Đại gia thịt lợn lợi khủng, thời cơ thay nhà thầu TQ
Đại gia Dabaco thu lợi nhuận khủng, ông chủ Tập đoàn Hòa Bình chỉ thời cơ vàng thay thế nhà thầu Trung Quốc… là tin tức nổi bật trong tuần.
Ông chủ tập đoàn Hòa Bình chỉ thời cơ vàng thay thế nhà thầu Trung Quốc
Tại buổi tọa đàm “Khôi phục và phát triển kinh tế TP.HCM trong bối cảnh diễn biến phức tạp của đại dịch Covid-19″ ngày 3/10, nhìn về cơ hội hậu đại dịch Covid-19, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình Lê Viết Hải cho rằng đây là thời cơ vàng để ngành xây dựng Việt Nam thay thế Trung Quốc trên thị trường quốc tế.
Việc phát triển ngành xây dựng ra nước ngoài, qua đó gia tăng tổng sản lượng công nghiệp, theo ông Hải, là đóng góp hiệu quả trong việc đưa Việt Nam vượt bẫy thu nhập trung bình trong thập kỷ tới, tạo tiền đề để đất nước bứt phá trở thành một quốc gia hùng mạnh.
Ông ‘trùm’ xây dựng Lê Viết Hải
Ông chủ Tập đoàn Hòa Bình chỉ ra cơ sở để đưa ra nhận định này, đó là: năng lực cạnh tranh của ngành xây dựng Việt Nam, nhu cầu thay thế nhà thầu Trung Quốc của nhiều nước và các quốc gia sẽ lấy xây dựng làm đòn bẩy khôi phục kinh tế sau đại dịch.
Bởi vậy, ông Lê Viết Hải đề nghị cần nắm bắt cơ hội này, nhanh chóng huy động mọi nguồn lực để doanh nghiệp Việt Nam có thể kịp thời thay thế nhà thầu Trung Quốc ở thị trường nước ngoài.
Đại gia thịt lợn thu 43 tỷ đồng mỗi ngày
Tại buổi họp đánh giá kết quả sản xuất kinh doanh quý III và triển khai nhiệm vụ quý IV, ông Nguyễn Như So, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tập đoàn Dabaco Việt Nam, cho biết doanh thu quý III của tập đoàn ước tính đạt 3.565 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế khoảng 386 tỷ.
So với cùng kỳ năm 2019, doanh thu của Dabaco tăng 97% còn lợi nhuận gấp gần 20 lần. So với quý gần nhất, doanh thu của Dabaco tăng trưởng 15% (quý II doanh thu 3.106 tỷ đồng) nhưng lãi sau thuế giảm gần 3% (quý II lãi sau thuế đạt 397 tỷ đồng).
Video đang HOT
Lũy kế 9 tháng, doanh thu của Dabaco ước đạt 11.757 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế ước tính 1.136 tỷ đồng. Đây là kết quả lợi nhuận cao nhất mà doanh nghiệp này từng ghi nhận được trong 9 tháng đầu năm.
Tính bình quân trong giai đoạn này, mỗi ngày Dabaco ghi nhận 43 tỷ đồng doanh thu và 4,14 tỷ đồng tiền lãi.
So với kế hoạch kinh doanh cả năm (13.203 tỷ đồng doanh thu và 457 tỷ đồng lợi nhuận), Dabaco đã hoàn thành 89% chỉ tiêu doanh thu và 248% chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế dù mới đi qua 2/3 chặng đường của năm 2020.
Trên thị trường chứng khoán, cổ phiếu DBC của Dabaco có đà tăng phi mã kể từ cuối tháng 3 đến nay. Chốt phiên 1/10, cổ phiếu này đóng cửa ở mức giá 48.700 đồng/cổ phiếu, tăng 2,6% so với phiên trước đó và tăng gấp hơn 3 lần thị giá so với cuối tháng 3.
Diêm Thống nhất hết bán diêm
Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) vừa thông báo về việc hủy đăng ký giao dịch 2,2 triệu cổ phiếu DTN của CTCP Diêm Thống Nhất từ 21/10/2020. Cổ phiếu DTN sẽ giao dịch phiên cuối trên Upcom vào ngày 20/10/2020.
Nguyên nhân hủy đăng ký giao dịch do CTCP Diêm Thống Nhất không còn đáp ứng điều kiện là công ty đại chúng.
Diêm Thống Nhất đưa cổ phiếu lên sàn giao dịch từ năm 2014 với giá tham chiếu trong ngày giao dịch đầu tiên 12.000 đồng/cổ phiếu. Từ khi lên sàn, cổ phiếu DTN chịu cảnh hầu như không có thanh khoản.
Theo Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông bất thường năm 2019, Diêm Thống Nhất đã thông qua quyết định dừng sản xuất diêm từ năm 2020. Công ty dự kiến chỉ dừng sản xuất diêm đại trà với mảng bán lẻ, nhưng vẫn tiếp tục sản xuất các loại diêm quảng cáo theo nhu cầu của khách hàng.
