Đại dương bị axit hóa khiến sinh vật biển khó ‘đánh hơi’ kiếm mồi

Theo dõi VGT trên

Tạp chí Hakai cho biết giới khoa học phát hiện quá trình axit hóa đại dương khiến khả năng cảm nhận của vài loài sinh vật biển yếu kém đi.

Cua Dungeness săn mồi hiệu quả nhờ cặp râu cảm nhận hóa chất của mình. Nhưng chiến lược vượt thời gian này dường như đang gặp rủi ro. Một nghiên cứu mới ghi nhận việc đại dương bị axit hóa làm cặp râu ấy hoạt động kém hẳn đi.

Thả cua Dungeness vào nước có tính axit cao hơn bình thường một chút – môi trường hiện tại ở một số hệ sinh thái ven biển và có thể lan rộng vào năm 2100 nếu con người tiếp tục thải ra lượng khí nhà kính cao, đội ngũ nhà nghiên cứu Đại học Toronto Scarborough phát hiện cua cần tiếp xúc cadaverine (hóa chất gây ra mùi thối ở động vật) nồng độ cao gấp 10 lần bình thường thì mới nhận ra con mồi.

Đại dương bị axit hóa khiến sinh vật biển khó đánh hơi kiếm mồi - Hình 1

Không chỉ cua Dungeness gặp rắc rối. Có nguy cơ quá trình axit hóa đại dương sẽ tước đi các tín hiệu hóa học quan trọng của nhiều loài sinh vật biển khác.

Theo nhà sinh thái học Jorg Hardege (Đại học Hull): “Hầu hết hóa chất trong nước biển đều bị ảnh hưởng”.

Giống như động vật trên cạn ngửi và nếm hóa chất để thu thập thông tin quan trọng, không ít sinh vật biển dựa vào tín hiệu hóa học để phát hiện thức ăn, xác định vị trí bạn tình tiềm năng hoặc tránh kẻ săn mồi. Mỗi tín hiệu là một phân tử với cấu trúc hóa học và hình dạng vật lý riêng biệt giúp cơ chế cảm nhận hoạt động hiệu quả.

Nhưng tất cả hóa chất đều trôi nổi nên dễ bị ảnh hưởng bởi một loạt phản ứng hóa học. Ông Hardege lý giải nước có tính axit cao hơn sẽ có nhiều ion hydro điện tích dương trôi nổi hơn, số ion này liên kết với hóa chất trong nước khiến hóa chất thay đổi hình dạng hoặc liên kết với cơ quan thụ cảm của sinh vật làm thay đổi cách chúng cảm nhận tín hiệu hóa học.

Cách cảm thận tín hiệu hóa học thay đổi có thể khiến sinh vật thay đổi hành vi. Một nghiên cứu mà ông Hardege là đồng tác giả ghi nhận độ axit trong nước tăng nhẹ làm thay đổi hình dạng hóa chất thúc đẩy cua xanh châu Âu quạt nước cho trứng nhằm cung cấp oxy và loại bỏ chất thải. Cua sống ở môi trường như vậy ít nhạy cảm với tín hiện hóa học này hơn, lượng hóa chất phải tăng gấp ít nhất 10 lần chúng mới bắt đầu quạt nước.

Video đang HOT

Một nghiên cứu khác do Đại học British Columbia, Đại học MacEwan hợp tác thực hiện cũng phát hiện ở môi trường nước có tính axit cao, cá hồi hồng chưa trưởng thành cảm nhận hóa chất kém hơn và tránh kẻ săn mồi kém hơn. Nghiên cứu khác thực hiện bởi các nhà khoa học châu Âu ghi nhận tình trạng tương tự với cá tráp đầu vàng.

Theo ông Hardege, mỗi loài có ngưỡng mất khả năng phát hiện vài loại hóa chất nhất định khi độ axit trong nước tăng cao khác nhau. Giới khoa học chưa xác định được.

Nhà sinh thái học Christina Roggatz lưu ý không phải lúc nào quá trình axit hóa cũng làm giảm sự nhạy cảm với hóa chất. Một nghiên cứu chỉ ra cua ẩn sĩ bị thu hút nhiều hơn bởi một tín hiệu hóa học cụ thể.

