Đại học Bắc Kinh bị tố cáo do liên quan đến ngăn cản sinh viên
Một sinh viên Trung Quốc tố cáo đại học Bắc Kinh tìm cách ngăn cản chiến dịch thu thập chữ ký ủng hộ cựu sinh viên bị hiếp dâm.
Khuôn viên phía trước đại học Bắc Kinh.
Các cựu sinh viên đại học Bắc Kinh (PKU) hồi đầu tháng 4 tố cáo giáo sư Shen Yang đã hiếp dâm và khiến bạn học của họ tự sát vào năm 1998. Một nhóm sinh viên PKU đã khởi động chiến dịch thu thập chữ ký, yêu cầu ban giám hiệu công khai các tài liệu liên quan tới vụ này, nhưng gặp phải sự ngăn trở của lãnh đạo trường đại học, Guardian đưa tin.
Chiến dịch của sinh viên PKU là tâm điểm của phong trào phản đối quấy rối tình dục #MeToo (Tôi lên tiếng) tại nhiều trường đại học Trung Quốc, với mục tiêu tăng cường trách nhiệm của ban giám hiệu trước những vụ cưỡng bức trong ký túc xá. Phong trào này khá bất thường trong môi trường kiểm soát chặt chẽ của Trung Quốc.
Yue Xin, sinh viên năm cuối chuyên ngành ngoại ngữ, đăng bức thư khẳng định PKU đã quấy rối và đe dọa sau khi cô góp chữ ký. Yue thường xuyên bị gọi tới những cuộc họp kéo dài tới nửa đêm với quan chức trong trường. Cô cũng tố cáo ban giám hiệu để ngỏ khả năng cô không được tốt nghiệp, cũng như đặt câu hỏi về phản ứng của gia đình Yue với hành động của cô.
Yue khẳng định giám thị và mẹ cô đã xông vào phòng ký túc lúc 1h sáng ngày 23/4, đánh thức và bắt xóa toàn bộ tài liệu liên quan tới chiến dịch thu thập chữ ký. Sau đó cô bị đưa về nhà và không thể trở lại trường.
Các thông tin về Yue Xin đã bị chặn và bài viết trên mạng của cô bị xóa, nhưng một số người dùng internet tại Trung Quốc đã lưu lại nội dung tố cáo bằng công nghệ mã hóa. Nhiều người chia sẻ hình chụp bức thư được lật úp để tránh rào cản kiểm duyệt trên mạng.
Khoa ngoại ngữ của PKU cho biết đã mời mẹ Yue Xin tới vì không thể liên hệ với cô. “Chúng tôi luôn tôn trọng quyền cơ bản của sinh viên và nỗ lực để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của họ”, PKU ra thông cáo cho biết.
PKU hôm 6/4 thừa nhận giáo sư Shen Yang đã có “quan hệ thầy trò không đúng mực” với nữ sinh viên Gao Yan hồi năm 1998, cho rằng ông “xử lý tình huống một cách vô tình”. Shen bị phạt cảnh cáo vào mùa hè năm 1998, khoảng 4 tháng sau khi Gao tự sát. Giáo sư này đã bác bỏ cáo buộc của các cựu sinh viên, cho rằng đó là những điều “hoàn toàn vô nghĩa”.
Tử Quỳnh
Video đang HOT
Theo Vnexpress
10 đại học đẹp nhất khu vực Đông Á
Đại học Bắc Kinh, trường Công nghệ Nanyang và Kyung Hee được THE Students bình chọn là trường có khuôn viên xanh và kiến trúc độc đáo.
