Đại dịch COVID-19 ngày 29/4: Mỹ vượt qua giai đoạn tồi tệ nhất
Đại dịch COVID-19 ngày 29/4: Mỹ vượt qua giai đoạn tồi tệ nhất, trong khi Italy vượt mốc 200.000 ca nhiễm.
Mỹ vượt qua “những ngày tồi tệ nhất”
Ngày 28/4,Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố Mỹ đã vượt qua giai đoạn tồi tệ nhất của đại dịch COVID-19.
“Các chuyên gia của chúng ta tin rằng, những ngày tồi tệ nhất của đại dịch đã ở lại phía sau”, ông Trump nói. “Tôi nghĩ điều đang diễn ra là đại dịch biến mất. Nó đang dần biến đi. Dù nó có quay trở lại theo một kiểu khác vào mùa thu, chúng ta cũng có thể kiểm soát nó”.
Nhiều bang ở Mỹ bắt đầu nới lỏng các biện pháp giãn cách xã hội.
Theo CNN, đội đặc nhiệm chống COVID-19 của Nhà Trắng đã không tổ chức họp trong 3 ngày liên tiếp. Đây là điều bất thường bởi các quan chức cấp cao và chuyên gia đầu ngành, cố vấn của Tổng thống Mỹ vẫn họp gần như hằng ngày trong khoảng thời gian trước đó.
Từ tuần này Nhà Trắng bắt đầu hạn chế các cuộc họp đông người. Những cuộc trao đổi, thảo luận của đội chống COVID-19 vẫn diễn ra theo các nhóm nhỏ. CNN cho biết, sự điều chỉnh này có thể là dấu hiệu cho thấy tình hình cuộc chiến chống đại dịch COVID-19 ở Mỹ bắt đầu thay đổi.
Italy vượt mốc 200.000 ca nhiễm
Video đang HOT
Mỹ ghi nhận hơn 23.000 ca nhiễm mới trong ngày 28/4. Trong khi đó số người thiệt mạng vì COVID-19 tăng hơn 2.300.
Ở châu Âu, Anh vượt Đức về tổng số ca nhiễm SARS-CoV-2 (với 161.000 ca).
Trong khi số người chết trong ngày ở Đức tiếp đà tăng lên (154 ca), trong khi số ca nhiễm mới (gần 1.000) vẫn có xu hướng giảm.
Italy trở thành nước thứ 3 trên thế giới vượt mốc 200.000 người nhiễm SARS-CoV-2.
Nga tiếp tục là nước có số ca nhiễm mới (hơn 6.400 trường hợp) cao thứ 2 thế giới hôm 28/4. Bên cạnh đó, Brazil cũng ghi nhận số liệu tăng vọt, gấp đôi so với 24 giờ trước đó, với 6.400 ca nhiễm mới và 520 người chết.
Nga kéo dài phong tỏa thêm 2 tuần
Tổng thống Vladimir Putin thông báo kéo dài các biện pháp phong tỏa chống dịch COVID-19 thêm 2 tuần. Dù vậy, ông Putin cũng yêu cầu các quan chức Chính phủ Nga chuẩn bị sẵn phương án gỡ bỏ dần các quy định giãn cách xã hội từ giữa tháng 5.
Ông Putin kéo dài thời gian áp dụng lệnh phong tỏa.
Nga hiện đứng thứ 8 thế giới về số ca nhiễm SARS-CoV-2. Tổng thống Putin cho rằng, đỉnh dịch vẫn còn ở phía trước.
“Chúng ta đang ở rất gần giai đoạn căng thẳng nhất của cuộc chiến chống dịch COVID-19″, ông Putin phát biểu.
Lệnh phong tỏa toàn quốc ở Nga dự kiến sẽ kết thúc sau đợt nghỉ lễ đầu tháng 5. Tổng thống Putin tiếp tục kêu gọi dân Nga không tụ tập đông người trong giai đoạn này.
TIỂU CƯỜNG
Hé lộ kênh đàm phán bí mật giữa Mỹ và Iran sau vụ sát hại tướng Soleimani
Phía Iran, theo các nguồn tin, tỏ ra phẫn nộ khi nhận thông điệp đầu tiên từ Washington, nhưng các cuộc trao đổi ôn hòa sau đó lại trái ngược hoàn toàn với những phát ngôn công khai của hai nước.