Bà Roggatz cũng cảnh báo axit hóa có thể làm đảo lộn sự cân bằng của quá trình trao đổi hóa chất trong đại dương. Nhà sinh thái học này phát hiện độ axit tăng kết hợp nhiệt độ tăng khiến độc tính của saxitoxin (chất độc thần kinh từ động vật có vỏ ngộ độc) và tetrodotoxin (chất độc từ cá nóc, bạch tuộc đốm xanh) tăng lên.

Từng có một đại dương cổ tồn tại ở Ấn Độ Dương?

Phân tích các 'lỗ hổng trọng lực' xuất hiện ở Ấn Độ Dương cho thấy, trước khi lục địa Ấn Độ được đẩy về Á - Âu, đã có một đại dương cổ tồn tại ở khu vực này.

Các nhà khoa học phát hiện một "lỗ hổng trọng lực" ở Ấn Độ Dương, nơi lực hấp dẫn của Trái đất ở mức thấp nhất khiến khối lượng mọi vật tại đây nhẹ hơn bình thường.

Sự bất thường này đã khiến các nhà địa chất bối rối trong một thời gian dài. Mới đây, các nhà nghiên cứu từ Viện Khoa học Ấn Độ ở Bengaluru, Ấn Độ, đã tìm ra lời giải thích cho sự hình thành của lỗ hổng này. Đó là do những khối đá nóng chảy mắc ma (magma) hình thành sâu bên trong hành tinh bị các vỉa chìm của một mảng kiến tạo trước đây làm xáo trộn.

Để đi đến giả thuyết này, nhóm nghiên cứu đã sử dụng máy tính để mô phỏng sự hình thành của khu vực này từ 140 triệu năm trước. Những phát hiện này đã được trình bày chi tiết trong một nghiên cứu được công bố gần đây trên tạp chí Geophysical Research Letters, xoay quanh một đại dương cổ đại đã không còn tồn tại.

Từng có một đại dương cổ tồn tại ở Ấn Độ Dương? - Hình 1

Theo một nghiên cứu mới, mực nước biển giảm hơn 100 m tại "lỗ trọng lực" được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1948. (Ảnh: ESA)

Con người vẫn thường nghĩ về Trái đất như một khối cầu hoàn hảo, tuy nhiên thực tế lại khác xa với lý thuyết. Cả Trái đất và trường hấp dẫn của Trái đất đều không phải hình khối cầu hoàn hảo. Do trọng lực này tỉ lệ thuận với khối lượng nên hình dạng trường hấp dẫn của hành tinh phụ thuộc vào sự phân bổ khối lượng bên trong.

Đồng tác giả nghiên cứu Attreyee Ghosh, nhà địa vật lý và phó giáo sư tại Trung tâm Khoa học Trái đất thuộc Viện Khoa học Ấn Độ cho biết: "Trái đất về cơ bản là một củ khoai tây sần sùi. Vì vậy, về mặt kỹ thuật, nó không phải là hình cầu, mà là hình elip, bởi vì khi hành tinh quay, phần giữa phình ra bên ngoài".

Hành tinh của chúng ta không đồng nhất về mật độ và tính chất của nó, với một số khu vực có bề dày lớn hơn những khu vực khác - điều này ảnh hưởng đáng kể đến bề mặt Trái đất và lực hấp dẫn khác nhau của Trái đất lên các điểm này. Thử hình dung bề mặt Trái đất hoàn toàn được một đại dương tĩnh lặng bao phủ, sự biến đổi trường hấp dẫn của hành tinh có thể tạo ra những chỗ phình ra và lõm vào trên đại dương tưởng tượng này.

Tương ứng với đó, sẽ có những khu vực có khối lượng lớn hơn và những khu vực có khối lượng nhỏ hơn. Hình dạng thu được - gọi là geoid - xuất hiện các u nhỏ, không đều nhau như cục bột nhào.

