Đại học Bách khoa đoạt giải nhất chung kết Olympic Tiếng Anh toàn quốc năm 2019 khu vực miền Trung
Tối qua (24-10), tại ĐH Đà Nẵng, đã diễn ra vòng chung kết Olympic Tiếng Anh toàn quốc năm 2019 khu vực miền Trung với sự so tài của 5 đội đến từ các trường: ĐH Kinh tế, Đại học Bách khoa thuộc ĐH Đà Nẵng; Trường ĐH Ngoại ngữ thuộc ĐH Huế, ĐH Đà Lạt và ĐH Quy Nhơn.
Đây là các đội đã xuất sắc vượt qua vòng loại sơ khảo. Trải qua 3 phần thi: chào hỏi, kiến thức và hùng biện về chủ đề “Vai trò của SV trong phát triển bền vững”, đội SV đến từ Trường ĐH Bách khoa đã xuất sắc đoạt giải nhất, giành quyền tranh tài tại vòng Chung kết Toàn quốc sẽ được tổ chức tại ĐH Quốc gia Hà Nội vào tháng 11 đến.
BTC trao cờ cho 5 đội dự thi.
Được biết, Olympic Tiếng Anh toàn quốc năm nay được tổ chức với quy mô mở rộng, hướng tới đối tượng SV các trường ĐH, Học viện, CĐ có giảng dạy Tiếng Anh như môn chuyên ngành, thu hút sự tham gia của 55 đội từ các trường ĐH trên toàn quốc dự thi.
Ngoài việc tạo điều kiện gặp gỡ, giao lưu, trao đổi kinh nghiệm học ngoại ngữ và tăng cường hiểu biết lẫn nhau giữa SV các trường ĐH trên cả nước, cuộc thi còn khích lệ phong trào học tiếng Anh trên cả nước, khích lệ SV phấn đấu, rèn luyện.
Video đang HOT
Đặc biệt, từ chủ đề của cuộc thi, SV có cơ hội thể hiện quan điểm của mình về các vấn đề được xã hội quan tâm, từ đó đề xuất các ý tưởng, giải pháp để chung tay góp phần giúp ích cho xã hội, đất nước.
P.Thủy
Theo congandanang
Điều đặc biệt trong lớp học tiếng Anh 1 đô la
Chàng trai 22 tuổi Nguyễn Thanh Long, sinh viên trường đại học Bách khoa Đà Nẵng đã cùng các người bạn của mình sáng lập ra dự án "Tiếng Anh 1 USD".
Các bé được học tập bằng phương pháp mới lạ, hấp dẫn. Ảnh: Vietnamnet.
Sinh ra tại miền quê thôn Gò Hà, xã Hòa Khương, huyện Hòa Vang, TP.Đà Nẵng, em Nguyễn Thanh Long (SN 1997, sinh viên trường đại học Bách khoa Đà Nẵng) đã hiểu và chứng kiến những thiệt thòi của những trẻ em vùng nông thôn là như thế nào, nhất là trong việc tiếp cận và học bộ môn tiếng Anh.
"Tụi nhỏ ở quê đang rất thiếu việc học tiếng Anh đúng nghĩa. Khi đi học đại học, em mới biết hồi nhỏ mình thiệt thòi ra sao. Chính vì vậy, em cùng nhóm bạn bàn bạc với nhau bằng mọi cách giúp đỡ các em ở nông thôn của TP.Đà Nẵng có thể học tiếng Anh một cách tốt nhất" - Long chia sẻ.
Bằng sự ủng hộ từ cộng đồng và nỗ lực của các thành viên, Long cùng nhóm đã lập ra một lớp học với tên gọi "Tiếng Anh 1 đô - Mang tiếng Anh về làng" với mục đích tổ chức các lớp học tiếng Anh miễn phí cho trẻ em ở độ tuổi từ 6 - 11 ở vùng nông thôn ngay tại địa phương các em sinh sống.
Long giải thích, sở dĩ lớp học được mang tên tiếng Anh 1 đô là vì ban đầu các thành viên trong nhóm sẽ đóng góp mỗi người khoảng 25 nghìn đồng, tương đương với 1 đô Mỹ. Bên cạnh đó, các thành viên tham gia vận động kinh phí chủ yếu qua các kênh cá nhân, tận dụng các mối quan hệ của mỗi cá nhân đóng góp mỗi người 1 đô rồi từ nguồn đó nhóm sẽ tích góp mua trang bị dụng cụ học tập và mở các lớp tiếng Anh miễn phí tại từng địa phương nơi các em sinh sống.
Được biết, lớp học diễn ra đều đặn vào thứ 7, chủ nhật hàng tuần. Thành lập từ 1/6, đến nay các bạn trong nhóm "Tiếng Anh 1 đô" đã mở được 2 lớp tại xã Hòa Khương và Hòa Nhơn với hơn 20 học sinh từ 6 đến 11 tuổi.
Các bạn trong nhóm "Tiếng Anh 1 đô" đang soạn một khung chương trình có đến 6 bậc. Sau khi học xong 6 bậc này các em sẽ có khả năng thành thạo tiếng Anh.
Với "Tiếng Anh 1 đô", các bạn nhỏ sẽ được tiếp cận những kỹ năng như: nghe, nói, đọc, viết do chính nhóm tự suy nghĩ ra phương pháp dạy.
Bên cạnh đó, nhóm "Tiếng Anh 1 đô" còn sáng tạo ra phương pháp dạy độc đáo có tên "hình Sin".
Phương pháp này được dạy theo cảm xúc, tâm lý của chính các độ tuổi tiểu học.
"Từ việc lồng ghép trò chơi và kiến thức giúp cho các em sẽ không thấy nhàm chán với tiếng Anh. Mạch cảm xúc của các em sẽ đi theo như "hình Sin" trong toán học, lúc vui là các em sẽ ở đỉnh hình sin, lúc lắng đọng để tiếp nhận kiến thức là ở đáy hình sin. Phương pháp này cực kỳ hiệu quả đối với các em từ 6 đến 11 tuổi." Thành Long phân thích về phương pháp dạy "hình Sin" trên báo Vietnamnet.
Ngoài phương pháp dạy học độc đáo, các bạn trẻ còn đưa học sinh tham gia những hoạt động ngoại khóa nhằm tăng tính tương tác cũng như phát triển kiến thức thực tế.
Nói về dự định tương lai của nhóm, Long cũng tâm sự: "Trước hết, nhóm sẽ mở nhiều lớp hơn tại địa bàn huyện Hòa Vang rồi đến TP, các tỉnh miền trung và trên cả nước. Mặc dù gặp rất nhiều khó khăn nhưng nhóm sẽ luôn cố gắng hết sức".
Thanh Tùng
Theo ĐSPL
Khởi động mùa thi lập trình sinh viên quốc tế ICPC tại Việt Nam Trong 2 ngày 5-6/10/2019, kỳ thi lập trình sinh viên quốc tế ICPC tại Việt Nam chính thức khởi động tại Đại học Bách Khoa - Đại học Đà Nẵng. Đây là vòng thi miền Trung nhằm tìm kiếm các đội xuất sắc tham dự vòng thi quốc gia, vòng thi khu vực, hướng tới vòng chung kết ICPC toàn cầu. Kế tiếp,...