Đại diện duy nhất của Việt Nam nhận giải thưởng lãnh đạo giáo dục công nghệ châu Á 2019
Tại giải thưởng EduTECH ASIA 2019 tổ chức tại Singapore mới đây, thầy Lê Quang Tuấn, Hiệu trưởng Học viện sáng tạo công nghệ TEKY là đại diện duy nhất của Việt Nam được vinh danh ở hạng mục Edtech Leadership.
Thầy Lê Quang Tuấn, Hiệu trưởng Học viện sáng tạo công nghệ TEKY hướng dẫn học sinh trong trong một lớp học lập trình.
Tốt nghiệp Thạc sĩ công nghệ Đại học RMIT ở Úc, cùng 6 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực CNTT, thầy Lê Quang Tuấn, Hiệu trưởng Học viện sáng tạo công nghệ TEKY là người đã truyền cảm hứng cho hàng ngàn học sinh Việt Nam, khơi dậy niềm đam mê công nghệ trong kỷ nguyên 4.0.
Từ kiến thức chuyên môn của bản thân cùng với khát khao ươm mầm công nghệ cho trẻ em ngay từ khi còn nhỏ, thầy Lê Quang Tuấn cùng các cộng sự với mình đã cho ra đời ngôi trường giáo dục lập trình TEKY dành cho các bạn nhỏ từ 4 – 18 tuổi. “Với sự phát triển của khoa học công nghệ và trí thông minh nhân tạo, việc dạy và học công nghệ cho trẻ em được nhắc đến như một giải pháp chuẩn bị từ sớm để tránh thất nghiệp trước cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Đây cũng là câu trả lời cho câu hỏi tại sao trẻ em nên làm quen với công nghệ ngay từ nhỏ”, thầy Lê Quang Tuấn chia sẻ.
Với mong muốn tạo ra một môi trường đào tạo tư duy và kỹ năng máy tính bài bản, chuyên nghiệp, giúp cho trẻ em có khả năng dẫn đầu cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và hình thành tốt hơn con đường sự nghiệp của một doanh nhân công nghệ tương lai, thầy Lê Quang Tuấn đã cùng các cộng sự hiểu rõ nhu cầu này và đã nghiên cứu phát triển các khóa học về “Lập trình – Phát triển ứng dụng”, “Robotic – Điện tử tự động” và “Công nghệ 3D – Truyền thông đa phương tiện”.
Theo thầy Tuấn, dạy và học công nghệ giúp trẻ em phát triển đam mê công nghệ, phát triển tư duy logic và năng lực thực hiện hoá ý tưởng. Qua các buổi học về lập trình, lắp ráp robot, học sinh sẽ được học nhiều kiến thức hỗ trợ cho các bộ môn toán học, vật lý, khoa học và xã hội. Chúng ta không thể đi ngược lại với sự phát triển nhanh chóng của khoa học công nghệ trong thời đại 4.0 và trẻ em cần được đào tạo, định hướng sớm ngay từ khi còn bé.
Với vai trò của một trong những người đi tiên phong, thời gian qua, thầy Lê Quang Tuấn cùng đội ngũ cộng sự tại Học viện TEKY đã ngày đêm nghiên cứu và cập nhật giáo trình cùng các phương pháp giảng dạy công nghệ mới nhất trên thế giới để mỗi ngày tham gia học công nghệ của các bé là mỗi ngày nhận được nhiều kiến thức bổ ích, mới mẻ và áp dụng vào thực tế đời sống hằng ngày.
Thầy Lê Quang Tuấn, Hiệu trưởng Học viện sáng tạo công nghệ TEKY nhận giải thưởng Edutech ASIA 2019, hạng mục Edtech Leadership.
Video đang HOT
Tại giải thưởng EduTECH ASIA 2019 mới đây, thầy Lê Quang Tuấn đã được vinh danh ở hạng mục “Edtech Leadership”, hạng mục giải thưởng tôn vinh các nhà lãnh đạo học thuật, những người đã phát triển đổi mới phương pháp hoặc chương trình giảng dạy và đem tới hiệu quả tốt nhất cho học sinh. Được biết, tại hạng mục này, Hiệu trưởng Học viện sáng tạo công nghệ TEKY Lê Quang Tuấn đã vượt qua các đề cử với những Tiến sĩ, giáo sư các trường đại học lớn từ Singapore, Hongkong, Nhật, Philippines, Malaysia.
EduTECH ASIA là giải thưởng của lĩnh vực giáo dục, vinh danh những công ty, tổ chức có chất lượng về giáo dục trên các hạng mục “Classroom Technolog”, “Robotics Makers”, “Smart School/Campus”, “New Edtech Startup”, “Learning Space”… Đây cũng là giải thưởng cấp châu Á với sự tham gia của các tên tuổi lớn trong đổi mới giáo dục như LEGO, Ubtech (unicorn Trung Quốc), tập đoàn số 1 Hàn Quốc về Edutech Sigong Media, vài trăm trường đại học, K12 uy tín ở nhiều quốc gia và rất nhiều số đó tới từ các quốc gia có nền giáo dục Singapore, Hongkong, Trung Quốc, Australia, Nhật, Ấn Độ.