Điểm thấp nhất trên geoid của Trái đất là một vùng trũng hình tròn nằm ở Ấn Độ Dương, thấp hơn mực nước biển trung bình 105 m. Đây chính là "hố trọng lực" của Trái đất.

Điểm bắt đầu của "hố trọng lực" ở Ấn Độ Dương nằm ở ngay ngoài mũi phía nam của Ấn Độ và có diện tích khoảng 3 triệu km2. Sự tồn tại của hố này lần đầu tiên được phát hiện bởi nhà địa vật lý người Hà Lan Felix Andries Vening Meinesz vào năm 1948, trong một cuộc khảo sát trọng lực từ một con tàu.

"Cho đến nay, đó là mức thấp nhất trên geoid của Trái đất và nó vẫn chưa được giải thích chính xác", bà Ghosh nói.

Để tìm ra câu trả lời, bà Ghosh và các đồng nghiệp đã sử dụng mô hình máy tính mô phỏng lại khu vực này vào 140 triệu năm trước để quan sát bức tranh toàn cảnh về mặt địa chất. Từ điểm xuất phát đó, nhóm đã thực hiện 19 cuộc mô phỏng cho đến ngày nay, tái tạo lại sự dịch chuyển của các mảng kiến tạo và những thay đổi của lớp phủ trong 140 triệu năm qua.

Với mỗi mô phỏng, nhóm nhà khoa học thay đổi các tham số ảnh hưởng tới sự hình thành các chùm magma dưới lớp phủ ở Ấn Độ Dương. Sau đó, họ so sánh hình dạng của geoid thu được từ các mô phỏng khác nhau với geoid thực sự của Trái đất thu được bằng các quan sát vệ tinh.

6 trên tổng số 19 kịch bản được đưa ra cùng dẫn đến kết luận rằng, một mức geoid thấp có hình dạng và biên độ tương tự như trường hợp ở Ấn Độ Dương đã hình thành. Với mỗi mô phỏng trong số này, vùng geoid thấp ở Ấn Độ Dương có những luồng magma nóng, mật độ thấp bao quanh.

Những chùm magma kết hợp với các cấu trúc xung quanh của lớp phủ, có thể giải thích cho hình dạng và biên độ của geoid thấp. Đây cũng là nguyên nhân hình thành "lỗ trọng lực", chuyên gia Ghosh giải thích.

Các mô phỏng đã được chạy với các tham số khác nhau về mật độ của magma. Điều đáng chú ý là trong những mô phỏng không có các chùm khói do chùm magma tạo ra, mức geoid thấp không hình thành.

Bà Ghosh cho biết bản thân những chùm khói này bắt nguồn từ sự biến mất của một đại dương cổ đại khi vùng Ấn Độ Dương trôi dạt và cuối cùng va chạm với châu Á hàng chục triệu năm trước.

"Ấn Độ Dương nằm ở vị trí hoàn toàn khác vào 140 triệu năm trước, và có một đại dương nằm giữa mảng kiến tạo Ấn Độ Dương và châu Á. Ấn Độ Dương sau đó bắt đầu di chuyển về phía bắc khiến đại dương này biến mất và thu hẹp lại khoảng cách giữa Ấn Độ Dương và châu Á", bà Ghosh giải thích.

Khi mảng Ấn Độ tách ra khỏi siêu lục địa Gondwana để va chạm với mảng Á - Âu, mảng Tethys hình thành đại dương giữa các mảng kể trên đã bị hút chìm vào trong lớp phủ.

Trải qua hàng chục triệu năm, các vỉa của mảng Tethys chìm xuống lớp phủ bên dưới, khuấy động một vùng magma nóng bên dưới khu vực phía đông châu Phi. Từ đó thúc đẩy sự hình thành các đám khói, tạo ra các chùm magma mang vật chất có mật độ thấp đến gần bề mặt Trái đất hơn.

Tuy nhiên, chuyên gia Himangshu Paul tại Viện nghiên cứu địa vật lí quốc gia ở Ấn Độ lưu ý, không có bằng chứng địa chấn rõ ràng nào cho thấy các chùm magma mô phỏng thực sự có hiện diện ở dưới Ấn Độ Dương.

