Đại học Bách khoa Hà Nội: Đào tạo theo nhu cầu xã hội
Trao đổi về kỳ tuyển sinh năm 2018, PGS.TS Nguyễn Phong Điền – Trưởng phòng Đào tạo trường Đại học (ĐH) Bách khoa Hà Nội cho biết, trường chú trọng đào tạo các ngành xã hội cần, đồng thời phát triển các chương trình chất lượng cao để hội nhập quốc tế.
Trung tâm nghiên cứu, sản xuất ứng dụng vi mạch điện tử, Đại học Bách khoa Hà Nội. Ảnh: Phạm Hùng
Thưa ông, năm 2018 trong từng ngành đào tạo của trường ĐH Bách khoa Hà Nội có sự điều chỉnh về chỉ tiêu thế nào?
- Năm 2018, tổng chỉ tiêu của trường tương đương năm ngoái, khoảng 6.400 chỉ tiêu. Năm nay, số lượng ngành cũng không thay đổi, nhưng có 2 ngành mới được tách ra đứng độc lập, đó là Cơ khí động lực và Kỹ thuật ô tô – sẽ có sức hút lớn trong tình hình hiện nay. Vừa qua, Thủ tướng có cơ chế đặc thù cho phép đào tạo về công nghệ thông tin (CNTT) để gia tăng số nhân lực, nên ĐH Bách khoa Hà Nội sẽ nâng chỉ tiêu ngành này.
Năm nay, nhiều trường xét tuyển theo 2, thậm chí 3 phương thức, ĐH Bách khoa Hà Nội áp dụng phương thức nào?
- Chúng tôi vẫn duy trì phương thức xét tuyển sinh như năm 2017 là dựa vào kết quả thi THPT quốc gia, khối A, A1 là cơ bản; Nhưng kèm theo điều kiện quy chế thi THPT quốc gia năm 2018 cho phép các trường ĐH cử giảng viên về địa phương tham gia công tác coi thi để có kết quả đáng tin cậy. Tất nhiên, nhà trường vẫn thực hiện sơ tuyển theo học bạ tổng điểm 3 môn trong thành phần tổ hợp từ 20 trở lên.
Video đang HOT
Đã được giao thực hiện tự chủ, mức học phí năm học 2018 – 2019 của trường sẽ tăng lên bao nhiêu, ngành nào học phí sẽ cao, thưa ông?
- Năm học 2017 – 2018, trường quy định mức học phí trần bình quân 16 triệu đồng/năm học và công khai mức đóng 3 năm kế tiếp. Hiện nay, nhà trường đang xây dựng khung học phí cho sinh viên khoá mới năm học 2018 – 2019, bình quân tối đa không quá 18 triệu đồng; năm học 2019 – 2020, không quá 20 triệu đồng. Những ngành xã hội cần nhân lực, ra trường làm việc có thu nhập cao thì người học phải trả mức học phí cao. Đơn cử, ngành CNTT, Điện tử viễn thông, Cơ điện tử. Có thể ngành Nhiệt -lạnh, Công nghệ dệt may, mức học phí sẽ tăng hơn năm học trước bởi từ năm thứ 4 sinh viên đã tìm được việc làm.
Mức học phí cao có làm cản trở cơ hội học ĐH của học sinh nghèo?
- Khi tăng học phí, nhà trường đã tính đến có nguồn quỹ học bổng hỗ trợ học tập. Học bổng này có mức toàn phần 100% và bán phần 50% được xét trao cho những bạn học tốt, nhưng nhà nghèo cần được hỗ trợ đến trường. Học bổng này sẽ được duy trì trong suốt khoá học nếu sinh viên đảm bảo được kết quả học tập theo yêu cầu của trường. Ngoài ra, trường còn có phong trào phụ huynh có điều kiện cưu mang thêm một sinh viên, mỗi cựu sinh viên khá giả hỗ trợ tài chính cho một sinh viên khó khăn.
Với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, các chương trình đào tạo của trường sẽ có điều chỉnh như thế nào?
- Từ tháng 4/2017, trường đã xây dựng Đề án phát triển chương trình đào tạo giai đoạn 2017 – 2025 phù hợp với tình hình mới. Đề án gần như bao quát hết chương trình đào tạo của trường theo mô hình cử nhân, thạc sĩ. ĐH Bách khoa Hà Nội thực hiện triết lý tạo ra chuẩn đáp ứng nhu cầu của xã hội và người tuyển dụng, sau đó mới thiết kế chương trình đạt được chuẩn đó. Bên cạnh việc xúc tiến kiểm định quốc tế đạt 100% các chương trình vào năm 2021, ĐH Bách khoa Hà Nội đang thực hiện dự án ELITECH bao gồm các chương trình đào tạo tài năng, tiên tiến, chất lượng cao được thiết kế dành cho các sinh viên ưu tú. Chúng tôi mong muốn các em trở thành những chuyên gia giỏi, nhà quản lý xuất sắc trong lĩnh vực kỹ thuật và công nghệ cốt lõi của thời đại công nghiệp 4.0.
