Đại dịch đe dọa giấc mơ học sinh miền núi

Theo dõi VGT trên

Trường học đóng cửa vì dịch bệnh, ước mơ bước vào giảng đường đại học của học sinh nghèo miền núi lại phụ thuộc vào chiếc điện thoại và mạng wifi.

14h, một ngày thứ hai. Trời nắng gắt, trên vài triền dốc, hàng chục người dân xã Đăk Tnang, huyện Kông Chro đang dọn dẹp đốt rẫy, từng cột khói khổng lồ tỏa ra mù mịt, làm không khí trở nên nóng nực hơn.

Sau khi cho đàn bò uống no nước, Lệ lùa chúng lên đồi cao – nơi mà cô học trò biết vẫn còn nhiều cỏ và có sóng điện thoại. Nữ sinh người Ba Na trong bộ áo quần lao động, đội nón lá rộng vành, tay phải cầm cái smartphone cũ giơ lên quá đầu để bắt sóng.

Đại dịch đe dọa giấc mơ học sinh miền núi - Hình 1

Kỳ thi THPT quốc gia cận kề, Lệ hàng ngày phải đi chăn bò giúp bố mẹ. Ảnh: Trần Hóa.

Vừa leo lên lưng chừng núi, tiếng chuông tin nhắn liên tục reo, “Nhóm bạn học trực tuyến lớp em gửi thông báo”, Đinh Thị Mỹ Lệ, học sinh lớp 12A1, trường THPT Hà Huy Tập, giải thích.

Đọc lướt qua, cô biết hôm nay giáo viên môn Toán của trường vừa đăng video dạy online, nhưng em chưa thể xem được. Lệ thở dài, bảo nếu “cơn bão” dịch không xuất hiện, chắc chắn giờ này em đang ngồi trong lớp nghe thầy cô giảng bài, chuẩn bị cho kỳ thi THPT quốc gia sắp tới.

Lệ học trường nội trú ở trung tâm huyện Kông Chro, cách nhà 15 km. Bố Lệ là cán bộ xã, mẹ làm nông nên cô quyết tâm học đến nơi đến chốn. Suốt ba năm cấp ba, cứ chiều chủ nhật hàng tuần, Lệ gói ghém sách vở, áo quần, 10 kg gạo cùng 100.000 đồng mua thức ăn cho năm ngày trọ học.

Trải qua bao nhiêu khổ cực, thức khuya dậy sớm, chỉ còn một học kỳ nữa, Lệ có thể hoàn thành ước mơ vào trường cao đẳng, đại học vào mùa hè năm nay. Nhưng tự dưng mọi chuyện thay đổi từ sau kỳ nghỉ Tết.

Lệ nhớ rất rõ, hôm đó là đầu tuần, ngày 3/2, sau tiết chào cờ em và hai đứa bạn vội vàng lên phòng ăn sáng, chuẩn bị sách vở cho tiết học tiếp theo. Cô vừa bưng tô mì lên thì nghe các bạn phòng bên hét lên “nghỉ dịch, nghỉ dịch”. Lệ vui mừng quay lại giường thu dọn đồ đạc trở về nhà.

Ở nhà một tuần, Lệ được quay trở lại trường. Học được ba tuần, nhà trường tiếp tục cho nghỉ vì lúc ấy “dịch bệnh đang bùng phát dữ dội” và “chưa biết ngày nào học lại”. Thông báo lần này không làm Lệ vui như trước nữa, trái lại em tỏ ra lo lắng, chẳng biết những ngày tiếp theo mình sẽ học ở đâu? Biết tìm ai để hỏi khi gặp bài toán khó?.

Trong những ngày trường học đóng cửa, cô gái 18 tuổi mô tả cuộc sống của mình thật buồn chán và không thể tập trung ôn tập. Buổi sáng Lệ và đứa em trai lớp 9 lùa đàn bò 17 con lên núi thả. Trưa về nghỉ một lúc, chiều lại tiếp tục đến 4 -5h. Thỉnh thoảng cô mang theo điện thoại, sách vở ôn tập, nhưng “học cũng như không”.

Hway – tên ngôi làng nơi gia đình Lệ sinh sống, không có sóng điện thoại. Tối đến, Lệ lấy xe máy chạy hơn 3 km, vào UBND xã Đăk Tnang dùng “ké” wifi để học trực tuyến. Lệ mượn bàn và ghế nhựa, đặt giữa hành lang để ngồi học.

