Đại học Anh truy tặng bằng tốt nghiệp cho nhóm nữ sinh bị phân biệt đối xử
150 năm trước, 7 nữ sinh Đại học Edinburgh bị phân biệt đối xử, bị tòa án phán quyết không bao giờ được thừa nhận tốt nghiệp.
Ngày 6/7, Đại học Edinburgh, Anh, truy tặng bằng tốt nghiệp cho nhóm nữ sinh học ngành y tại trường vào năm 1869. Nhóm “Edinburgh Seven” gồm 7 nữ sinh: Mary Anderson, Emily Bovell, Matilda Chaplin, Helen Evans, Sophia Jex-Blake, Edith Pechey và Isabel Thorne, những phụ nữ đầu tiên học đại học tại Anh.
Trong thời gian học đại học, nhóm nữ sinh phải chịu sự phân biệt đối xử, sự bài xích từ sinh viên nam và cuối cùng bị tòa án phán quyết không bao giờ được thừa nhận tốt nghiệp cũng như không đủ điều kiện làm bác sĩ.
Đáp trả chủ nghĩa phân biệt giới tính lúc bấy giờ, sinh viên nữ đã tổ chức chiến dịch chống lại lệnh cấm của tòa án và được nhiều người ủng hộ, trong đó có Charles Darwin – nhà tự nhiên học nổi tiếng.
Tuy nhiên, mọi thứ trở nên trầm trọng khi nhóm Edinburgh Seven bị sinh viên nam ném bùn khi đang ngồi chờ chuẩn bị thi giải phẫu.
7 sinh viên nữ nhận bằng thay cho nhóm Edinburgh Seven. Ảnh: The Guardian
Video đang HOT
Sau tất cả, nỗ lực của nhóm nữ sinh đã dẫn đến sự thay đổi về luật vào năm 1877, cho phép phụ nữ được học tập trong môi trường đại học tại Anh. Tuy nhiên, sự phân biệt vẫn còn kéo dài hai thập kỷ sau đó, nhiều sinh viên nữ thừa nhận đôi khi phải tự học vì bị giảng viên nam từ chối dạy.
Trong lễ tốt nghiệp hôm qua, Đại học Edinburgh đã cử 7 nữ sinh viên y khoa lên nhận bằng thay cho nhóm “Edinburgh Seven”. Phát biểu với báo giới, Simran Paya, nữ sinh viên y khoa năm thứ ba, người đã nhận bằng thay cho Sophia Jex-Blake chia sẻ: “Chúng tôi rất vinh dự được nhận bằng thay cho những người đi trước. Đối với chúng tôi, họ là nguồn cảm hứng tuyệt vời”.
Peter Mathieson, Hiệu trưởng và đồng phó Hiệu trưởng của Đại học Edinburgh cho biết, rất vui mừng khi nhóm Edinburgh Seven cuối cùng cũng nhận được những gì họ xứng đáng được hưởng.
“Những gì nhóm Ediburgh Seven phải đối mặt và chịu đựng đã thuộc về quá khứ, nhưng vẫn còn những rào cản tồn tại chắn lối các tài năng trẻ ở môi trường đại học. Việc chúng ta phải làm là học hỏi những phụ nữ này và mở rộng cánh cửa cho tất cả người có tiềm năng”, ông nói.
Thanh Hương
Theo Independent/VNE
10 thành phố hàng đầu để tìm việc làm năm 2019 dành cho sinh viên mới ra trường
Một bước ngoặt quan trọng của sinh viên sau khi tốt nghiệp là tìm việc làm. Không chỉ quan tâm đến vị trí công việc, các sinh viên ngày nay còn chú ý đến các yếu tố khác như văn hóa tổ chức, mức lương xứng đáng và địa điểm làm việc.