Ông cho rằng, vẫn còn những yếu tố khác chưa được khám phá đằng sau geoid thấp, như vị trí chính xác của các vỉa Tethys cổ đại. "Trong các mô phỏng không thể bắt chước chính xác những gì diễn ra tự nhiên", ông nói.

Chuyên gia Bernhard Steinberger tại Trung tâm Nghiên cứu Đức về Khoa học Địa chất nhận định, những mô hình mới cho thấy geoid thấp có liên quan nhiều đến các chùm magma và vỉa bao quanh nó hơn là bất kì cấu trúc cụ thể nào bên dưới.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Lão nông khoe câu được "rùa cổ" có 4 mũi tên cắm sau lưng: Chuyên gia khẳng định đó là bảo vật hơn 3000 năm tuổi, trị giá hơn 6.200 tỷ đồngLão nông khoe câu được "rùa cổ" có 4 mũi tên cắm sau lưng: Chuyên gia khẳng định đó là bảo vật hơn 3000 năm tuổi, trị giá hơn 6.200 tỷ đồng
10:59:02 09/01/2025
Ngư dân câu được cá trê khổng lồ nặng hơn 130kg trên sôngNgư dân câu được cá trê khổng lồ nặng hơn 130kg trên sông
11:12:40 10/01/2025
Điểm danh những loài động vật nhỏ nhất thế giới ít ai biếtĐiểm danh những loài động vật nhỏ nhất thế giới ít ai biết
16:53:00 09/01/2025
Hai phi hành gia lạc quan dù mắc kẹt ngoài không gianHai phi hành gia lạc quan dù mắc kẹt ngoài không gian
11:12:29 10/01/2025
Được cứu sống, chú chim trả ơn người phụ nữ mắc ung thư theo cách đặc biệt: Đến bác sĩ cũng bất ngờĐược cứu sống, chú chim trả ơn người phụ nữ mắc ung thư theo cách đặc biệt: Đến bác sĩ cũng bất ngờ
08:29:48 10/01/2025
Não bộ con người không nhanh như chúng ta vẫn nghĩNão bộ con người không nhanh như chúng ta vẫn nghĩ
10:58:28 09/01/2025
Loài cây tự thay đổi giới tính mỗi mùa suốt hơn 40 triệu nămLoài cây tự thay đổi giới tính mỗi mùa suốt hơn 40 triệu năm
15:39:55 09/01/2025
Loài chim bí ẩn nhất thế giới, quý hiếm hơn cả gấu trúcLoài chim bí ẩn nhất thế giới, quý hiếm hơn cả gấu trúc
17:28:11 09/01/2025

Tin đang nóng

Khẩn trương điều tra nghi án hai vợ chồng giáo viên bị sát hại tại nhà riêngKhẩn trương điều tra nghi án hai vợ chồng giáo viên bị sát hại tại nhà riêng
18:19:29 10/01/2025
Vũ Thu Phương ly hôn chồng doanh nhân sau 13 năm gắn bóVũ Thu Phương ly hôn chồng doanh nhân sau 13 năm gắn bó
21:07:57 10/01/2025
Minh Tuyết, Minh Hằng sốc với kết quả công diễn 5 "Chị đẹp đạp gió 2024"Minh Tuyết, Minh Hằng sốc với kết quả công diễn 5 "Chị đẹp đạp gió 2024"
18:22:48 10/01/2025
Loạt sao Hollywood sụp đổ khi biệt thự bị thiêu rụi trong biển lửa ở CaliforniaLoạt sao Hollywood sụp đổ khi biệt thự bị thiêu rụi trong biển lửa ở California
22:05:18 10/01/2025
Phương Linh chia sẻ lý do "biến mất" khỏi showbizPhương Linh chia sẻ lý do "biến mất" khỏi showbiz
18:04:22 10/01/2025
Hot nhất MXH: Ngu Thư Hân và Vương Hạc Đệ cạch mặt vì 1 người đòi theo đuổi, 1 chi tiết khiến 140 triệu người phản ứng gắtHot nhất MXH: Ngu Thư Hân và Vương Hạc Đệ cạch mặt vì 1 người đòi theo đuổi, 1 chi tiết khiến 140 triệu người phản ứng gắt
18:01:00 10/01/2025
Sao nam bị nghi lừa bán 500 đồng nghiệp sang biên giới Thái Lan: Gia đình mất liên lạc, lo đã bị thủ tiêuSao nam bị nghi lừa bán 500 đồng nghiệp sang biên giới Thái Lan: Gia đình mất liên lạc, lo đã bị thủ tiêu
17:11:16 10/01/2025
Sao Hollywood nghẹn ngào khi vợ sắp sinh mà nhà bị cháy rụiSao Hollywood nghẹn ngào khi vợ sắp sinh mà nhà bị cháy rụi
22:30:51 10/01/2025