Trong khoảng thời gian ngắn ngủi từ 19 đến 21h, Lệ vừa xem các bài giảng của các giáo viên bộ môn đăng trên trang của trường, làm bài tập và vừa xem lại video bài giảng trực tuyến trên truyền hình hồi sáng, qua Youtube. Một mớ kiến thức hỗn độn không đầu không cuối, trong khi không có sự tương tác nào giữa trò và thầy.

Video đang HOT

Gặp bài nào không hiểu, Lệ chẳng biết hỏi ai. Nhiều lần thử gọi, nhắn tin hỏi bạn, nhưng những lời giải thích qua loa qua điện thoại chỉ khiến nữ sinh lớp 12 thêm rối. Vậy nên Lệ cho mình quyền được bỏ qua các bài tập khó, và về nhà ngủ sớm hơn mọi hôm.

Đại dịch đe dọa giấc mơ học sinh miền núi - Hình 2

Đinh Thị Mỹ Lệ tranh thủ học bài trong lúc chăn bò. Ảnh: Ngọc Oanh.

Lệ chia đều lịch học online 9 môn thi tốt nghiệp trong một tuần và tập trung nhiều nhất vào ba môn khối C, Văn, Sử, Địa. Gần đây, biết có chương trình dạy học truyền hình, Lệ và đứa em trai chăm chú theo dõi vài hôm, song chiếc tivi của gia đình cứ chập chờn lúc được lúc không, khiến cả hai chán nản.

Học trên truyền hình được ba môn Toán, Văn, Anh, phát sóng lúc 9h35 thứ năm đến thứ bảy và phát lại vào 14h45 các buổi chiều cùng ngày. Thời lượng phát mỗi môn 40 phút. Tuần tiếp theo, sẽ phát sóng liên tục ba môn học theo khung giờ trên.

Bạn cùng phòng với Lệ – Đinh Thị Xuyết, ghi chi tiết lịch dạy trên truyền hình trong cuốn sổ tay, song Xuyết học bữa được bữa không, bởi thời gian phát sóng cô đang ở trên đồi chăn đàn bò 14 con.

Nhà nữ sinh ở làng Bla, xã Đăk Song, huyện Kông Chro, cách trường nội trú hơn 35 km. Ba năm trước, kết thúc trung học, nhiều em trong làng bỏ học. Nhưng khát vọng vào giảng đường, cô gái người Ba Na quyết tâm đeo đuổi việc học.

Từ khi nghỉ dịch, ban ngày Xuyết phụ giúp bố mẹ chăn đàn bò, đến tối mịt mới về. Chiếc điện thoại thông minh cũ dùng liên lạc, nay Xuyết đăng ký mạng 3G, tháng 50 nghìn đồng. “Lúc chăn bò có mang điện thoại, sách vở theo để học, nhưng mạng chập chờn, pin chai, dùng vài chục phút là tắt ngúm”, Xuyết nói.

Các môn còn lại khi nào thầy cô đăng bài lên trên trang học sinh tự vào học và làm bài tập. “Chỗ nào khó hiểu, không biết làm thì tra mạng xem cách giải”, Đinh Thị Xuyết, nói và thừa nhận bản thân còn lúng túng về cách học, phương pháp tự học.

Gia Lai có gần 450.000 học sinh. Sở Giáo dục và đào tạo Gia Lai đang triển khai chương trình dạy học trên truyền hình cho học sinh lớp 9 và lớp 12. Tuy nhiên, do địa phương có số lượng học sinh dân tộc thiểu số chiếm gần 40%, dân cư phân bố rải rác, nhiều khu vực chưa có điện lưới, sóng di động… Nên số lượng học sinh tham gia học truyền hình 45 % và học trực tuyến 10%.

Đại dịch đe dọa giấc mơ học sinh miền núi - Hình 3

Khát vọng trở thành giáo viên của Đinh Thị Xuyết trở nên mong manh vì đại dịch. Ảnh: Trần Hóa.

Ông Phạm Hữu Hùng, Hiệu trưởng phụ trách trường THPT Hà Huy Tập cho biết trường có tất cả 624 học sinh, trong đó 153 học sinh người dân tộc thiểu số tham gia học trực tuyến chưa đạt 40%.

Kông Chro là huyện nghèo của tỉnh Gia Lai, điều kiện kinh tế còn khó khăn, nhiều thôn bản chưa có sóng điện thoại, mạng nên việc giảng dạy online, truyền hình chỉ là giải pháp tạm thời. “Nhà trường đang khuyến khích các em đã học bài giảng rồi thì cho bạn trong làng không có điện thoại mượn học. Ngoài ra không còn cách nào khác, trong thời gian cách ly toàn xã hội”, ông Hùng nói.