Giải thưởng EduTECH ASIA 2019 chính là sự ghi nhận nỗ lực, thành quả của thầy Lê Quang Tuấn cùng với các cộng sự tại Học viện TEKY đã dày công nghiên cứu, thiết kế chương trình giảng dạy công nghệ cho trẻ em ở độ tuổi từ rất nhỏ, mà trước đó chưa từng có ở Việt Nam.
Thầy Lê Quang Tuấn luôn quan niệm “Trẻ em Việt Nam phải được học những chương trình như các nước phát triển vì lợi ích tương lai”. Sau hơn 2 năm thành lập TEKY, thầy Lê Quang Tuấn cùng các cộng sự đã nghiên cứu và xây dựng các giáo trình học của 20 bộ môn, 2.000 giờ học liên tục được cập nhật đổi mới, đã và đang quản lý đào tạo hơn 500 giảng viên công nghệ. Đây là nền tảng quan trọng để Học viện sáng tạo công nghệ TEKY thực hiện mục tiêu phổ cập giáo dục công nghệ phổ thông tới ít nhất 100.000 học sinh Việt Nam trong 5 năm tới.
Trải qua hơn 3 năm thành lập và phát triển, Học viện sáng tạo công nghệ TEKY do thầy Lê Quang Tuấn đồng sáng lập đã đạt nhiều thành tựu như: lọt vào Top 10 dự án ảnh hưởng xã hội tại Đông Nam Á, Top 10 dự án xuất sắc nhất trong khuôn khổ chương trình “NextGen Women Program”, chung kết cuộc thi “World Robot Olympiad Vietnam”; giành các huy chương và giải thưởng trong các cuộc thi sáng tạo công nghệ cho trẻ em như WeCode hay AppJamming Summit. Và gần đây nhất là giải thưởng “Doanh nghiệp khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo xuất sắc” tại Asean Business Awards 2019.
Thục Vân
Theo ictnews
Giấc mơ nơi giảng đường của cô học trò khiếm thị
Sau chuỗi ngày khó khăn đi khắp các trường đại học để nộp hồ sơ xét tuyển và nhận được nhiều lời từ chối, cô học trò khiếm thị Nguyễn Thu Loan vẫn không bỏ cuộc. Và mới đây, Loan đã vỡ òa trong niềm hạnh phúc khi được Đại học RMIT trao học bổng Chắp cánh ước mơ.
Chỉ có thách thức, không có khó khăn
Căn bệnh mắt bẩm sinh và một tai nạn ngày bé đã vĩnh viễn cướp đi thị lực của Thu Loan nhưng cô gái Hà Nội nhỏ bé ấy vẫn vươn lên mạnh mẽ để có cuộc sống tốt đẹp hơn cho chính mình và cộng đồng.
Có thể em không phải là sinh viên thông minh nhất, nhưng em tự tin rằng mình là sinh viên cần cù, bền bỉ và chủ động nhất vì em có ước mơ và mục tiêu rõ ràng. Em sẽ sử dụng kiến thức học được ở trường để nâng cao điều kiện sống và cơ hội giáo dục cho những bạn đồng cảnh ngộ." Nguyễn Thu Loan
Đã nhiều năm trôi qua, nhưng bà Chu Thị Thu Hà, Phó chủ tịch Hội Người mù Thành phố Hà Nội, vẫn ấn tượng với nguồn năng lượng mà Loan thể hiện trong học hành và cuộc sống. "Từ thời thơ ấu, Loan đã là một cô gái chủ động, thông minh và sáng tạo. Loan đến với lớp học kỹ năng hoà nhập sau các bạn đồng trang lứa những hai năm, nhưng Loan chẳng những đã đuổi kịp các bạn mà còn đạt điểm số cao trong lớp. Với đức tính cần cù và thông minh, Loan đã hoàn tất chương trình bốn năm chỉ trong vòng hai năm học," bà Hà kể.
Từ năm 14 tuổi đến nay, Loan đã liên tục cộng tác với Hội Người mù Thành phố Hà Nội để chia sẻ về khát vọng, về những gì người khiếm thị đang trải qua. Loan còn làm trợ giảng tiếng Anh cho Trung ương Hội Người mù Việt Nam trong vòng một năm. Em tận dụng mọi cơ hội học tập có được để tích luỹ vốn kỹ năng về công nghệ thông tin, về truyền thông trực tuyến, về cách sử dụng và làm sách nói.