Vài giờ sau khi tướng Qasem Soleimani của Iran bị giết, chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump, gửi thông điệp khẩn tới Tehran với yêu cầu kiềm chế leo thang xung đột - tờ Wall Street Journal, dẫn nguồn các quan chức Mỹ, cho biết. Thông điệp được mã hóa và truyền qua kênh Đại sứ quán Thụy Sĩ ở Iran.
" Chúng tôi không đàm phán quá nhiều với người Iran, nhưng khi chúng tôi bắt đầu tiến hành thì Thụy Sĩ đã đóng vai trò quyết định trong việc truyền tải thông điệp, và điều đó cũng giúp tránh những tính toán sai lầm" - một quan chức cấp cao của Mỹ cho biết.
Đại sứ quán Thụy Sĩ tại Tehran chính là kênh liên lạc bí mật giữa Mỹ và Iran sau khi tướng Soleimani bị giết. (Ảnh: AP)
Theo các nguồn tin, thông điệp ban đầu mà Mỹ muốn gửi cho Iran đã được truyền đến máy fax bảo mật cao của cơ quan ngoại giao Thụy Sĩ ở Tehran. Kênh này kết nối với Bộ Ngoại giao Thụy Sĩ tại Bern và đại sứ quán ở Washington. Đại sứ Thụy Sĩ tại Iran, Markus Leitner, đích thân trao công văn cho Bộ trưởng Ngoại giao Iran Mohammad Javad Zarif.
Ông Zarif, theo các nguồn tin của Wall Street Journal, đã nhận thông điệp với một sự phẫn nộ, và gọi Ngoại trưởng Mike Pompeo là " kẻ hay kiếm chuyện" và nước Mỹ là " nguyên nhân của mọi vấn đề". Tuy nhiên, những thông điệp trao đổi bí mật tiếp theo thông qua Thụy Sĩ lại mang tính chất kiềm chế, khác hẳn với những phát ngôn chỉ trích gay gắt được lên tiếng công khai.
" Người Thụy Sĩ, vào những thời điểm căng thẳng trong quan hệ Mỹ với Iran, đóng góp một vai trò hữu ích và đáng tin cậy mà cả hai bên đều coi trọng. Hệ thống của họ giống như một ánh sáng không bao giờ tắt" - nguồn tin cho biết.
Đại diện của phái đoàn Iran tại Liên Hợp Quốc từ chối đưa ra bình luận, nhưng lưu ý rằng, Tehran đánh giá cao sự hỗ trợ của Thụy Sĩ trong việc cung cấp các kênh liên lạc.
Tướng Qasem Soleimani chết hôm 3/1 trong cuộc không kích của Mỹ vào thủ đô của Iraq, Baghdad. Washington không nêu chi tiết mà chỉ giải thích quyết định của mình bằng cách nói rằng, vị tướng này đang lên kế hoạch tấn công công dân Mỹ.
Mỹ sau đó cũng không cung cấp dữ liệu cụ thể. Tehran hứa sẽ trả thù cho cái chết của tướng Qasem Soleimani. Ban đầu, Iran cắt giảm nghĩa vụ đối với thỏa thuận hạt nhân, sau đó, Quốc hội nước này thông qua dự luật mà theo đó quân đội Mỹ và Lầu Năm Góc bị coi là tổ chức khủng bố.
Ngày 8/1, Iran phóng 15 quả tên lửa vào các căn cứ của Mỹ ở Iraq. Đáp lại hành động của Iran, ông Donald Trump tuyên bố áp đặt các biện pháp trừng phạt mới.
VĂN ĐỨC (Nguồn: Wall Street Journal)
Theo vtc.vn
Cựu cố vấn Mỹ: Ông Trump sẽ còn hành động để chấm dứt "cuộc chiến" Iran khơi mào năm 1979 Cựu cố vấn của Tổng thống Mỹ Donald Trump đã đưa ra cảnh báo với Iran, rằng ông Trump quyết tâm kết thúc "cuộc chiến tranh" mà Iran đã khơi mào với Mỹ năm 1979. Tổng thống Mỹ Donald Trump. Tiến sĩ Sebastian Gorka, cựu cố vấn an ninh cho Tổng thống Mỹ Donald Trump năm 2017, mới đây đã đưa ra bình...