“Đại dương” rắc rối ông Biden phải đương đầu sau thời ông Trump
Trên tất cả các mặt, thế giới hiện tại là một nơi nguy hiểm hơn nhiều so với 4 năm trước, khi ông Trump vừa nhậm chức Tổng thống, CNN bình luận.
Chính quyền mới của ông Biden phải đối mặt với vô vàn thách thức sau lễ nhậm chức ngày 20.1 năm sau (ảnh: AP)
Chương trình vũ khí hạt nhân của Triều Tiên ngày càng phát triển. Bất chấp những lá thư qua lại và “mối quan hệ cá nhân tốt đẹp” với ông Kim Jong Un mà ông Trump nói, vũ khí hạt nhân của Bình Nhưỡng đang là vấn đề khiến Mỹ và Hàn Quốc đặc biệt lo ngại.
Việc ông Trump vội vàng quyết định rút quân khỏi Afghanistan và Iraq sẽ khiến ông Biden “đau đầu” ở Trung Đông.
Tiếp theo là dịch Covid-19 đang bùng phát mạnh ở Mỹ và còn vô vàn những rắc rối khác. Tất cả dồn lên đôi vai của người đàn ông vừa bước sang tuổi 78.
Trong bối cảnh quốc tế được giới chuyên gia nhận xét là “đáng sợ” này, không có gì ngạc nhiên khi ông Biden chọn cho mình một nội các dày dạn kinh nghiệm. Ông Biden không muốn gì hơn lúc này là lập tại trật tự, nơi Mỹ luôn đi đầu trong quan hệ quốc tế.
Ông Biden sắp chọn Bộ trưởng Quốc phòng cho chính quyền của mình. Nhiều người cho rằng vị trí này sẽ dành cho Michele Flournoy hoặc Jeh Johnson – hai quan chức từng làm việc ở Lầu Năm Góc dưới thời ông Obama.
Video đang HOT
Điều may mắn đối với ông Biden là ông được các đồng minh thân cận hết sức ủng hộ, đặc biệt là các nước thuộc khối NATO.
Ngoài ra, có một vài mục tiêu khá đơn giản mà ông Biden sẽ làm ngay sau khi nhậm chức Tổng thống. Đầu tiên là tái gia nhập Hiệp định Paris về chống biến đổi khí hậu, tiếp theo, ông Biden sẽ đảo ngược quyết định rời Tổ chức Y tế (WHO) của chính quyền ông Trump.
Trung Quốc là một trong những “bài toán” khó giải nhất đối với ông Biden (ảnh: Asia Times)
Một trong những vấn đề khiến ông Biden “đau đầu” nhất đó là quyết định giảm số lượng binh sĩ Mỹ tại Afghanistan từ 4.500 xuống còn 2.500 vào giữa tháng 1 năm sau.
Không tổng thống nào muốn sau khi rút quân lại phải tái gửi quân đến Trung Đông. Ông Trump muốn rút quân ở cả Iraq và ông Biden hiểu rõ điều gì sẽ xảy ra nếu quân đội Mỹ làm vậy.
Năm 2011, chính quyền Obama rút toàn bộ quân đội Mỹ ra khỏi Iraq. Ba năm sau, Nhà nước Hồi giáo tự xưng IS kiểm soát phần lớn Iraq và ông Obama phải gửi hàng nghìn binh sĩ trở lại chiến trường.
Ông Biden cũng sẽ cân nhắc việc tái tham gia thỏa thuận hạt nhân với Iran. Theo các chuyên gia, Iran chưa khiến Mỹ lo ngại bằng tầm ảnh hưởng lan rộng của Trung Quốc lúc này.
Việc kiềm chế sức mạnh đang trỗi dậy của Trung Quốc, bảo vệ tốt các đồng minh châu Á, ngăn cản Bắc Kinh biến Biển Đông, Biển Hoa Đông thành “ao làng” nhưng vẫn giữ được quan hệ kinh tế, thương mại ổn định là nhiệm vụ cực kỳ khó khăn đối với chính quyền của ông Biden.
Tuy nhiên, nhiều chính trị gia Lưỡng viện Mỹ đang đặt nhiều niềm tin vào kinh nghiệm và bản lĩnh ngoại giao của ông Biden.
Cuối cùng, ông Biden và nội các phải xử lý dịch Covid-19 đang bùng phát mạnh ở Mỹ và toàn cầu.
Sẽ mất thêm nhiều tháng để vắc xin Covid-19 chính thức được sử dụng ở Mỹ. Từ giờ đến thời điểm đó, ông Biden phải tìm mọi cách ngăn chặn đà lây lan của dịch bệnh, song song với khôi phục nền kinh tế đang rơi vào trì trệ.
Gạt "Nước Mỹ trên hết" của ông Trump, ông Biden quyết đưa "Nước Mỹ trở lại"
Ông Biden và nội các trong nhiệm kỳ tới sẽ phải đối mặt với không ít thách thức trong mục mục tiêu đưa "Nước Mỹ trở lại" sau khi gạt bỏ chiến lược "Nước Mỹ trên hết" của ông Trump.
