sức có thể.
Không giỏi Nghe - Nói - Đọc - Viết thì có theo được môn tiếng không? Ngoan tự nhận xét bản thân khi bước vào ngành Ngôn ngữ Anh không có gì ngoài kiến thức ngữ pháp, nhưng cô nhận thấy được những yếu kém của bản thân để cải thiện dần dần và đạt được kết quả cũng khá ổn. Bạn có 2 năm để nâng cao các kỹ năng tiếng của bản thân.
ULIS có deadline siêu khủng? Điều này Ngoan công nhận. Ngay học kỳ đầu tiên cô cho biết, mình đã bị choáng ngợp trước khối lượng bài tập/bài tập nhóm của sinh viên ULIS. Nhưng deadline cũng chính là thứ khiến mình dày dạn hơn, chịu áp lực tốt hơn và biết sắp xếp thời gian hợp lý hơn nữa.
Học ULIS có dễ được bằng Khá/Giỏi không? Ở bất cứ ngôi trường nào thì để đạt được bằng tốt nghiệp Khá/Giỏi, bạn cũng cần phải nỗ lực, nghiêm túc và coi trọng tất cả các môn. Với ULIS thì tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp bằng Khá/Giỏi cũng tương đối cao.
ULIS hay HANU (trường Đại học Hà Nội)? Cái này thì rất khó để so sánh vì mỗi trường lại có những lợi thế riêng. Với riêng Ngoan thì ULIS đã cho cô rất nhiều ưu ái và cô cảm thấy thực sự may mắn vì đã thuyết phục được bố mẹ cho mình chọn ngôi trường này.
Đẩy mạnh hợp tác xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp tại trường Đại học Nguyễn Trãi Nhằm giúp sinh viên trang bị kỹ năng và thực hiện hóa ước mơ khởi nghiệp ngay trên ghế giảng đường, Viện Khởi nghiệp sáng tạo - INIS thuộc trường Đại học Nguyễn Trãi tổ chức Lễ ký kết "Xây dựng hệ sinh thái Nghiên cứu - Ứng dụng - Khởi nghiệp". CLB doanh nhân trẻ khởi nghiệp YBC tài trợ khóa đào...