Đại học Bath – nơi khơi nguồn sáng tạo
Cách trung tâm thành phố 1 dặm, đại học Bath là niềm mơ ước của rất nhiều sinh viên quốc tế.
Đại học Bath được thành lập năm 1966 và là một trong mười trường đại học hàng đầu tại Anh. Trường được đặt tại Bath một thành phố cổ kính xinh đẹp của Anh, được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới. Là trường đi đầu trong việc tạo ra một môi trường học tập đầy tính sáng tạo và khác biệt, hiện này Bath đang thu hút sinh viên nhiều nhất tại Anh và trên toàn thế giới.
Khi theo học tại đây các bạn sinh viên được tiếp cận với những công nghệ tiên tiến và những tiện ích giáo giục bậc nhất.
Đại học Bath tập trung vào các ngành đòi hỏi sự sáng tạo như kỹ thuật, khoa học, kinh tế, kinh doanh và quản lý. Đại học Bath đánh giá rất cao việc nghiên cứu của sinh viên, kể cả bạn là người giảng dạy hay nghiên cứu, đều được tạo cơ hội và hỗ trợ bạn có được những ý tưởng mới, đổi mới tư duy của bạn. Chính vì thế 60% các bài nghiên cứu của trường được đánh giá đạt chất lượng quốc tế.
Khuôn viên trường, các phòng thí nghiệm, viện nghiên cứu, đường truyền Internet liên tục được nâng cấp nhằm đáp ứng nhu cầu học tập nghiên cứu.
Khuôn viên rộng lớn của Đại học Bath
Video đang HOT
Trường có một khuôn viên thoáng đãng
Phòng nghiên cứu với những thiết bị hiện đại bậc nhất
Ngoài ra, khu tập thể thao, bể bơi và sân vận động của trường đạt tiêu chuẩn Olimpic quốc tế, được đánh giá là tốt nhất trong các trường đại học ở vương quốc Anh.
Đặc biệt, thư viện tại đây có thể cung cấp mọi loại sách mà các bạn sinh viên cần và là thư viện đầu tiên ở Anh mở cửa 24/24, điều này đồng nghĩa với việc bạn hoàn toàn có thể ngủ lại mà không hề gặp bất kỳ rắc rối nào.
Vì có chất lượng đào tạo hàng đầu nên sinh viên ở đây luôn được các nhà tuyển dụng săn tìm khi ra trường.
Theo Trithuc
Tìm cách tiếp cận sinh viên quốc tế
Dù có nhiều trường đại học mang tên quốc tế hoặc đặt ra mục tiêu là thu hút sinh viên nước ngoài đến học tập nhưng đến nay các trường đại học tại Việt Nam chưa thực sự tạo hấp lực cho sinh viên quốc tế.
Thí sinh nước ngoài dự thi tuyển sinh vào Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM
- Ảnh: Hà Ánh
Chủ yếu đến học... tiếng Việt
Tiến sĩ Lê Hữu Phước, Phó hiệu trưởng Trường đại học (ĐH) Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM, cho biết mỗi năm trường thu hút khoảng 2.000 lượt sinh viên (SV) nước ngoài theo học các chương trình ngắn hạn và khoảng 300 SV theo học chương trình chính quy ĐH và sau ĐH. Tuy nhiên, ngành mà sinh viên theo học là các ngành đặc thù chỉ đào tạo tại Việt Nam, như: tiếng Việt, lịch sử, văn hóa, văn học... của Việt Nam.
Ngay từ khi thành lập, Trường ĐH Quốc tế TP.HCM cũng đặt mục tiêu thu hút SV quốc tế. Tuy nhiên đến nay số lượng này chưa nhiều. Đến năm 2013 có 14 người ở các nước như Campuchia, Lào, Philippines, Thổ Nhĩ Kỳ, Pháp, Mỹ, Anh, Đức...
Là trường sớm đặt mục tiêu thu hút SV quốc tế nhưng đến nay Trường ĐH Hoa Sen chủ yếu nhận SV dạng trao đổi ngắn hạn hoặc chương trình liên kết. Thạc sĩ Hoàng Đức Bình, Giám đốc Trung tâm tuyển sinh và truyền thông trường này, cho biết: "Mỗi học kỳ có khoảng 15 SV quốc tế đến học tập trong chương trình trao đổi và 5 SV châu Âu tham gia chương trình liên kết học một năm bậc ĐH ngành quản trị kinh doanh quốc tế".
Chưa có môi trường
Nhìn nhận về thực tế này, thạc sĩ Hoàng Đức Bình thẳng thắn: "Khả năng thu hút SV quốc tế của các trường ĐH Việt Nam rất thấp, điều này đã rõ ràng khi so với Thái Lan và Malaysia". Về nguyên nhân, thạc sĩ Bình khẳng định: "Vì chất lượng giáo dục quốc gia, khả năng giảng dạy tiếng Anh, chuẩn mực quốc tế trong chương trình đào tạo và cả sự hiện diện của chương trình giảng dạy có sử dụng tiếng Anh tại Việt Nam đều kém so với các nước". Đồng quan điểm, tiến sĩ Phan Ngọc Minh, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Ngân hàng TP.HCM, cũng tâm tư: "Để thu hút SV quốc tế, các trường phải đảm bảo điều kiện về giảng dạy và học tập đạt chuẩn quốc tế. Tuy nhiên, các điều kiện này của Việt Nam so với nhiều nước trên thế giới chưa đủ để thu hút SV nước ngoài".
Trong khi đó, nói về mục tiêu này của trường mình, PGS-TS Hồ Thanh Phong, Hiệu trưởng Trường ĐH Quốc tế TP.HCM, cho biết trường không đặt ra mục tiêu cụ thể mỗi năm phải có bao nhiêu SV quốc tế. Tuy nhiên, điều bắt buộc trường phải làm là xây dựng chương trình đào tạo và môi trường học tập phù hợp với tiêu chí và thông lệ quốc tế để SV có thể lựa chọn học tập.
Trong một lần trao đổi với Thanh Niên, tiến sĩ Bùi Trân Phượng, Hiệu trưởng Trường ĐH Hoa Sen, cho biết việc xây dựng trang thông tin điện tử của trường bằng 3 thứ tiếng (tiếng Việt, Anh và Pháp) là cách chủ động để trường tiếp cận với SV quốc tế. Cũng để thực hiện mục tiêu này, trường đã xây dựng chương trình học tập bằng tiếng Anh và tiếng Việt, có giáo trình học tập bằng cả hai thứ tiếng. Tuy nhiên, mục tiêu các năm trước mắt trường sẽ tập trung thu hút các nước trong khu vực.
Theo TNO
Một ngày làm sinh viên quốc tế ERC Nếu "sinh viên" là danh hiệu bất kỳ các bạn teen nào cũng mong muốn sau 18 năm dưới mái trường trung học tại Việt Nam, thì "sinh viên quốc tế" lại là một cái tên đáng tự hào của các teen khi muốn khẳng định mình với bạn bè năm châu. Với mục tiêu hàng đầu là đào tạo bạn thành một...