Đại dịch khiến MacBook, Pixel 6 chưa được sản xuất ở Việt Nam
Dịch Covid-19 khiến nhiều ông lớn công nghệ chưa thể chuyển cơ sở sản xuất từ Trung Quốc sang Việt Nam và các quốc gia khác.
Đại dịch Covid-19 đang khiến cho kế hoạch chuyển sản xuất từ Trung Quốc sang Việt Nam của Apple, Google hay Amazon gặp nhiều vấn đề.
Theo Nikkei, dòng sản phẩm Google Pixel 6 vẫn được đối tác của Google lắp ráp tại Trung Quốc, dù đầu năm 2020 hãng đã tính đến việc chuyển dây chuyền sang Việt Nam. Lý do Google chưa thể thực hiện kế hoạch là nhân công và những hạn chế về di chuyển.
Dịch bệnh khiến nhiều đối tác của Apple chưa thể mở rộng sản xuất, đáp ứng các sản phẩm mới.
Trong khi đó, Apple vẫn chưa thể sản xuất MacBook và iPad tại Việt Nam vì thiếu nhân sự, chuỗi cung ứng chưa hoàn thiện và tình hình dịch bệnh diễn tiến phức tạp. Táo khuyết cũng lựa chọn sản xuất phần lớn AirPods tại Trung Quốc thay vì Việt Nam như trước đây. Các dây chuyền ở Việt Nam chiếm khoảng 20% sản lượng AirPods trong kế hoạch của Apple.
Đối với Amazon, kế hoạch sản xuất chuông thông minh, camera giám sát và loa tích hợp trợ lý ảo tại Việt Nam từ tháng 5 cũng đang vướng phải khó khăn, theo nguồn tin của Nikkei.
Việt Nam được đánh giá là điểm đến tiềm năng đối với các công ty sản xuất đồ công nghệ vì vị trí gần Trung Quốc, nguồn nhân lực trẻ, không vướng phải các hạn chế thương mại từ Mỹ. Trong nhiều năm qua, những đối tác sản xuất và cung ứng cho Apple, Google, Amazon, Microsoft và Dell đều mở mới hoặc tăng quy mô nhà máy tại Việt Nam.
Video đang HOT
Tuy nhiên, việc xây dựng chuỗi cung ứng cần nhiều chuyên gia có tay nghề, kinh nghiệm để đào tạo nhân công trẻ. Dịch bệnh khiến việc du lịch, đi lại trong nước cũng như nhập cảnh khó khăn hơn. Đây là yếu tố lớn nhất khiến việc chuyển dây chuyền lắp ráp từ Trung Quốc sang Việt Nam gặp khó, theo chia sẻ của một lãnh đạo trong chuỗi cung ứng là đối tác của cả Apple và Google.
Vị lãnh đạo này cho biết việc sản xuất những sản phẩm mới gặp khó khăn hơn vì các công ty và đối tác cung ứng phải làm việc chặt chẽ nhằm đảm bảo nhu cầu sản xuất. Trong khi đó, việc gửi chuyên gia sang cũng gặp khó khăn vì dịch bệnh khiến Việt Nam phải siết chặt quy định nhập cảnh. Nhiều quản lý trong các chuỗi cung ứng xác nhận với Nikkei Asia rằng những nhân sự Trung Quốc hiện tại rất khó xin visa làm việc tại Việt Nam.
“Năng lực chung của kỹ sư Việt Nam vẫn chưa đủ đáp ứng nhu cầu. Do hạn chế về di chuyển, các dây chuyền ở Việt Nam chỉ có thể đáp ứng những sản phẩm đã được sản xuất hàng loạt ở nước ngoài, chứ chưa thể tự phát triển một dòng sản phẩm mới”, người này nhận xét.
Dịch Covid-19 bùng phát vào tháng 5 khiến nhiều công ty như Foxconn bị gián đoạn sản xuất.
Dịch bệnh cũng khiến nhà máy của nhiều công ty phải dừng hoạt động. Ở miền Bắc, các đối tác Apple như Foxconn, Luxshare hay Goertek đã phải tạm dừng một thời gian vào tháng 5 khi dịch bùng phát tại Bắc Ninh, Bắc Giang. Tình hình dịch tại miền Nam hiện nay cũng khiến nhiều công ty gặp khó.
Tuy nhiên Annabelle Hsu, nhà phân tích tại IDC cho rằng những vấn đề này sẽ chỉ là khó khăn tạm thời.
“Chúng tôi nhận thấy những ảnh hưởng tiêu cực tới dây chuyền sản xuất và sản lượng kể từ khi Covid-19 bùng phát trở lại và chính phủ áp dụng các biện pháp nhằm kiềm chế dịch bệnh. Tuy nhiên, chúng tôi không cho rằng những biện pháp này sẽ được áp dụng lâu dài, vì chúng có thể ảnh hưởng tới nền kinh tế và tiềm năng sản xuất của đất nước”, bà Hsu nhận định.