Bằng việc phân tích dữ liệu công của hàng trăm thành phố, chuyên trang trực tuyến nổi tiếng HousingAnywhere đã đưa ra Top 100 thành phố để tìm việc làm và xếp hạng các thành phố theo sáu yếu tố: số lượng công việc có sẵn, mức lương, chi phí sinh hoạt, điểm khởi nghiệp, chất lượng cuộc sống và tinh thần cởi mở.
Munich được xếp số 1 trong danh sách các thành phố nên tìm kiếm việc làm năm 2019 dành cho sinh viên mới ra trường.
Theo đó, thành phố Munich (Đức) có tổng điểm cao nhất. Thủ phủ xứ Bavaria này là nơi dành cho chất lượng cuộc sống và tinh thần cởi mở, đây là chiến thắng liên tiếp của Munich trong các hạng mục này sau khi Tạp chí lối sống đô thị Monocle gọi đây là thành phố đáng sống nhất thế giới năm ngoái.
Munich cũng là thành phố đứng đầu về "Điểm khởi nghiệp - Startup Score". Công nghệ sinh học, bảo hiểm và Internet vạn vật là những lĩnh vực quan trọng cho các công ty khởi nghiệp ở đây, vì vậy sinh viên mới ra trường có thể quan tâm đến những cơ hội trong lĩnh vực này.
Thành phố San Francisco (Mỹ) xếp thứ hai, nhờ mức lương trung bình cao của lực lượng lao động tại đây (cao nhất trong số tất cả các thành phố được phân tích) và số lượng việc làm cao. Tuy nhiên, dù đây là thành phố với triển vọng nghề nghiệp đầy hứa hẹn trong lĩnh vực công nghệ, những sinh viên mới ra trường vẫn nên lưu ý rằng chi phí thuê nhà và chi phí sinh hoạt tại thành phố này nằm trong nhóm đắt đỏ nhất cả nước.
Zurich (Thụy Sĩ) lọt vào top 3. Cuộc sống cân bằng dường như là chìa khóa ở đây, mở ra một thành phố châu Âu đạt điểm gần như tuyệt đối về mức lương và chất lượng cuộc sống. Tuy nhiên, Zurich cũng nổi tiếng là đắt đỏ với điểm công việc khá thấp.
Moscow (Nga) có số lượng việc làm nhiều nhất, nhưng Aarhus (Đan Mạch) có chất lượng cuộc sống tốt nhất.
10 thành phố hàng đầu để tìm việc làm năm 2019 dành cho sinh viên mới ra trường
Không có gì ngạc nhiên khi Aarhus, Đan Mạch, giành được số điểm hoàn hảo cho chất lượng cuộc sống. Thành phố lớn thứ hai của Đan Mạch tự hào có những công trình nghệ thuật và kiến trúc đáng kinh ngạc, tỷ lệ tội phạm đặc biệt thấp và môi trường tốt cho người nước ngoài.
Các trục đường và những con phố chính đã được quy hoạch thành các không gian công cộng và công viên mới, trong các khu thành thị quy mô lớn để người dân có thể trải nghiệm cuộc sống đô thị tiến bộ.
Trong khi đó, chi phí sinh hoạt thấp nhất là hai thành phố ở Ấn Độ, lần lượt là Mangalore và Hyderabad, tiếp đến là Monterrey (Mexico). Với những người có kế hoạch muốn chu du, sinh sống ở một nước khác cùng mức chi phí hạn hẹp thì đây là những thành phố phù hợp.
Thái Hằng
Theo SIN/Dân trí
Những thí sinh cao tuổi vùng biên: Đi thi THPT quốc gia để làm gương cho con cháu Các con thường động viên: "Mẹ cứ tự tin sẽ làm được, sẽ chiến thắng". Chị Hà Thị Oanh (dân tộc Tày, 45 tuổi) ở Văn Lãng (Lạng Sơn) nhắc lại lời của các con trong nụ cười tươi rói như một lần nữa củng cố niềm tin và tinh thần sẵn sàng vượt qua kỳ thi THPT quốc gia 2019. Không phải...