Tin mới nhất

"Đài thiên văn" 6.500 tuổi ở Trung Đông tự xoay bí ẩn

"Đài thiên văn" 6.500 tuổi ở Trung Đông tự xoay bí ẩn

11:12:25 10/01/2025
Các khối đá, bức tường và cả lối vào chính của di tích Bánh xe ma - được cho là một đài thiên văn cổ đại - đã tự thay đổi.
Kinh hoàng cảnh đào tạo nhân viên kiểu đa cấp: Bắt nuốt lửa để tăng sự tự tin

Kinh hoàng cảnh đào tạo nhân viên kiểu đa cấp: Bắt nuốt lửa để tăng sự tự tin

08:30:26 10/01/2025
Một công ty ở Trung Quốc bị chỉ trích dữ dội vì yêu cầu nhân viên nuốt lửa trong hoạt động team building để huấn luyện họ vượt qua nỗi sợ hãi, xây dựng sự tự tin.
Lộ diện loài "rồng quái vật" chưa từng thấy trên thế giới

Lộ diện loài "rồng quái vật" chưa từng thấy trên thế giới

22:48:46 08/01/2025
Theo Sci-News, các phần xương hóa thạch có niên đại lên tới 67 triệu tuổi của con quái vật đã được khai quật tại mỏ phốt phát Sidi Chennane ở tỉnh Khouribga của Morocco.
Việt Nam có một loại gỗ 'đắt hơn vàng', chỉ còn 8 cây ngoài tự nhiên

Việt Nam có một loại gỗ 'đắt hơn vàng', chỉ còn 8 cây ngoài tự nhiên

20:56:14 08/01/2025
Loại gỗ này có giá trị kinh tế cực kì cao, một mét khối gỗ lâu năm có thể lên tới 50 triệu đồng hoặc hơn. Vì nhiều lý do, gỗ gù hương, còn được gọi là gỗ xá xị, được coi là báu vật của Việt Nam.
Những 'dị thú' từng xuất hiện ở Việt Nam, con vật cuối cùng ai nhìn cũng ám ảnh

Những 'dị thú' từng xuất hiện ở Việt Nam, con vật cuối cùng ai nhìn cũng ám ảnh

16:18:56 08/01/2025
Những loài sinh vật độc lạ này không chỉ khơi dậy tò mò mà còn đặt ra nhiều câu hỏi về sự phong phú của hệ sinh thái và những bí mật thiên nhiên chưa được khám phá.
Bí ẩn về loài vật được mệnh danh chúa tể trên dãy Himalaya

Bí ẩn về loài vật được mệnh danh chúa tể trên dãy Himalaya

14:27:25 08/01/2025
Báo tuyết là một loài thuộc họ Mèo lớn sống trong các dãy núi ở Nam Á và Trung Á. Báo tuyết là một trong những loài mèo bí ẩn nhất và ít được biết đến nhất.
Loài chim có thể bay hơn 830 km mỗi ngày, ăn uống và giao phối ngay trên không trung

Loài chim có thể bay hơn 830 km mỗi ngày, ăn uống và giao phối ngay trên không trung