Đầu tháng 4, tỉnh Đăk Lăk, Đăk Nông, Kon Tum đang triển khai dạy học qua truyền hình. Ngành Giáo dục các tỉnh Tây Nguyên đang lên kế hoạch bố trí giáo viên dạy lại các bài giảng, ôn tập kiến thức cho học sinh vùng sâu vùng xa, vùng khó khăn… khi các em đi học trở lại.

Lệ và Xuyết tin rằng, nếu cố gắng, mọi đứa trẻ nghèo đều có thể về cùng vạch đích. Giờ bỗng nhiên mọi chuyện thay đổi, giáo dục lại thể hiện sự bất bình đẳng, khi phụ thuộc vào hạ tầng.

Là một thanh niên năng nổ, thích tham gia các hoạt động đoàn thể, năm nay Lệ dự định thi vào ngành Công tác xã hội. Xuyết ước mơ làm giáo viên. Nhưng cơn “bão dịch” đang làm xáo trộn các kỳ thi, thay đổi phương pháp học, khiến “cánh cửa” bước vào giảng đường của hai cô gái người Ba Na và hàng trăm nghìn học sinh miền núi gặp khó khăn.

“Bây giờ em chỉ mong đậu tốt nghiệp thôi”, nói dứt câu, Lệ vội vàng chạy lên núi, cầm roi quất liên tiếp vào con bò rời khỏi đàn, rồi mất hút sau nương mì đang héo rũ vì khô hạn.

Trần Hóa

Tiến sĩ Quách Tuấn Ngọc: Bài giảng trực tuyến quá 40 phút, người học không nên mở

Cho rằng việc phần mềm Zoom giới hạn thời gian dùng 40 phút là hợp lý, sư phạm, Tiến sĩ Quách Tuấn Ngọc, nguyên Cục trưởng CNTT, Bộ GD&ĐT khuyên người học nếu thấy bài giảng trực tuyến nào quá 40 phút thì đừng nên mở.

Tiến sĩ Quách Tuấn Ngọc: Bài giảng trực tuyến quá 40 phút, người học không nên mở - Hình 1

Theo Tiến sĩ Quách Tuấn Ngọc, các giáo viên không nên lạm dụng công nghệ quá 40 phút, cần chuẩn bị bài vở, giáo án sao cho thật chuẩn (Ảnh minh họa: Internet)

Bài giảng trực tuyến nên có thời lượng bao lâu?

Thời gian gần đây, thực hiện phương châm "Tạm dừng đến trường, không dừng việc học" của Bộ GD&ĐT, nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức dạy và học trực tuyến. Các giáo viên cũng được khuyến khích tăng cường sử dụng các giải pháp học trực tuyến, trong đó có phần mềm phổ biến Zoom để triển khai các lớp học, môn học trực tuyến cho học sinh, hạn chế tụ tập đông người.

Tiến sĩ Quách Tuấn Ngọc, nguyên Cục trưởng CNTT của Bộ GD&ĐT cho biết, những ngày vừa qua, ông nhận được rất nhiều email của giáo viên nhờ hỗ trợ vì phần mềm Zoom chỉ cho dùng 40 phút.

Nhận định việc Zoom chặn thời gian dùng là 40 phút là hợp lý, sư phạm, ông Ngọc phân tích, về nguyên tắc người học không thể ngồi nghe quá lâu, tối đa không quá 40 phút là hợp lý. Quá 40 phút, đầu óc học sinh mụ mị. Vì thế, các giáo viên không nên lạm dụng công nghệ quá 40 phút; cần chuẩn bị bài vở, giáo án sao cho thật chuẩn: cần nói gì? giảng gì?

"Lên lớp online còn phải chuẩn hơn gấp bội lần lên lớp bình thường. Ngay Quốc hội giao hẹn mỗi đại biểu được phát biểu không quá 7 phút cũng đã tạo động lực cho các đại biểu nghĩ cho kỹ, không phát biểu dông dài", ông Ngọc nhấn mạnh.

Cùng với khuyến nghị hiện các trường đều dạy và học online thì càng cần phải hạn chế không quá 40 phút vì còn môn khác, giáo viên khác đang chờ dạy, vị chuyên gia lâu năm trong cả lĩnh vực giáo dục và công nghệ nêu quan điểm: "Sau này, cứ thấy bài giảng trực tuyến nào quá 40 phút thì tôi khuyên người học đừng mở ra".