1. Đại học Bắc Kinh (Trung Quốc)
Thành lập năm 1898, Đại học Bắc Kinh luôn được đánh giá cao về khuôn viên và ngày càng nâng cao danh tiếng về mặt học thuật. Trường nằm ở khu vườn ngự uyển của nhà Thanh trước đây, gồm những cảnh quan và tòa nhà được tạo dựng theo phong cách Trung Hoa truyền thống. Ảnh: THE
2. Đại học Công nghệ Nanyang (Singapore)
Trường được ví như thiên đường cho những người nghiện kiến trúc với những tòa nhà độc đáo được thiết kế bởi các kiến trúc sư hàng đầu, nổi bật như tòa nhà trung tâm học tập. Ảnh: Asian Scientist
3. Đại học Kyung Hee (Hàn Quốc)
Được thành lập năm 1949 tại Seoul, Đại học Kyung Hee là sự kết hợp hoàn hảo giữa kiến trúc tân cổ điển và vẻ đẹp tự nhiên. Hàng trăm cây hoa anh đào Hàn Quốc được trồng từ cổng tới tận sân trường là điểm nhấn khiến Kyung Hee trở nên nổi bật hơn và trở thành một điểm tham quan thú vị khi đến Seoul. Ảnh: K-pop House's
4. Đại học Tokyo (Nhật Bản)
Đây là một trong những trường đại học uy tín nhất Nhật Bản. Được thành lập năm 1877, hiện trường có 5 cơ sở ở Hongo, Komaba, Kashiwa, Shirokane và Nakano, trong đó khuôn viên ở Hongo nổi tiếng bậc nhất với những cây Gingko 120 tuổi, hồ cá chép Koi, giảng đường Yasuda và Red Gate - cổng được được xây trong thời Edo, chứa đựng cả một chiều dài lịch sử Nhật Bản. Ảnh: Boomsbeat
5. Đại học Nữ sinh Ewha (Hàn Quốc)
Được thành lập vào năm 1886, Ewha trở thành viện giáo dục đại học đầu tiên ở Hàn Quốc dành cho nữ giới. Trường có không gian xanh rộng lớn cùng những tòa nhà với kiến trúc nổi bật, trong đó tiêu biểu nhất khu phức hợp Ewha Campus - công trình có khuôn viên ngầm lớn nhất Hàn Quốc. Ảnh: Mimoa
6. Đại học Thanh Hoa (Trung Quốc)
Giống như Đại học Bắc Kinh, trường Thanh Hoa cũng nằm trong khu vườn ngự uyển của nhà Thanh xưa với đầy cây xanh, ao sen cùng sự kết hợp giữa các tòa nhà mang kiến trúc phương Tây và truyền thống. Ảnh: THE
7. City University of Hong Kong (Hong Kong, Trung Quốc)
Khuôn viên trường gồm 14 tòa nhà chính với những nét kiến trúc độc đáo, hiện đại, nổi bật là Trung tâm Sáng tạo truyền thông Run Run Shaw. Ảnh: City University of Hong Kong
8. Đại học Nghệ thuật Tama (Nhật Bản)
Thư viện của Đại học Nghệ thuật Tama được nhiều người biết đến với vẻ đẹp hoàn hảo. Kết cấu của công trình này gồm nhiều cột, dầm hình vòng cung đóng vai trò chịu lực đồng thời tạo ra các góc nhìn tự do và độc lập, giúp ích cho sự sáng tạo của sinh viên ngành nghệ thuật. Ảnh: Mimoa
9. Đại học Hạ Môn (Trung Quốc)
Trường tọa lạc ở thành phố Hạ Môn, nơi được mệnh danh là "Hawaii của phương Đông". Nằm bên bờ biển và dưới chân những ngọn đồi, khuôn viên trường giống như khu bảo tồn với hồ nước, những tán cây xanh tốt cùng những tòa nhà mang phong cách độc đáo. Ảnh: Pinterest
10. Đại học Công nghệ Petronas (Malaysia)
Trường tọa lạc ở vị trí đẹp, được bao quanh bởi những ngọn đồi và rừng mưa nhiệt đới. Khuôn viên là một tổ hợp không gian mở với nhiều hồ nước và các tòa nhà hiện đại. Ảnh: Owned
Dương Tâm
Theo vnexpress.net
Hoàn thành đợt khảo sát chính thức đánh giá chất lượng giáo dục tại Trường Đại học Hà Tĩnh Sáng ngày 19/4/2018, Trường Đại học Hà Tĩnh phối hợp với Trung tâm Kiểm định chất lượng giáo dục - Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức bế mạc đợt khảo sát chính thức đánh giá chất lượng giáo dục tại Trường Đại học Hà Tĩnh. Đồng chí Lê Đình Sơn - Ủy viên TW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch...