Đại gia công nghệ trốn hàng tỷ USD tiền thuế như thế nào?
Vừa bị EU bắt hoàn trả số tiền trốn thuế lên tới 14,5 tỷ USD, nhưng Apple không phải là trường hợp duy nhất. Rất nhiều hãng công nghệ đang ngụp lặn trong các “thiên đường thuế”.
Phán quyết mới nhất là chỉ dấu cho thấy EU sẽ tiếp tục mạnh tay với các tập đoàn công nghệ nổi tiếng về né thuế khôn khéo như Apple, Google, Microsoft, Facebook, Amazon… Tuy nhiên, đó sẽ là cuộc chiến dài bởi nơi đó đang quy tụ những bộ óc cực kỳ thông minh biết cách trốn thuế thế nào cho hợp pháp nhất.
Và nói chung cả Silicon Valley đều “cùng một giuộc” trong vấn đề này. Chẳng ai dại gì đóng thuế trong khi có cách biến tiền thuế đó thành tiền hợp pháp của mình.
Bằng cách bán quyền sở hữu trí tuệ (thường rất đắt đỏ) cho chi nhánh “con rối” ở nước ngoài, các công ty công nghệ tìm cách chuyển lợi nhuận tới những quốc gia có mức thuế cực thấp hơn như Ireland. Nhưng đó mới chỉ là khởi điểm.
Việc cấp phép quyền sở hữu trí tuệ (IP) lần nữa cho một đơn vị bình phong thứ hai tại Ireland, thường được giao toàn bộ doanh thu toàn cầu của công ty đó, chẳng khác gì chuyển lại tiền cho bên A (vốn được phù phép không có bất cứ doanh thu nào).
Rồi bên A lại đóng trụ sở tại vùng Caribe nên theo luật Ireland họ không phải chịu một đồng thuế thu nhập nào. Nhưng để mang tiền về Mỹ lại cả một vấn đề. Trốn được hàng tỷ USD tiền thuế ở nước ngoài, nhưng để mang được số tiền đó về Mỹ phải qua cửa ải Sở Thuế vụ Hoa Kỳ (IRS).
Chiêu bài luồn lách
Để giảm thấp nhất số thuế phải nộp, Facebook đã chơi bài “Double Irish”, chuyển 1 tỷ USD tiền thanh toán cho sở hữu trí tuệ từ một công ty Ireland sang công ty kia (cũng của Ireland), và một trong hai công ty đó được kiểm soát từ quần đảo Cayman.
Sơ đồ trốn thuế của các hãng công nghệ lớn.
Trong khi đó, ngoài chiêu “Double Irish”, Google còn dùng bài “Dutch Sandwich”, chuyển 10,8 tỷ USD qua Amsterdam để tránh bị Ireland đánh thuế thu nhập.
Còn Apple mua iPhone từ Trung Quốc thông qua chi nhánh Ireland, rồi bán cho các nhà phân phối riêng của Apple. Năm 2012, toàn bộ khoản doanh thu 63,9 tỷ USD từ iPhone và lợi nhuận vòng kiểu này đã được chuyển tới Ireland.
Microsoft lại chơi bài khác. Hãng bán quyền khai thác thị trường Mỹ cho một chi nhánh ở Puerto Rico. Công ty này sao chép phần mềm của đại bản doanh Redmond (Microsoft) rồi bán cho các nhà phân phối tại Mỹ, kiếm doanh thu 6,3 tỷ USD mà chẳng mất đồng thuế nào.
Microsoft Singapore từng chuyển 3 tỷ USD tiền sở hữu trí tuệ cho một công ty vỏ bọc ở Bermuda (không phải chịu thuế doanh nghiệp).
Thiên đường thuế
Quần đảo Cayman được coi là một trong những “thiên đường” thuế yêu thích của nhiều tập đoàn công nghệ lớn như Apple, Facebook, Google, Microsoft… Từng là khu vực nổi tiếng với cướp biển, nay Cayman có số doanh nghiệp đăng ký nhiều hơn số dân. Đây cũng là trung tâm tài chính lớn thứ 6 thế giới.
Nhiều công ty đăng ký địa chỉ tại Quần đảo Cayman chỉ để trốn thuế.
Các dịch vụ tài chính ở đây chiếm hơn nửa GDP của cả quốc gia, tuy nhiên không phải công ty nào cũng có văn phòng ở đây, đôi khi chỉ có duy nhất địa chỉ.
Tại Cayman có một tòa nhà nổi tiếng là Ugland House, nơi có hơn 19.000 công ty đăng ký địa chỉ ở đây. Tổng thống Mỹ Obama từng nói: “Nếu đây [Ugland House] không phải tòa nhà lớn nhất thế giới thì đích thị nó là nơi trốn thuế lớn nhất thế giới”.
“Thiên đường thuế” tiếp theo là Quần đảo Virgin của Anh. Đây cũng là một trong những trung tâm tài chính nước ngoài quan trọng nhất thế giới. Có hơn 800 ngàn công ty đặt trụ sở tại Quần đảo Virgin trong khi dân số chỉ có vỏn vẹn 28 ngàn người.