12:05:32 08/01/2025
Apus apus - chim yến thông thường, thường sống ở châu Âu và châu Á. Chúng hiện đang giữ kỷ lục trong thế giới loài chim về thời gian ở trên không nhiều nhất mỗi năm.
Nước nào có tên thủ đô dài nhất thế giới: Hóa ra là 1 quốc gia rất quen thuộc với người Việt

Nước nào có tên thủ đô dài nhất thế giới: Hóa ra là 1 quốc gia rất quen thuộc với người Việt

10:57:22 08/01/2025
Khi nhắc đến thủ đô của Thái Lan, hầu hết mọi người sẽ nghĩ ngay đến cái tên Bangkok. Tuy nhiên, điều thú vị ít ai biết là tên chính thức của thành phố này lại là một trong những tên gọi dài nhất thế giới
Dịch vụ ôm ấp chống cô đơn đắt khách: 'Xếp hàng' cả tuần để được ôm trong 1 giờ

Dịch vụ ôm ấp chống cô đơn đắt khách: 'Xếp hàng' cả tuần để được ôm trong 1 giờ

10:57:19 08/01/2025
Để được ôm trong một giờ để giải tỏa nỗi cơ đơn, nhiều khách hàng của trung tâm Ania Od Przytulania phải đặt lịch chờ cả tuần.
Phát hiện loài thực vật trong suốt độc đáo ở độ cao kỷ lục tại Việt Nam

Phát hiện loài thực vật trong suốt độc đáo ở độ cao kỷ lục tại Việt Nam

06:14:00 07/01/2025
Nhà khoa học phát hiện loài thực vật trong suốt không chứa diệp lục tại khu vực rừng nguyên sinh thuộc bản Vịn, tỉnh Thanh Hóa.
Khám phá những loài ếch trên thế giới

Khám phá những loài ếch trên thế giới

06:11:46 07/01/2025
Trong thế giới tự nhiên có rất nhiều loài ếch có màu sắc sống động như xanh, vàng, đỏ, tím... càng sặc sỡ, chúng càng dễ có độc tính rất cao. Bên cạnh các loài ếch độc nổi tiếng ở Nam Mỹ, còn rất nhiều loài ếch rực rỡ ít người biết đến ...
Điểm lại 8 chất quý nhất thế giới, chất đắt nhất hơi bất ngờ

Điểm lại 8 chất quý nhất thế giới, chất đắt nhất hơi bất ngờ

06:11:33 07/01/2025
Kể từ khi con người trở nên văn minh, họ luôn tìm kiếm những thứ đắt tiền nhất . Tuy nhiên, khi mọi thứ thay đổi, những thứ trước đây có giá trị giờ đây có thể trở nên vô giá trị và ngược lại.

Có thể bạn quan tâm

Ngoại hình "không góc chết" của bạn trai Hoa hậu Hương Giang

Ngoại hình "không góc chết" của bạn trai Hoa hậu Hương Giang

Sao việt

23:48:46 10/01/2025
Bạn trai của Hoa hậu Hương Giang là Nguyễn Phú Cường, gây ấn tượng với ngoại hình điển trai, phong thái cuốn hút, vẻ nam tính và thân hình săn chắc.
"Kiều nữ" Hàn Quốc quyết kiện sau khi bị dọa giết

"Kiều nữ" Hàn Quốc quyết kiện sau khi bị dọa giết

Sao châu á

23:24:46 10/01/2025
Nữ diễn viên Hàn Quốc Bae Seul-ki và chồng là YouTuber Shim Lee-seob có hành động pháp lý mạnh mẽ sau khi nhận được những lời đe dọa.
Siêu phẩm ngôn tình chiếu 200 lần vẫn top 1 rating, nam chính là tổng tài bá đạo 20 năm không có đối thủ

Siêu phẩm ngôn tình chiếu 200 lần vẫn top 1 rating, nam chính là tổng tài bá đạo 20 năm không có đối thủ

Phim châu á

23:20:08 10/01/2025
Hoàng Tử Ếch cũng được coi là siêu phẩm xuất sắc nhất của thể loại tình yêu cổ tích giữa nàng Lọ Lem và hoàng tử.
Tại sao sự nghiệp điện ảnh của Song Joong Ki gặp khó khăn?