Ông Joe Biden công bố các nhân vật được đề cử cho các vị trí quan trọng trong chính quyền tương lai. (Ảnh: Reuters)
Khi công bố các ứng viên nội các cho chính quyền tương lai, ông Joe Biden đã tuyên bố sẽ đưa "Nước Mỹ trở lại" vai trò lãnh đạo trên trường quốc tế, đối lập với chính sách "Nước Mỹ trên hết" của Tổng thống Donald Trump.
Nhưng đội ngũ mà ông Biden lựa chọn cho các vị trí quan trọng trong chính quyền tương lai chắc chắn sẽ sớm phải đối mặt với núi thách thức khi tình hình thế giới đã trở nên phức tạp hơn nhiều so với cách đây 4 năm.
Chương trình hạt nhân Triều Tiên dường như đã có tiến triển bất chấp những bức thư với lời lẽ "có cánh" của lãnh đạo hai bên. Việc ông Trump vội vã rút quân khỏi Iraq và Afghanistan khi chính quyền sở tại vẫn trong quá trình hòa đàm với Taliban sẽ khiến người kế nhiệm khó xoay xở hơn. Không tổng thống Mỹ nào muốn rơi vào tình thế phải đưa quân trở lại Afghanistan.
Đó là chưa kể đến các lệnh trừng phạt mới áp đặt lên Iran có thể khiến quan hệ giữa Washington và Tehran căng thẳng hơn và khiến chính quyền của ông Biden sẽ khó khăn hơn khi theo đuổi mục tiêu đưa Mỹ tham gia trở lại thỏa thuận hạt nhân Iran. Mặc dù ông Biden phát tín hiệu sẽ khôi phục thỏa thuận nhưng đến nay Iran phát đi những thông điệp trái ngược. Ngoài ra, việc Mỹ liệt nhóm Houthi ở Yemen vào danh sách khủng bố có thể đe dọa đến bất kỳ nỗ lực nào của Washington nhằm giúp chấm dứt xung đột ở quốc gia Trung Đông này.
Một thách thức không nhỏ nữa là kiềm chế sự trỗi dậy của Trung Quốc, ngăn các hành động bành trướng của Bắc Kinh ở các vùng biển trong khu vực như Biển Đông, biển Hoa Đông, nhưng không để ảnh hưởng đến mối quan hệ kinh tế giữa hai cường quốc.
Đại dịch Covid-19 cũng có xu hướng diễn biến phức tạp hơn. Kể từ khi dịch bắt đầu bùng phát, Mỹ đã ghi nhận hơn 268.000 người chết và hơn 13,1 triệu ca mắc Covid-19. Mỹ hiện vẫn là ổ dịch lớn nhất thế giới.
Trong bối cảnh đó, những nhân vật được ông Biden lựa chọn cho các vị trí quan trọng về an ninh quốc gia và đối ngoại cho thấy mong muốn của ông là lập lại trật tự và coi trọng năng lực, kinh nghiệm. Antony Blinken, người được lựa chọn cho chức ngoại trưởng, là một nhân vật quen thuộc với nhiều lãnh đạo quốc tế do từng phục vụ trong chính quyền cựu tổng thống Barack Obama ở cương vị thứ trưởng ngoại giao và phó cố vấn an ninh quốc gia. Ông Blinken có thời gian làm việc gần 20 năm với ông Biden. Ông Blinken được cho là sẽ khẳng định lại cam kết với các đồng minh lâu năm của Mỹ rằng Washington lấy lại vị thế để kiềm chế các mối đe dọa.
Ông Biden cũng lựa chọn bà Avril Haines cho vị trí giám đốc Cơ quan tình báo quốc gia, ông Jake Sullivan cho chức cố vấn an ninh quốc gia, bà Linda Thomas-Greenfield cho chức đại sứ Mỹ tại Liên Hợp Quốc, ông Alejandro Mayorkas cho chức bộ trưởng an ninh nội địa. Chức bộ trưởng quốc phòng có thể sẽ được gửi gắm cho bà Michele Flournoy, một cựu quan chức Lầu Năm Góc dưới thời ông Obama, hoặc một nhân vật kỳ cựu khác trong chính quyền ông Obama là Jeh Johnson. Cho dù ai được lựa chọn thì một điều chắc chắn rằng họ sẽ phải đối mặt với thách thức lớn phía trước để thực hiện cam kết "Đưa nước Mỹ trở lại" như cam kết mà ông Biden đưa ra.
Tên miền Donald Trump tranh cử 2024 đã bị thâu tóm Hai nghệ sĩ hài đã mua tên miền trang web tranh cử tổng thống mà ông Trump có thể dùng tới vào năm 2024 và tuyên bố họ sẽ bàn giao nếu ông chịu thừa nhận đã thua trong cuộc bầu cử năm nay. Tổng thống Mỹ Donald Trump (Ảnh: Reuters) Theo Guardian , "chiến dịch tranh cử tổng thống năm 2024" của...