Video đang HOT
Trong khi đó, Bermuda – cái tên nổi tiếng với truyền thuyết “Tam giác quỷ Bermuda” lại là địa điểm trốn thuế yêu thích của Google. Hãng này từng “tiết kiệm” được 2 tỷ USD tiền thuế thu nhập toàn cầu năm 2011 bằng cách chuyển 9,8 tỷ doanh thu của hãng tới các công ty vỏ bọc tại Bermuda.
Đảo Guernsey là “thiên đường” cho kinh doanh game và cờ bạc trực tuyến.
Với những công ty làm game trực tuyến, đặc biệt là kinh doanh cờ bạc trực tuyến, thì đảo Guernsey – thuộc địa Hoàng gia của Anh trong eo biển Măng-sơ về phía bờ biển Normandie, chính là “thiên đường”.
Hạ tầng mạng tại Guernsey được đánh giá là tốt nhất thế giới. Các đường cáp quang bảo mật và siêu nhanh nối với hệ thống máy chủ cực mạnh là tất cả những gì mà các doanh nghiệp cần.
Guernsey cung cấp dịch vụ hosting cho hàng trăm doanh nghiệp game và cờ bạc trực tuyến với lưu lượng hơn bất cứ địa điểm nào trên thế giới. Guernsey không thu thuế cờ bạc và thuế thu nhập doanh nghiệp.
Một “thiên đường thuế” khác không thể không nhắc tới là thủ đô Luanda của Angola. Luanda là thành phố đắt đỏ nhất thế giới mặc cho 2/3 dân số Angola sống trong đói nghèo với thu nhập chưa tới 2 USD/ngày. Mỗi năm có khoảng 150 ngàn trẻ em Angola chết trước 5 tuổi do các nguyên nhân liên quan tới nghèo đói.
Phần lớn GDP Angola đến từ dầu mỏ, kim cương và các ngành công nghiệp khai khoáng. Đất nước này mất khoảng 80 tỷ USD trong khoảng thời gian từ 1970 tới 2008 do chính sách miễn thuế cho các doanh nghiệp nước ngoài.
Lý lẽ của kẻ giàu
Khi bị chất vấn về vấn đề trốn thuế tại Ireland, giám đốc điều hành Apple Tim Cook đã thẳng thừng nói rằng Ireland phải chọn một trong hai: Tiền thuế hoặc việc làm. Apple không thể mang lại cả hai điều này.
Trong suốt 25 năm hiện diện tại Ireland, Apple đã tạo hàng nghìn công ăn việc làm cho người dân tại đây. Tính tới năm 2015, hãng đã có 5.000 nhân viên người Ireland, ngoài ra sắp còn thêm 1.000 nhân viên nữa làm việc tại trụ sở ở Cork.
Thực tế, Apple đã “bắt tay” với Ireland khi làm ăn tại nước này. Có vẻ như Ireland đã đồng ý đánh thuế ở mức cực thấp nếu Apple chấp nhận đặt toàn bộ hoạt động kinh doanh tại châu Âu ở nước này.
Trong khi đó, Eric Schmidt, CEO Google, từng rất tự hào về chuyện “trốn thuế”. “Tôi tự hào về cơ cấu mà chúng tôi đã thiết lập… Đó gọi là chủ nghĩa tư bản. Chúng tôi tự hào là các nhà tư bản. Tôi chưa bao giờ nhầm lẫn về điều này”, Eric Schmidt khoe khoang.
Gia Nguyễn
Theo Zing
10 quốc gia có lập trình viên tốt nhất thế giới
Đáng ngạc nhiên nhất là Mỹ, vốn nổi tiếng với Silicon Valley, lại không nằm trong danh sách top 10 "thiên đường" của dân học lập trình.
Lập trình viên - nghề sống bằng bàn phím.
Ngạc nhiên nữa là Ấn Độ, vốn được coi là thị trường out-sourcing phần mềm lớn nhất thế giới, cũng không nằm trong danh sách này. Khảo sát của HackerRank xếp Mỹ ở trị ví thứ 28, còn Ấn Độ là 31.
Xếp hạng của HackerRank dựa trên nghiên cứu với 1,5 triệu chuyên gia lập trình. Những người này đến tới nhiều quốc gia khác nhau. Kỹ năng của họ phản ánh chất lượng đào tạo lập trình tại quốc gia đó.
Những người này được yêu cầu giải quyết các bài toán về lập trình trên website HackerRank. Kết quả xếp hạng căn cứ vào tốc độ và độ chính xác giải quyết các thách thức này.
Mặc dù Mỹ và Ấn Độ có số người tham gia nghiên cứu này nhiều nhất nhưng kết quả lại rất tệ hại. Danh sách top 10 có những cái tên ít ai ngờ tới.