Trao đổi với ICTnews về vấn đề này, Tiến sĩ Phạm Công Hiệp, Giảng viên cấp cao Khoa Kinh doanh và Quản trị, Đại học RMIT Việt Nam, người đã có kinh nghiệm 10 năm nghiên cứu, áp dụng CNTT trong giáo dục và đang giảng dạy nhiều môn học trực tuyến tại RMIT Việt Nam cho hay, hầu hết nghiên cứu không có kết luận nhất quán về thời gian hiệu quả cho học trực tuyến, nhưng có sự khác biệt về thời gian hiệu quả cho tài liệu video tự học và học dưới sự hướng dẫn của thầy cô. Tài liệu video tự học không nên quá 30 phút, và nên giữ ở mức dưới 12 phút để tăng sự thu hút chú ý của người học.

"Riêng việc học trực tuyến dưới sự hướng dẫn của thầy cô thì tùy thuộc vào độ phức tạp của chủ đề, các tài liệu và hoạt động hỗ trợ việc học mà thời gian buổi học có thể thay đổi cho phù hợp. Việc chia nhỏ thời gian dạy trực tuyến là phù hợp để người học được nghỉ ngơi và có thể tập trung cho các giờ học sau", ông Hiệp nói.

Chia sẻ thực tế tại trường mình, ông Hiệp cho biết, mỗi buổi học trực tuyến ở Khoa Kinh doanh và Quản trị Đại học RMIT Việt Nam thường kéo dài 90 - 150 phút và bao gồm rất nhiều hoạt động. Thầy cô sẽ ôn lại chủ đề của tuần trước, cho ý kiến về bài tập về nhà, giải đáp thắc mắc nếu có. Sau đó mới đi vào chủ đề của buổi học mới. Tài liệu dạy khá đa dạng gồm slide trình chiếu, các video, bài tập trong giờ, hoạt động nhóm, và câu hỏi trắc nghiệm. Thông thường sẽ có nghỉ giữa buổi học sau khoảng 60 - 90 phút đầu tiên.

Giáo viên đừng mải trình diễn công nghệ

Bàn về chuyện dạy và học trực tuyến, Tiến sĩ Quách Tuấn Ngọc nhận định, nếu dạy theo kiểu video tức thời, buổi giảng đó khó có thể dùng lại cho các lần sau, không có tính kế thừa và điều này là lãng phí.

Vị nguyên Cục trưởng Cục CNTT, Bộ GD&ĐT nhắc các giáo viên đang tham gia dạy trực tuyến: "Không vì mải trình diễn công nghệ mà quên đi việc chính: Học sinh học sao cho hiệu quả nhất, mọi nơi, mọi lúc".

Để các bài giảng có thể sử dụng được nhiều lần về sau, theo ông Ngọc, eLearning giúp cho thực hiện giáo dục mọi nơi, mọi lúc, mọi người và mọi nội dung nên giáo viên cần nghĩ cách làm thật đơn giản mà hiệu quả.

Ông Ngọc đề xuất, không phải lúc nào cũng cần tương tác tức thời, hay dạy học đồng bộ, nghĩa là không nhất thiết sử dụng Zoom. Để học được mọi lúc thì bài giảng phải luôn sẵn có trên mạng, để học sinh học lúc nào cũng được.

Vị chuyên gia này khuyến nghị các giáo viên chọn cách làm đơn giản, đó là dùng công cụ PowerPoint quen thuộc và phần mềm soạn bài giảng eLearning (Authoring tools) như iSpring, Adobe Presenter ... để chèn vào PowerPoint, biến PowerPoint thành công cụ soạn eLearning đơn giản.

"Sau khi cân đo, suy nghĩ chỉnh sửa từng câu, từng chữ trong từng bản chiếu một (slide), có thể chèn video gv giảng bài, câu hỏi trắc nghiệm... Giáo viên đổ bài giảng thành video bài giảng eLearning cho đơn giản nhất và chia sẻ lên mạng như Youtube, Facebook cá nhân của giáo viên hay Google Drive... để học sinh có thể học bất cứ lúc nào", ông Ngọc hướng dẫn.

Ông Ngọc cũng cho rằng, giáo viên nên chọn phương án tương tác không đồng bộ với học sinh, tốt nhất là qua nhóm email (Group) của từng lớp, từng giáo viên, hay qua Facebook, qua nhóm chat... để trả lời thắc mắc, để kiểm tra kiến thức học sinh qua các câu hỏi trực tiếp hay trắc nghiệm.