Xin cảm ơn ông!
Theo Kinhtedothi.vn
Các trường đào tạo CNTT phải theo kịp cuộc cách mạng công nghiệp 4.0
Công nghệ thông tin giữ vai trò nòng cốt trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 tại Việt Nam, các trường đại học và những đơn vị trực tiếp đào tạo ra nguồn nhân lực trong lĩnh vực này đang nhanh chóng vào cuộc...
ảnh minh họa
GS.TSKH Hoàng Văn Kiếm, Hiệu trưởng Trường Đại học Bà Rịa - Vũng Tàu (BVU), chuyên gia hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực công nghệ thông tin đã : "Đã đến lúc, đội ngũ chuyên gia, giảng viên trực tiếp giảng dạy cho sinh viên đại học, học viên cao học - đặc biệt là khối ngành kỹ thuật phải là những chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực và phải là người thành thạo, am hiểu thực tế để theo kịp cuộc cách mạng công nghiệp 4.0."
Đây cũng là tiêu chí đầu tiên trong quá trình kiện toàn đội ngũ chuyên gia, giảng viên trực tiếp giảng dạy của BVU.
Ngành Công nghệ thông tin của BVU ngoài GS.TSKH Hoàng Văn Kiếm, PGS. TS. Trương Mỹ Dung tham gia giảng dạy còn quy tụ được nhiều thế hệ giảng viên kế cận, là những tiến sĩ, thạc sĩ trẻ, năng động, tràn đầy tâm huyết được đào tạo, tu nghiệp trong và ngoài nước như Nhật Bản, Nga, Đức, Ấn Độ.
Theo Tiến sĩ Phan Ngọc Hoàng - Phó Viện trưởng Viện Công nghệ thông tin - Điện, Điện tử của BVU, chương trình đào tạo ngành công nghệ thông tin của BVU đã được xây dựng theo đúng định hướng ứng dụng, đảm bảo giảm thiểu khối kiến thức hàn lâm và tập trung vào kiến thức ứng dụng thực tế.
Điển hình như chương trình đào tạo Thạc sĩ Công nghệ thông tin mà BVU mới được Bộ GD-ĐT cho phép đào tạo (từ tháng 11-2017) có thiết kế khối kiến thức cơ sở và chuyên ngành gồm 42 tín chỉ/ tổng số 60 tín chỉ (chiếm tỷ lệ 70% thời lượng) bao gồm các học phần tự chọn giúp người học tiếp cận kiến thức công nghệ 4.0.
Điểm khác biệt của chương trình đào tạo Thạc sĩ Công nghệ thông tin của BVU là các học phần tự chọn được chia làm các nhóm: nhóm học phần về Phần cứng, Mạng và An ninh mạng; nhóm học phần về Hệ thống thông tin thông minh; nhóm học phần về Công nghệ phần mềm; nhóm học phần về Công nghệ thông tin; và nhóm học phần về Quản trị doanh nghiệp; giúp người học có nhiều lựa chọn trong việc bổ sung, cập nhật và nâng cao kiến thức chuyên môn sâu trong lĩnh vực Công nghệ thông tin.
Đối với các kỹ sư công nghệ thông tin đã "ra nghề", trước những đòi hỏi lớn về chuyên môn của cuộc cách mạng 4.0, để có thể tiếp tục theo đuổi nghề, để có thể không bị đào thải, để thăng tiến trong sự nghiệp, phát triển bản thân thì học cao học là một trong những con đường nhanh nhất vừa giúp người học nâng cao trình độ và có bằng thạc sĩ trong tay.
Đầu tháng 11-2017, Đại học Bà Rịa - Vũng Tàu đã nhận quyết định đào tạo Thạc sĩ Công nghệ thông tin.
Để chuẩn bị mở ngành đào tạo Thạc sĩ Công nghệ thông tin, BVU đã phải có một quá trình chuẩn bị kỹ lưỡng về chương trình, nội dung đào tạo; đội ngũ giảng viên; khả năng nghiên cứu khoa học và cơ sở vật chất đảm bảo các điều kiện mở ngành đào tạo thạc sĩ theo quy định của Bộ GD-ĐT.
BVU là một trong các trường đại học đã nhanh chóng vào cuộc, kịp thời đổi mới, sáng tạo để có thể bắt kịp nhu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao của xã hội do cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 mang lại.
Theo SGGP
ĐH Bách khoa Hà Nội đứng đầu Việt Nam trong bảng SCImago SCImago là dự án có uy tín về xếp hạng và đánh giá khoa học hàng đầu. So với năm ngoái, ĐH Bách khoa Hà Nội tăng hạng không chỉ so với đơn vị trong nước, mà còn trên thế giới. Theo báo cáo của tổ chức này, trong xếp hạng 5.147 trường đại học và tổ chức nghiên cứu trên thế giới...