10. Italy
Các chuyên gia lập trình Italy được đánh giá cao về kỹ năng cơ sở dữ liệu và hướng dẫn. Riêng hai lĩnh vực này, người Italy xếp thứ 2.
Đại học Napoli Federico II, nơi dạy lập trình do Apple xây dựng tại Italy.
Có vẻ như HackerRank không phải là tổ chức duy nhất đánh giá cao kỹ sư lập trình Italy. Trước đó, Apple đã mở trường đào tạo mới cho 600 kỹ sư lập trình tại Đại học Napoli Federico II trên bờ biển Italy.
9. Cộng hòa Séc
Thủ đô Prague xinh đẹp và cổ kính của Cộng hòa Séc.
Kỹ sư lập trình Cộng hòa Séc vượt trội về khả năng "kịch "shell scripting". Họ còn xếp thứ 2 về khả năng giải quyết các thách thức toán học trênHackerRank. Những kỹ năng tổng quát giúp Séc đứng vị trí thứ 9 trong số những quốc gia có kỹ sư lập trình tốt nhất.
8. Pháp
Dân lập trình Pháp nổi tiếng về kỹ năng C .
Lập trình viên của Pháp vượt trội về C với lý do đơn giản: Học sinh được học ngôn ngữ lập trình từ cấp phổ thông theo một chính sách mới có từ tháng 6/2014.
7. Đài Loan (Trung Quốc)
Đài Loan là nơi đặt đại bản doanh của nhiều hãng công nghệ.
Đứng ở vị trí số 7, các lập trình viên Đài Loan có kỹ năng cơ sở dữ liệu, lập trình chức năng, thuật toán và cấu trúc dữ liệu rất tốt, đặc biệt là khả năng vượt trội về sử dụng ngôn ngữ lập trình Python.
6. Nhật Bản
Robot thông minh Nhật Bản nổi tiếng khắp thế giới.
Lập trình viên Nhật Bản đạt kết quả tốt nhất khi giải quyết các thách thức về trí tuệ nhân tạo (AI). Thực tế, đất nước Mặt trời mọc này đang có nhiều đột phá về AI, nhất là loại robot thông minh. Mùa hè vừa rồi, Đại học Tokyo đã cứu mạng một người phụ nữ bằng trí tuệ nhân tạo.
5. Hungary
Ngay cả học sinh tiểu học Hungary đã được học lập trình.
Xếp hạng ở vị trí khá cao, các lập trình viên Hungary đạt kỹ năng hướng dẫn vượt trội. Cũng không ngạc nhiên lắm bởi Hungary là thành viên đầu tiên của châu Âu đưa lớp học lập trình máy tính vào hệ thống giáo dục quốc gia, cả ở bậc tiểu học và trung học.
4. Thụy Sỹ
Xứ sở hoa Tulip là nơi sản sinh ra ngôn ngữ lập trình Pascal.
Trong số 15 thử thách lập trình trên HackerRank, Thụy Sỹ đứng trong top 5 của 9 mục - là một trong những gương mặt lập trình sáng giá nhất. Thụy Sĩ cũng là nơi sinh ra Pascal, một trong những ngôn ngữ lập trình đầu tiên của máy tính. Ngoài ra, Thụy Sỹ cũng xếp thứ 1 trong báo cáo năm 2016 về Chỉ số Đổi mới Toàn cầu.
3. Ba Lan
Dân lập trình Ba Lan nổi tiếng về ngôn ngữ Java.
Lập trình viên Ba Lan có kỹ năng xuất sắc về Java, vốn là ngôn ngữ ưa thích của dân lập trình hiện nay. Cũng như nhiều quốc gia đứng đầu danh sách, Ba Lan có các lớp học lập trình từ rất sớm cho học sinh.
2. Nga
Lập trình viên của Nga có kỹ năng thuật toán xuất sắc.
Việc Nga đứng gần đầu danh sách không có gì ngạc nhiên. Từ lâu, Nga đã là quốc gia nổi tiếng với các thuật toán, vốn là thách thức được đánh giá rất cao trên HackerRank.
1. Trung Quốc
Trung Quốc được xem là nơi đào tạo lập trình viên xuất sắc nhất.
Ở vị trí quán quân trong bảng xếp hạng của HackerRank là Trung Quốc. Dân lập trình Trung Quốc có chất lượng đồng đều nhưng tập trung chủ yếu ở các mặt mạnh: cấu trúc dữ liệu, toán học và lập trình chức năng.
Gia Nguyễn
Theo Zing
Thung lũng Silicon có còn độc tôn trong làng công nghệ? Thung lũng Silicon giờ không còn là khái niệm thuộc về địa lý, mà đã trở thành biểu tượng, nguồn cảm hứng, nuôi dưỡng tư duy và nếp văn hóa dành cho dân công nghệ. Năm 1991, dựa trên ý tưởng về một siêu văn bản, Tim Berners Lee đã phát minh ra World Wide Web (WWW), mở ra cuộc cách mạng, đưa...