"Với cách làm như trên thì không lo mạng bị nghẽn, không lo phải chờ đủ học sinh, giáo viên mới giảng bài được. Và học sinh thậm chí không cần webcam mà vẫn học bài được. Điều quan trọng nhất là bài giảng tốt có thể đến với nhiều học sinh khác, và giáo viên có thể cập nhật để nâng cao bài giảng trong kỳ tiếp theo. Đó là tính bền vững của giải pháp", ông Ngọc nhấn mạnh.

M.T

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Ca sĩ Lynda Trang Đài bị bắt ở Mỹ là ai?Ca sĩ Lynda Trang Đài bị bắt ở Mỹ là ai?
16:57:12 05/02/2025
Từ Hy Viên viết thư cho con gái: Mẹ bằng lòng dùng sinh mệnh để bảo vệ conTừ Hy Viên viết thư cho con gái: Mẹ bằng lòng dùng sinh mệnh để bảo vệ con
16:50:42 05/02/2025
Công bố khung hình chung cuối cùng của vợ chồng Từ Hy Viên, nụ cười hạnh phúc giờ hoá tang thươngCông bố khung hình chung cuối cùng của vợ chồng Từ Hy Viên, nụ cười hạnh phúc giờ hoá tang thương
18:10:20 05/02/2025
Ốc Thanh Vân bức xúc khi vừa về lại Việt Nam đã bị mắng chửi thậm tệỐc Thanh Vân bức xúc khi vừa về lại Việt Nam đã bị mắng chửi thậm tệ
15:20:36 05/02/2025
Bất lực nhìn bóng mẹ rời xa, tiếng khóc xé lòng trong đêm cùng câu nói của bé gái khiến ai cũng nhói lòngBất lực nhìn bóng mẹ rời xa, tiếng khóc xé lòng trong đêm cùng câu nói của bé gái khiến ai cũng nhói lòng
15:25:11 05/02/2025
Đoạn video vỏn vẹn 20 giây từ camera của một gia đình lúc 4 giờ sáng khiến ai cũng phải bật khóc: Nhân vật chính lại là người không hề xuất hiệnĐoạn video vỏn vẹn 20 giây từ camera của một gia đình lúc 4 giờ sáng khiến ai cũng phải bật khóc: Nhân vật chính lại là người không hề xuất hiện
18:02:43 05/02/2025
Nóng nhất Weibo: Mẹ Từ Hy Viên xóa ảnh chụp với con rể, hối hận vì gả con gái cho nam ca sĩ Hàn?Nóng nhất Weibo: Mẹ Từ Hy Viên xóa ảnh chụp với con rể, hối hận vì gả con gái cho nam ca sĩ Hàn?
18:35:28 05/02/2025
Phim 'Nụ hôn bạc tỷ' lội ngược dòng, vượt mốc 70 tỷ đồng sau một tuầnPhim 'Nụ hôn bạc tỷ' lội ngược dòng, vượt mốc 70 tỷ đồng sau một tuần
15:37:20 05/02/2025

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Tìm thấy toàn bộ 67 nạn nhân trong thảm kịch va chạm máy bay ở Mỹ

Tìm thấy toàn bộ 67 nạn nhân trong thảm kịch va chạm máy bay ở Mỹ

Thế giới

21:21:08 05/02/2025
Lực lượng cứu hộ đã trục vớt thi thể của toàn bộ các nạn nhân trong vụ va chạm máy bay ở Mỹ và tiếp tục trục vớt các mảnh vỡ của 2 máy bay.
Chuyện thật như đùa: Sao nam Vbiz từng bị tố ngoại tình nay tái hợp người cũ, còn chuẩn bị kết hôn

Chuyện thật như đùa: Sao nam Vbiz từng bị tố ngoại tình nay tái hợp người cũ, còn chuẩn bị kết hôn

Sao việt

21:20:57 05/02/2025
Sau hơn 1 năm vướng ồn ào réo gọi tên nhau trên mạng xã hội, nam ca sĩ Việt và tình cũ ẩn ý chuyện về chung một nhà.
Nữ doanh nhân nhảy xuống hồ cứu 3 trẻ đuối nước: Trước đó vừa đi viện về, sức khỏe yếu hơn sau sự việc

Nữ doanh nhân nhảy xuống hồ cứu 3 trẻ đuối nước: Trước đó vừa đi viện về, sức khỏe yếu hơn sau sự việc

Netizen

21:20:25 05/02/2025
Những ngày đầu năm, câu chuyện chị Nguyễn Thị Trang (SN 1975, ở thị trấn Nam Sách, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương) dũng cảm nhảy xuống hồ nước sâu, cứu 3 cháu bé bị đuối nước xảy ra hôm mùng 4 Tết
Tử vi ngày 6/2/2025 của 12 cung hoàng đạo: Kim Ngưu Thần Tài chiếu cố

Tử vi ngày 6/2/2025 của 12 cung hoàng đạo: Kim Ngưu Thần Tài chiếu cố

Trắc nghiệm

21:20:08 05/02/2025
Kim Ngưu sẽ được Thần Tài chiếu cố, mang đến cơ hội làm ăn thuận lợi. Tử vi cá nhân của Bạch Dương vào ngày thứ Năm 06/02/2025 cho thấy
Trấn Thành liên tục phản bác khi "Bộ tứ báo thủ" nhận bão chê bai

Trấn Thành liên tục phản bác khi "Bộ tứ báo thủ" nhận bão chê bai

Hậu trường phim

21:05:46 05/02/2025
Đạo diễn Trấn Thành liên tục có những bài đăng gây chú ý trên mạng xã hội, cho biết anh buồn khi phim Bộ tứ báo thủ nhận luồng bình luận tiêu cực.
Virus cúm tấn công phổi, nhiều ca bệnh nặng, nguy kịch

Virus cúm tấn công phổi, nhiều ca bệnh nặng, nguy kịch

Sức khỏe

20:59:50 05/02/2025
Bệnh viện Bệnh nhiệt đới T.Ư (Hà Nội) đang điều trị cho 8 bệnh nhân mắc cúm nặng, trong đó có ca bệnh phải đặt ECMO.
Nam producer nói 2 chữ làm rõ drama của bộ ba Sơn Tùng - Hải Tú và Thiều Bảo Trâm

Nam producer nói 2 chữ làm rõ drama của bộ ba Sơn Tùng - Hải Tú và Thiều Bảo Trâm

Nhạc việt

20:50:26 05/02/2025
Cụ thể, khi vướng nghi vấn rời công ty Sơn Tùng vì Thiều Bảo Trâm và Hải Tú, onionn chỉ trả lời đúng 2 chữ - đồ điên . Độ thẳng thắn của onionn khiến fan Sơn Tùng vô cùng phấn khích.
Thêm tình tiết vụ suy sụp vì 2 tờ vé số trúng giải đặc biệt nhưng bị rách nát

Thêm tình tiết vụ suy sụp vì 2 tờ vé số trúng giải đặc biệt nhưng bị rách nát

Tin nổi bật

20:25:43 05/02/2025
Nghe tin trúng số đặc biệt, người đàn ông ở Trà Vinh thốt lên chết rồi, vé số để trong túi quần bị ướt , khi lấy ra thì hai tờ vé số đã rách nát không thể lĩnh thưởng.
Quỳnh Lương trở thành "ác nữ màn ảnh", Ngọc Lan cũng phải khiếp sợ

Quỳnh Lương trở thành "ác nữ màn ảnh", Ngọc Lan cũng phải khiếp sợ

Phim việt

20:25:40 05/02/2025
Đảm nhận vai phản diện khiến Ngọc Lan phát hoảng trong Hạnh phúc bị đánh cắp phần 2, Quỳnh Lương được biên kịch, đạo diễn khen hay hơn bản gốc và vai chính diện.
Lễ trao giải Grammy 2025 quyên góp được 9 triệu USD cho hoạt động cứu trợ hỏa hoạn

Lễ trao giải Grammy 2025 quyên góp được 9 triệu USD cho hoạt động cứu trợ hỏa hoạn

Nhạc quốc tế

20:23:14 05/02/2025
Theo báo cáo mới nhất, 9 triệu USD đã được quyên góp trong chương trình phát sóng Grammy diễn ra vào ngày 3/2.
Lời khai của nghi phạm sát hại vợ trên tầng 2 nhà anh trai ở Thanh Hóa

Lời khai của nghi phạm sát hại vợ trên tầng 2 nhà anh trai ở Thanh Hóa

Pháp luật

20:23:00 05/02/2025
Do ghen tuông, nghi ngờ vợ có mối quan hệ với người đàn ông khác nên Đỗ Văn Nhựa (ở Thanh Hóa) đã ra tay sát hại vợ trên tầng 2 nhà anh trai rồi bỏ trốn.