Đại dịch không thể đánh bại tâm huyết, lòng yêu nghề
Đại dịch COVID-19 không thể đánh bại tâm huyết, lòng yêu nghề và tình thương học trò của các giáo viên ở Indonesia.
Thầy giáo Henrikus Suroto mở lớp học tại nhà một học sinh vào ngày 20-5-2020, sau khi trường học đóng cửa vì đại dịch COVID-19 – Ảnh: AFP
Chẳng ai buộc tôi phải làm như vậy. Có gì đó trong tôi thôi thúc tôi phải làm điều này. Tôi cũng cảm thấy có lỗi khi vi phạm yêu cầu dạy học trực tuyến, nhưng thực tế không dễ để áp dụng việc dạy trực tuyến tại đây.
Thầy giáo Henrikus Suroto
Bất chấp nguy cơ bị nhiễm bệnh và lệnh cấm của chính phủ, một số giáo viên vẫn quyết định đến những ngôi làng nghèo ở vùng sâu vùng xa, không thể học trực tuyến vì không có Internet, để gõ cửa từng nhà và dạy cho các em học sinh.
Tấm lòng người thầy
Thầy Henrikus Suroto, 57 tuổi, hứa với lòng rằng học sinh của ông sẽ không bị tước mất quyền học hành trong bối cảnh dịch bệnh buộc các trường học ở làng hẻo lánh Kenalan ở Indonesia phải đóng cửa, theo Hãng tin AFP ngày 12-6.
Video đang HOT
Với quyết tâm trên, thầy Suroto không ngại vượt qua những con đường núi với vách đá dựng đứng để đến cộng đồng làm nông nghèo khó ở Trung Java, nơi mà việc học trực tuyến là bất khả thi vì không có Internet. “Giải pháp duy nhất là tiếp cận các học sinh với phương pháp giảng dạy tận nhà” – thầy Suroto nói.
Thầy Suroto nằm trong một nhóm nhỏ các giáo viên đã bất chấp địa hình hiểm trở, thời tiết xấu cũng như rủi ro nhiễm virus corona để tiếp cận và dạy học cho các học sinh ở nhà trên khắp Indonesia. Thầy Suroto và các giáo viên Indonesia khác cho biết họ đeo khẩu trang khi giảng dạy nhưng vẫn luôn nơm nớp lo sợ đổ bệnh hoặc lây bệnh cho học sinh.
Avan Fathurrahman, một giáo viên tiểu học tại đảo Madura ở Đông Java, đã đến nhà 11 học sinh một ngày để dạy học dù thừa nhận rất sợ bị lây nhiễm virus. “Lời kêu gọi giảng dạy đã lấn át đi nỗi sợ của tôi. Tôi thấy không thoải mái khi ở nhà, trong khi biết rằng các học sinh của tôi có thể không học hành đến nơi đến chốn” – thầy Fathurrahman nói.
Khó dạy trực tuyến ở nông thôn
Bên cạnh lời kêu gọi về dạy và học trực tuyến của chính phủ, một kênh truyền hình thuộc sở hữu nhà nước của Indonesia cũng có phát sóng các chương trình giáo dục dành cho học sinh.
Dù vậy, Bộ trưởng Giáo dục Nadiem Makarim thừa nhận thách thức trong việc dạy học ở vùng sâu vùng xa. Thậm chí, ông Makarim còn sốc khi biết rằng nhiều người ở nông thôn không thể tiếp cận Internet. “Chúng tôi phải dựa vào những đôi chân trên đường – những giáo viên thực sự đã tự thân vận động để dạy học tận nhà” – ông Makarim cho biết.
Đại dịch COVID-19 đã phơi bày những thách thức to lớn trong việc nâng cấp cơ sở hạ tầng học tập nghèo nàn của Indonesia, một trong những ưu tiên của Tổng thống Joko Widodo.
“Indonesia vẫn chưa sẵn sàng để dạy học trực tuyến. Ngay cả khi có thể tổ chức giảng dạy trực tuyến thì chi phí cũng là quá cao ở khu vực nông thôn” – Christina Kristiyani, chuyên gia giáo dục tại ĐH Sanata Dharma, nói.
Trong khi đó, nhiều phụ huynh ở nông thôn chỉ có thể nhắc nhở nhưng không thể kèm cặp hay thay thầy cô dạy cho các con. “Tôi chỉ có thể nhắc nhở chúng học nhưng không thể giúp như một người thầy được. Chúng tôi cũng không đủ tiền để lắp Internet” – bà mẹ Orlin Giri tại tỉnh Đông Nusa Tenggara, một trong những khu vực nghèo nhất Indonesia, chia sẻ.
Cô giáo Fina, dạy học trên đảo Borneo, thừa nhận hoàn cảnh của bà Giri là tình cảnh chung của rất nhiều bậc phụ huynh trên toàn quốc. “Nhiều phụ huynh chỉ tốt nghiệp tiểu học hoặc trung học cơ sở hoặc thậm chí không đi học. Gửi con đến trường đã là một nỗ lực phi thường của họ” – Fina nói.
Giáo viên Yunedi Sepdiana Sine cũng có cùng cảm giác đó và cho biết cô sẽ tiếp tục đáp lại lời kêu gọi để đến nhà dạy cho khoảng 50 trẻ một tuần. “Học sinh thật sự nhớ giáo viên của chúng nên tôi cảm thấy mình được cần đến. Điều đó khiến tôi rất vui” – cô giáo Sine cho biết.