Trung Quốc hiện vẫn là trung tâm sản xuất của thế giới. Tuy nhiên, bà Hsu cho rằng việc chuyển dịch sản xuất ra khỏi Trung Quốc sẽ phụ thuộc vào những biến động địa chính trị trong tương lai.
Apple, Amazon và Google đều từ chối đưa ra bình luận.
Đặt tên chip smartphone là Tensor chính là cách Google khẳng định phong cách của chính mình
Chỉ có Google mới có thể dùng một cấu trúc toán học trong tên của con chip điện thoại và sử dụng nó trên sản phẩm của mình.
Google đã ra mắt Pixel 6 và một trong những điểm ấn tượng là nó sử dụng SoC của riêng Google có tên "Tensor". Pixel 6 có thể thất bại hoặc trở thành một trong những điện thoại Android tốt nhất hiện có. Chúng ta sẽ không biết về điều đó cho đến khi máy chính thức mở bán, nhưng chip Tensor có lẽ sẽ mang đến tác động lớn hơn cả Pixel 6, vì Google đặt nhiều hy vọng vào nó. Nếu làm tốt tất cả những thứ mà một chiếc smartphone yêu cầu, Tensor sẽ là một thành công lớn mà rất ít công ty có thể làm theo.
Nhưng hãy bỏ qua mặt kỹ thuật và nói về... cái tên Tensor bởi vì nó là cái tên mang đậm chất "Google" nhất cho phần cứng điện thoại từ trước đến nay. Đối với một người không quen thuộc với Google và tất cả những gì mà họ làm, việc gọi một con chip là "Tensor" có vẻ như khá ngớ ngẩn.
Tensor có thể là một dạng cơ căng ra để làm cho một phần cơ thể khác duỗi ra. Tất cả chúng ta đều có chúng ở những nơi như trong tai và miệng. Điều thú vị là tensor cũng là một công ty sản xuất các bộ phận của ván trượt. Trong toán học, tensor là một đối tượng đại số mô tả mối quan hệ đa tuyến giữa các tập hợp các đối tượng đại số liên quan đến không gian vectơ. Không cần phải đoán cũng biết Google dùng tên "Tensor" the định nghĩa nào.
Đó là bởi vì những phép toán đặc biệt phức tạp này cũng có thể được sử dụng cho trí tuệ nhân tạo và Google yêu thích mọi thứ về AI. Google thậm chí còn đặt tên cho con chip đầu tiên mà họ phát minh ra là Tensor Processing Unit. Đúng vậy, Pixel 6 không phải là thiết bị đầu tiên có chip mang tên Tensor.
Hầu hết các công ty thực hiện tính toán AI và máy học thông qua những gì được gọi là mạng thần kinh. Mạng lưới thần kinh bên trong cơ thể chúng ta về cơ bản thì chúng tồn tại và nằm ở giữa "đầu vào" (input) và "đầu ra" (output) của hành động. Ví dụ, nếu bạn muốn bàn tay của bạn di chuyển và nắm bắt một thứ gì đó, nó sẽ di chuyển và nắm bắt thứ đó.
Mạng thần kinh máy tính cũng làm điều tương tự: chúng lấy một hoặc nhiều đầu vào, điều khiển chúng thông qua một tập hợp các quy trình ở giữa và ẩn (có nghĩa là chỉ các tính toán đầu vào và đường dẫn đầu ra mới có thể truy cập chúng), sau đó đưa kết quả ở đầu ra.
Google Cloud AI
Để thực hiện toàn bộ hoạt động của mạng thần kinh một cách hiệu quả, các bộ xử lý có một số bộ gia tốc AI (AI accelerator) nếu bạn muốn kết quả có thể đoán trước và chính xác. NVIDIA, Intel và AMD đã dành rất nhiều thời gian và tiền bạc để tạo ra GPU (Bộ xử lý đồ họa) hoạt động như một bộ gia tốc AI hoàn hảo và chúng ta có thể thấy điều đó với bước nhảy vọt về đồ họa game trong vài năm qua.
TPU có một chức năng: hoạt động như một bộ gia tốc AI. Bạn sẽ tìm thấy hàng loạt chúng bên trong các dàn máy chủ cho dịch vụ đám mây của Google và cũng như bên trong Pixel 6.
Điều quan trọng là tất cả chúng ta đều hiểu rằng đối với Google, từ Tensor có nghĩa là một phần cứng được sử dụng cho AI và máy học, và tất cả các định nghĩa khác đều không quan trọng. Đó là lý do tại sao công ty đặt tên cho chip trên smartphone của mình là Tensor. Nếu bạn là Google và bạn tạo ra một con chip smartphone được thiết kế chủ yếu về AI, bạn hiển nhiên sẽ đặt tên cho nó là Tensor.
Ba yếu tố tạo nên thành công của Apple Với độ nhận diện công chúng cùng doanh số bán sản phẩm tốt, Apple đang là ông lớn công nghệ thành công nhất trên thế giới. Logo trái táo khuyết xuất hiện ở mọi nơi, từ thành thị đông đúc cho đến các vùng nông thôn chưa phát triển. Khi nhìn vào một thiết bị iPhone hoặc Macbook, bạn biết ngay chúng được...