Tại sao sự nghiệp điện ảnh của Song Joong Ki gặp khó khăn?

Hậu trường phim

22:48:57 10/01/2025
Sau Ro Gi Wan, đến lượt phim mới Bogotá: The Last Chance của Song Joong Ki thất bại tại phòng vé, khiến nam diễn viên kéo dài chuỗi thất bại của mình.
'Khai rạp' đầu năm Ất Tỵ với 'Đèn âm hồn': Bộ phim tâm linh đậm chất văn hóa dân gian

'Khai rạp' đầu năm Ất Tỵ với 'Đèn âm hồn': Bộ phim tâm linh đậm chất văn hóa dân gian

Phim việt

22:40:28 10/01/2025
Phim điện ảnh Đèn âm hồn với những hình ảnh ma mị, kỳ bí đan xen với yếu tố văn hóa dân gian độc đáo chắc hẳn sẽ là lựa chọn thú vị để các khán giả yêu thích dòng phim tâm linh khai rạp đầu năm.
Jungkook: BTS sẽ đoàn tụ sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự

Jungkook: BTS sẽ đoàn tụ sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự

Nhạc quốc tế

22:25:47 10/01/2025
Năm 2025 là năm vô cùng đặc biệt với BTS và những người hâm mộ khi đánh dấu sự trở lại của đầy đủ 7 thành viên sau khi hoàn thành nghĩa vụ của mình.
Dương Edward bắt tay Nguyễn Minh Cường ra mắt EP Song Song

Dương Edward bắt tay Nguyễn Minh Cường ra mắt EP Song Song

Nhạc việt

22:22:59 10/01/2025
Dương Edward (phải) và nhạc sĩ Nguyễn Minh Cường cho biết, các ca khúc trong Song song sẽ lần lượt được ra mắt trong thời gian sắp tới
Bộ Y tế vào cuộc vụ 1 người tử vong, 4 người nghi ngộ độc rượu ngâm lá cây

Bộ Y tế vào cuộc vụ 1 người tử vong, 4 người nghi ngộ độc rượu ngâm lá cây

Tin nổi bật

22:17:12 10/01/2025
Theo đó, Cục An toàn thực phẩm đã nhận được báo cáo nhanh của Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Quảng Ninh về vụ nghi ngờ ngộ độc do sử dụng rượu ngâm với cây lạ lấy trong rừng.
Điều gì xảy ra với cơ thể nếu ăn đậu bắp thường xuyên?

Điều gì xảy ra với cơ thể nếu ăn đậu bắp thường xuyên?

Sức khỏe

22:15:09 10/01/2025
Nhờ chứa canxi, vitamin K và axit folic nên đậu bắp sẽ giúp cải thiện quá trình trao đổi chất ở các khớp xương từ đó giúp xương chắc khỏe, giảm tình trạng mất xương hoặc loãng xương nghiêm trọng.
Quyền Linh ngỡ ngàng khi người đàn ông U.60 từ chối bà chủ salon xinh đẹp

Quyền Linh ngỡ ngàng khi người đàn ông U.60 từ chối bà chủ salon xinh đẹp

Tv show

22:07:46 10/01/2025
Ông chủ tiệm hoa đến Bạn muốn hẹn hò tìm hạnh phúc mới, được Quyền Linh mai mối cho chủ salon xinh đẹp. Sau quá trình trò chuyện, đàng trai gây bất ngờ khi từ chối hẹn hò vì thấy chưa rung động.
Bức ảnh chụp màn hình trị giá 2,7 tỷ đồng khiến hàng ngàn người giật mình

Bức ảnh chụp màn hình trị giá 2,7 tỷ đồng khiến hàng ngàn người giật mình

Netizen

22:05:34 10/01/2025
Nhìn bức ảnh này, có người nể, có người lại bảo chẳng ham . 2,7 tỷ đồng - Nếu đây là số dư sổ tiết kiệm, hẳn mọi người đều sẽ phấn khởi ra mặt; nhưng nếu đây là dư nợ, câu chuyện chắc chắn sẽ rất khác.