Lễ bế giảng ngập tràn 'Vitamin hạnh phúc'
Ngày 5/6, trường THCS-THPT Nguyễn Tất Thành (Hà Nội) đã long trọng tổ chức Lễ bế giảng năm học 2019-2020. Đây là ngôi trường "về đích" sớm nhất cả nước trong năm học này.
Hiệu trưởng Trường THCS-THPT Nguyễn Tất Thành cô Nguyễn Thị Thu Anh.
Trường THCS-THPT Nguyễn Tất Thành được biết đến là ngôi trường đầu tiên của cả nước triển khai hình thức dạy học trực tuyến cho học sinh. Ngay sau kỳ nghỉ Tết, thực hiện chủ trương của thành phố Hà Nội về việc nghỉ học để phòng tránh dịch bệnh Covid-19, trường THCS-THPT Nguyễn Tất Thành đã xây dựng phương án để học sinh có thể học tại nhà theo hình thức online.
Điều đặc biệt là tất cả các môn học đều được dạy online theo thời khóa biểu, giống như dạy học trực tiếp trước khi có dịch Covid-19.
Nhờ sử dụng tốt phần mềm đã được mua bản quyền riêng cho tất cả giáo viên và học sinh nên trong giờ học, giáo viên dễ dàng tương tác với học trò để truyền thụ kiến thức mới và kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh. Lớp học online vẫn sôi nổi như trên lớp học trực tiếp, học sinh hỏi thầy cô những phần chưa hiểu, trao đổi với bạn để hoàn thành nhiệm vụ học tập.
Nhờ áp dụng phương pháp học này, nên ngay sau khi hết giãn cách, các trường bắt đầu đi học trở lại, cũng là lúc các em học sinh của trường Nguyễn Tất Thành đã hoàn thành chương trình năm học, bắt đầu ôn tập, kiểm tra học kỳ hai theo hình thức trực tiếp tại trường.
Kết quả đánh giá năm học này cho thấy chất lượng học sinh của nhà trường vẫn được đảm bảo, với 93,31% học sinh đạt lực học giỏi, tỉ lệ hạnh kiểm tốt là 99,58%.
Bên cạnh thành tích đáng nể về việc hoàn thành chương trình học theo đúng kế hoạch, không bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, trong thời gian thực hiện dãn cách xã hội, thầy và trò Trường Nguyễn Tất Thành còn tổ chức nhiều hoạt động ngoại khóa cho học sinh, với mục tiêu lan tỏa hạnh phúc trong mái ấm Nguyễn Tất Thành, để từ đây lan tỏa hạnh phúc và thể hiện trách nhiệm với cộng đồng.
Cuộc thi sáng tạo chủ đề "Vitamin hạnh phúc" đã được triển khai, tạo được hiệu ứng rất tốt trong đối với giáo viên, học sinh trường Nguyễn Tất Thành nói riêng và cộng đồng nói chung.
Trong lá thư gửi học sinh, cô Hiệu trưởng Nguyễn Thị Thu Anh nhắn nhủ học trò của mình: "Mỗi ngày, chúng ta hãy cùng nhau làm thật nhiều việc tốt các con nhé! Đó là những cử chỉ ấm áp, những việc làm thể hiện sự quan tâm, chăm sóc gia đình, người thân, bạn bè và cộng đồng. Mỗi hành động đẹp đẽ đó là một "vitamin hạnh phúc" các con ạ! (... ) Với khả năng sáng tạo và trái tim ấm áp của mình, cô tin các con cũng sẽ làm ra rất nhiều "vitamin hạnh phúc".
Học sinh tham dự triễn lãm cuộc thi sáng tạo "Vitamin hạnh phúc".
Sự lan tỏa của Vitamin hạnh phúc cũng đã thúc đẩy Dự án "Vì cộng đồng" mùa thứ 5 của Nhà trường chính thức được khởi động. Nhiều năm qua, Dự án vì cộng đồng của nhà trường đã được triển khai để quyên góp xây phòng học, nhà vệ sinh, nhà tắm cho các em nhỏ ở vùng cao.
Lần này, trong hành trình tri ân, thầy và trò trường Nguyễn Tất Thành cũng đã tới "tuyến đầu" của lực lượng chống dịch: Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở 1 và cơ sở 2. Trường Nguyễn Tất Thành đã trao tặng phần quà chung là 50 triệu đồng, ngoài ra còn gửi tặng quà riêng tới 636 cán bộ, nhân viên của bệnh viện, mỗi suất quà trị giá 500.000 đồng. Những món quà đã thay cho lời tri ân sâu sắc của thầy và trò dưới mái trường mang tên Bác gửi gắm đến các cán bộ, các y, bác sĩ đã hết lòng vì cộng đồng trong công tác phòng, chống đại dịch Covid-19.
Giáo viên, học sinh sẽ được tăng thời gian nghỉ hè Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ cho biết, thời gian tới sẽ tiếp tục dạy học trực tuyến, tinh giản chương trình năm học, điều này hướng tới chương trình phổ thông hiện hành tinh gọn, nhẹ nhàng hơn vừa rút ngắn thời gian dạy và học, tăng thời gian nghỉ hè cho học sinh. Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ phát biểu...