Loan bảo, những gì em trải qua suốt thời thơ ấu do khiếm khuyết của mình cho đến những ngày vác đơn khắp nơi tìm chỗ học đại học chỉ là thách thức chứ không phải khó khăn. Và những thách thức đó đã tạo động lực để em tham gia vào các hoạt động xã hội và quyết tâm tìm kiếm cơ hội học tập trong môi trường quốc tế.
"Em muốn rèn giũa những kỹ năng trong ngành truyền thông để có thể đem tiếng nói đến cho những người khuyết tật trong xã hội, để câu chuyện của họ được nhiều người biết đến hơn", cô gái trẻ chia sẻ về ước mơ của mình.
Ước mơ đó cũng là động lực để Loan dành hẳn một năm chuẩn bị ứng tuyển cho suất học bổng thường niên của Đại học RMIT Việt Nam - Học bổng Chắp cánh ước mơ dành riêng cho các bạn trẻ có hoàn cảnh khó khăn và không có cơ hội tiếp cận với chương trình học đại học.
Dự án sách nói cho người khiếm thị
Cô gái trẻ xem mình là người may mắn hơn nhiều bạn khác vì luôn được gia đình ủng hộ, luôn có bạn bè kề bên hỗ trợ những ngày học hoà nhập ở Trường Trung học phổ thông Yên Hoà, được các cô chú lãnh đạo Hội người mù Thành phố Hà Nội tin tưởng và giới thiệu với Đại học RMIT để ứng tuyển học bổng. Chính vì vậy, dù ở đâu, Loan luôn tìm cách đền đáp cho cộng đồng theo cách riêng của mình. Trong đó, Loan đặc biệt ấp ủ về dự án làm sách nói.
Loan cho biết, ngày còn học phổ thông, em dựa vào bài giảng thu âm, sách nói và các nguồn tư liệu số rất nhiều để hỗ trợ cho việc học. "So với các bạn ở những tỉnh xa, em thấy mình vẫn rất may mắn khi có điều kiện tiếp cận với nhiều nguồn tài liệu học," Loan chia sẻ.
Từ kinh nghiệm học tập thực tế của bản thân, Loan luôn mong muốn hỗ trợ được cho các bạn học sinh khiếm thị khác có thể tiếp cận với các nguồn học liệu sách nói để học tập tốt hơn.
Ngay khi còn là học sinh trung học phổ thông, Loan đã cùng một nhóm bạn làm sách nói để chia sẻ với cộng động. Sau đó, dù dự án tạm ngưng, Loan tiếp tục hợp tác với một số chương trình quốc tế làm sách nói cho các bạn khiếm thị khác.
"Khi biết tin nhận được học bổng, em đã vô cùng hạnh phúc. Sau khi ổn định việc học tại RMIT, em sẽ khởi động lại dự án làm sách nói, vì em rất hiểu những gì các bạn khiếm thị khác cần", Loan vui vẻ chia sẻ về dự định của mình.
Mới đây, cô gái trẻ cũng xuất bản tập truyện ngắn đầu tay của mình với tiêu đề "Giấc mơ nơi thiên đường" do Nhà xuất bản Hội nhà văn Việt Nam phát hành.
Tập truyện ngắn là những câu chuyện đầy màu sắc về các bạn trẻ không ngừng vươn lên trong cuộc sống, đặc biệt là những bạn dù khiếm khuyết phần một phần cơ thể, nhưng không ngừng nỗ lực, vươn lên trong cuộc sống như Thu Loan.
Chia sẻ trong buổi nhận học bổng của Đại học RMIT, Loan nói: "Có thể em không phải là sinh viên thông minh nhất, nhưng em tự tin rằng mình là sinh viên cần cù, bền bỉ và chủ động nhất vì em có ước mơ và mục tiêu rõ ràng. Em sẽ sử dụng kiến thức học được ở trường để nâng cao điều kiện sống và cơ hội giáo dục cho những bạn đồng cảnh ngộ."
Theo lãnh đạo Đại học RMIT, chính nghị lực sống mạnh mẽ và khát khao phát triển bản thân để từ đó giúp đỡ cộng đồng của Loan là yếu tố cốt lõi để trường quyết định trao học bổng cho em.
Tuyết Mai
Theo ngaynay
Hơn 100 sinh viên xuất sắc được nhận học bổng của Đại học RMIT Sinh viên nhận học bổng là những bạn trẻ đến từ Việt Nam và các nước khác, với những phẩm chất như giàu nhiệt huyết, tạo ảnh hưởng, hòa nhập, lanh lợi, dũng cảm và giàu tưởng tượng. Cô sinh viên khiếm thị Nghiêm Thu Loan vỡ oà trong hạnh phúc khi nhận học bổng Chắp cánh ước mơ của Đại học RMIT....