Dù là một doanh nghiệp có thương hiệu, tuổi đời khá lâu trên thị trường nhưng Diêm Thống Nhất gặp khó khăn trong những năm gần đây. So với cách đây gần thập kỷ với mức tiêu thụ hơn 180 triệu bao diêm, sản lượng diêm hộp của Diêm Thống Nhất năm 2018 chỉ còn chưa tới 100 triệu bao, giảm hơn 45%.
Bảo mật danh tính hơn 100 “đại bàng” đang chuyển dịch đầu tư vào Việt Nam
Tại cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 9, ông Trần Quốc Phương – Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, thu hút đầu tư nước ngoài dưới tác động của dịch Covid-19 và cục diện đầu tư trên thế giới cho thấy đang diễn ra sự dịch chuyển trụ sở sản xuất, kinh doanh của của các tập đoàn, doanh nghiệp lớn từ nước này sang nước kia.
Trong dòng dịch chuyển này, Việt Nam được cộng đồng đồng quốc tế đánh giá là điểm đến hấp dẫn.
Từ đầu năm đến nay, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã tiếp xúc với một số nhà đầu tư, tổ chức các cuộc xúc tiến đầu tư trực tuyến (do Covid) với các đối tác khu vực châu Á như Nhật Bản, Singapore hay Pháp, khu vực châu Âu.
Về tên tuổi của các nhà đầu tư cụ thể, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, vì lí do bảo mật thông tin và giữ cho các nhà đầu tư trong kế hoạch sắp tới của mình nên không thể nêu tên. Đây là sự tôn trọng của Việt Nam đối với các nhà đầu tư trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt giữa các thị trường và cạnh tranh giữa chính các nhà đầu tư với nhau.
Trước đó, thông tin từ Bộ Ngoại giao cho biết, có 126 nhà đầu tư là các tập đoàn lớn trên thế giới có mong muốn chuyển dịch đầu tư vào Việt Nam.
Khách sạn siêu sang dát vàng ở Việt Nam lên báo nước ngoài
Hôm 3.7, Reuters - một trong những hãng tin lớn nhất thế giới, có trụ sở chính tại Anh - đã đưa tin về khách sạn 5 sao siêu sang dát vàng ở Hà Nội, Việt Nam.
Bồn tắm dát vàng ở khách sạn Golden Lake (ảnh: Reuters)
Tất cả bồn tắm, bồn rửa mặt, thậm chí là bồn cầu của khách sạn Golden Lake ở Hà Nội, Việt Nam đều được dát một lớp vàng rất bắt mắt, theo Reuters.
Khách sạn Golden Lake hy vọng sẽ thu hút nhiều du khách có sở thích trải nghiệm sự xa xỉ tới Việt Nam - nơi ngành công nghiệp du lịch đang dần phục hồi sau dịch Covid-19.
Khách sạn Golden Lake thuộc sở hữu của Tập đoàn Hòa Bình và được quản lý bởi Tập đoàn Wynham (Mỹ).
"Ở thời điểm hiện tại, chưa có khách sạn nào như Golden Lake trên toàn thế giới", ông Nguyễn Hữu Dương - chủ sở hữu khách sạn và cũng là chủ của Tập đoàn Hòa Bình - cho biết.
Hồ bơi vô cực trên tầng thượng của Golden Lake cũng được lát gạch vàng 24 karat. Phòng khách và phòng tắm của khách sạn này cũng được viền bằng kim loại màu vàng.
Với giá phòng 250 USD/đêm, Golden Lake nằm trong phân khúc khách sạn hạng siêu sang của Hà Nội, theo Reuters.
Bồn cầu cũng được dát vàng (ảnh: Reuters)
Một phòng ngủ ở khách sạn Golden Lake (ảnh: Reuters)
"Tôi đã thay đổi suy nghĩ về thứ gì được cho là xa xỉ nhất. Các khách sạn hạng sang khác trên thế giới thường dùng cẩm thạch để làm gạch, nhưng ở Golden Lake, tất cả mọi thứ đều được dát vàng, kể cả là chiếc chậu rửa", một vị khách 62 tuổi trải nghiệm khách sạn dát vàng tỏ ra thích thú.
Việt Nam đã kiểm soát thành công dịch Covid-19 khi chỉ ghi nhận 350 ca nhiễm và không có trường hợp nào tử vong.
Ông Nguyễn Hữu Dương nói với Reuters, nếu không phải do ảnh hưởng từ dịch bệnh, khách sạn của mình có thể đã kín phòng.
Theo tiết lộ của ông Dương, khoảng 1 tấn vàng đã được sử dụng để dát trong khách sạn.
Báo nước ngoài trầm trồ về khách sạn dát vàng ở Việt Nam Nhiều báo đài thế giới đã đưa tin và hình ảnh 'tỏa sáng' về một khách sạn 5 sao tại thủ đô Hà Nội được dát vàng từ bức tường bên ngoài cho đến nội thất bên trong. Một du khách chụp ảnh bên bể bơi vô cực tại khách sạn Dolce Hanoi Golden Lake. Ảnh: Reuters Hãng thông tấn Reuters (Anh) cho...