Đại dịch Ebola bùng phát là do nghèo khổ, y đức
- Báo chí Pháp đề cập đến dịch Ebola bùng phát ở châu Phi dưới góc nhìn chênh lệch giàu nghèo và khía cạnh y đức.
Tờ báo cho rằng chính tình trạng vệ sinh y tế tồi tàn, cuộc sống nghèo khổ ở châu Phi đã góp phần đẩy nhanh tốc độ lây lan dịch Ebola.
Theo báo chí Pháp, đại dịch Ebola bùng phát là do nghèo khổ
Được phát hiện lần đầu từ năm 1976 tại một khu làng nhỏ của Congo nằm bên dòng sông Ebola, virus Ebola đến nay đã nhiều lần xuất hiện trở lại ở nhiều nước châu Phi và đã làm thiệt mạng khoảng 1.300 người ở các nước như Cộng hoà Dân chủ Congo, Sudan, Gabon và Uganda.
Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), chỉ riêng đợt bùng phát trở lại lần này từ hồi tháng Giêng năm nay, virus Ebola đã làm chết gần 1.000 người trong tổng số 1.700 bệnh nhân bị nhiễm virus, như vậy là tỷ lệ tử vong lên tới 60%. Bốn nước liên quan chính trong đợt dịch này là Guinéee, Sierra Leone, Liberia và Nigeria.
Video đang HOT
L’Humanité nhận thấy là gần 40 năm sau khi phát hiện ra virus Ebola, đến nay thế giới vẫn chưa có được vaccin hay cách điều trị nào hữu hiệu. Tờ báo L’humanité dẫn lời ông Pierre Mendiharat thuộc tổ chức Y sĩ không biên giới (MSF) giải thích: “Đó là bởi vì chỉ có số lượng rất nhỏ người mắc bệnh Ebola, chưa đủ tạo thành thị trường cho các hãng dược phẩm tư nhân đổ tiền vào nghiên cứu”. Mỗi khi dập được dịch xong là không có ai nghĩ đến đầu tư nghiên cứu điều trị hay vaccin nữa và cứ như thế, theo chuyên gia của MSF này, những đợt dịch sắp tới sẽ còn bùng phát trở lại ở những nước nghèo.
Hãng dược phẩm lớn của Anh GSK hiện vẫn còn trong quá trình nghiên cứu và vaccin phòng Ebola có lẽ chỉ có thể có được sớm nhất vào năm 2015. Trong khi đó mức độ lan tràn nguy hiểm của dịch Ebola đang đòi hỏi thế giới phải hành động gấp.
Còn nhật báo Công giáo La Croix nêu ra “những vấn đề đạo đức của việc tiếp cận điều trị bệnh Ebola” nhân việc Tổ chức Y tế Thế giới ngày 12/8 công bố những khuyến cáo của Uỷ ban đạo đức về việc đưa thử nghiệm điều trị bệnh Ebola tại những nước châu Phi.
Vấn đề này đang làm dấy lên tranh luận phức tạp về hiệu quả và tính vô hại của những phương pháp điều trị mà hiện tại mới chỉ được áp dụng cho 3 bệnh nhân xuất thân từ những nước giàu có gồm hai nhân viên hoạt động nhân đạo người Mỹ bị nhiễm bệnh tại Liberia và một là linh mục người Tây Ban Nha bị nhiễm virus ở Liberia và đã được đưa về Madrid điều trị. Theo tin mới nhất thì bệnh nhân này đã tử vong hôm 12/8.
Vấn đề mà tờ báo đặt ra đầu tiên là chỉ có những người bệnh ở những nước giàu có mới có thể được điều trị, thử nghiệm chống virus Ebola.
Xã luận báo La Croix kết luận: “Dịch Ebola, biểu hiện của sự bất bình đẳng trong thế giới chúng ta, giữa những nước giàu có được trang bị đầy đủ để ngăn chặn virus lây lan và những nước có hệ thống vệ sinh y tế tồi tàn. Hy vọng dịch Ebola còn là dịp để thể hiện tình đoàn kết quốc tế có hiệu quả vì những người dân bị đe dọa nhất, cho dù đó là những người dân ở xứ sở xa xôi”.
VĂN LINH
Theo Vietbao
Bộ Y tế khẳng định Việt Nam chưa ghi nhận ca nhiễm Ebola
Tính đến ngày 12/8/2014 đã ghi nhận tổng cộng 1.848 trường hợp nhiễm Virus Ebola, trong đó có 1013 trường hợp tử vong.
Tất cả số trường hợp mắc và tử vong do vi rút Ebola đều tại 4 nước vùng Tây Phi gồm: Guinea, Liberia, Nigeria và Sierra Leone.
Tại việt Nam bộ Y tế nhận định dịch bệnh do vi rút Ebola là bệnh có tốc độ lây lan nhanh và có tỉ lệ tử vong ( có thể lên tới 90%). Hiện tổ chức y tế thế giới đã công bố là tình trạng khẩn cấp đối với sức khỏe cộng đồng gây quan ngại quốc tế. Dịch bệnh có thể lây lan ra các quốc gia khác thông qua khách du lịch, người làm việc, học tập và lao động tại các quốc gia đang có dịch bệnh và trở về nước.
TS Trần Đắc Phu Cục trưởng - Cục Y tế dự phòng tại buổi họp báo sáng ngày 12/8
Theo TS Trần Đắc Phu Cục trưởng - Cục Y tế dự phòng cho biết: "Cho đến nay, tại Việt Nam cũng như tại châu Á chưa phát hiện trường hợp nào mắc bệnh do vi rút Ebola". TS Trần Đắc Phu cũng cho biết, ngay khi xuất hiện thông tin Việt Nam đã có bệnh nhân mắc virus Ebola ông đã liên lạc với TS Nhuyễn Văn Kính - Giám đốc BV Nhiệt đới Trung ương,TS Kính đã khẳng định điều đó là hoàn toàn không chính xác. Tuy nhiên nguy cơ lây lan dịch bệnh thông qua các đối tượng là khách du lịch, người làm việc, học tập và lao động nhập cảnh trở về từ khu vực châu Phi là hoàn toàn có thể.
Theo tổ chức y tế thế giới, hiện tại chưa có vacxin phòng dịch Ebola và cũng chưa xác định được thời điểm tạo ra loại vacxin này nên việc phòng tránh dịch bệnh là hết sức quan trọng.
Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh, bộ Y tế kêu gọi và mong muốn mỗi người dân, toàn xã hội và đặc biệt các cơ quan truyền thông đại chúng cùng chung tay đẩy mạnh công tác truyền thông, hướng dẫn người dân hiểu biết rõ về tình hình dịch bệnh, các biện pháp phòng chống dịch, tích cực, chủ động tham gia phòng chống dịch bệnh do virut Ebola cho mỗi cá nhân, từng gia đình và cả cộng đồng hiệu quả thành công.
Theo Tri Thức
Dịch Ebola: 8 nhân viên y tế Trung Quốc bị cách ly tại Sierra Leone 8 nhân viên y tế Trung Quốc và 24 y tá Sierra Leone đã được cách ly sau khi tham gia điều trị cho bệnh nhân nhiễm virus Ebola. Tám nhân viên y tế người Trung Quốc, gồm 7 bác sĩ và một y tá, tham gia điều trị cho bệnh nhân Ebola tại tâm dịch ở Sierra Leone đã được đặt dưới...