Đại dịch COVID-19 đang đẩy lùi những tiến bộ về bình đẳng giới
Đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 đã đang đẩy lùi những tiến bộ về bình đẳng giới nhiều năm.
Phụ nữ và trẻ em Syria sơ tán khỏi khu vực chiến sự ở tỉnh Idlib, tới một trại tị nạn ở thị trấn Afrin, giáp giới Thổ Nhĩ Kỳ ngày 19/2/2020. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo báo cáo hàng năm về Khoảng cách Giới Toàn cầu công bố ngày 30/3, phải mất thêm nhiều thập kỷ khoảng cách về giới mới có thể được thu hẹp. Một loạt nghiên cứu cho rằng đại dịch COVID-19 đã tác động sâu sắc đối với phụ nữ, những người có nguy cơ bị mất việc làm cao hơn nhiều so với nam giới, trong khi vẫn phải đảm nhận gánh nặng gia đình như chăm sóc khi các trường học bị đóng cửa. Báo cáo của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF), nhấn mạnh rằng những tác động này sẽ còn kéo dài và các mục tiêu cơ bản đối với bình đẳng giới đang trở nên càng khó thực hiện.
Trước đó, trong báo cáo đưa ra tháng 12/2019, thời điểm trước khi xảy ra đại dịch COVID-19, WEF cho rằng bình đẳng giới tính tại nhiều khu vực có thể đạt được sau 99,5 năm nữa. Tuy nhiên, báo cáo năm nay cho thấy thế giới đang đi không đúng hướng trong việc thu hẹp khoảng cách giới tính ước tính phải mất 135,6 năm nữa mới đạt được.
Theo dõi sự chênh lệch giữa giới tính ở 156 quốc gia trên 4 lĩnh vực giáo dục, y tế, cơ hội kinh tế và quyền chính trị, báo cáo hàng năm của tổ chức có trụ sở tại Geneva (Thụy Sĩ) khẳng định: “Một thế hệ phụ nữ khác sẽ phải chờ đợi sự bình đẳng giới”.
Ở khía cạnh tích cực, phụ nữ dường như đang dần thu hẹp khoảng cách giới trong các lĩnh vực như y tế và giáo dục. Tuy nhiên, bất bình đẳng lại đang xảy ra tại nơi làm việc và dự đoán tình trạng này sẽ vẫn không thể xóa bỏ trong 267,6 năm nữa. WEF đã chỉ ra một nghiên cứu của Tổ chức Lao động Quốc (ILO) cho thấy phụ nữ có nhiều khả năng bị mất việc làm hơn trong đại dịch COVID-19, một phần do tỷ lệ lao động nữ không cân đối so với nam trong những lĩnh vực bị tác động trực tiếp khi các chính phủ trên thế giới áp đặt lệnh phong tỏa.
Video đang HOT
Một số cuộc khảo sát khác cũng chỉ ra rằng phụ nữ phải gánh vác công việc gia đình và chăm sóc con cái nhiều hơn trong thời gian cách ly chống dịch, càng làm gia tăng căng thẳng và giảm năng suất lao động. Tỷ lệ phụ nữ được tiếp nhận trở lại cũng thấp hơn nhiều so với nam giới khi nơi làm việc mở cửa trở lại.
Giám đốc điều hành WEF Saadia Zahidi khẳng định: “Đại dịch COVID-19 đã tác động sâu sắc đến bình đẳng giới tại cả nơi làm việc và gia đình, kéo lùi lại nhiều năm những tiến bộ đạt được trước đó. Nếu chúng ta muốn có một nền kinh tế năng động trong tương lai, việc phụ nữ đại diện trong nhiều vị trí việc làm là hết sức quan trọng”.
TPHCM: Khai trương ký túc xá miễn phí đầu tiên dành cho sinh viên nữ
Tối 25/3, Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM (HCMUTE) khai trương khu ký túc xá mini mang tên Ngôi nhà hạnh phúc, miễn phí dành cho sinh viên nữ.
Nhà trường thực hiện nghi thức cắt băng khai trương.
Theo PGS.TS Đỗ Văn Dũng - Hiệu trưởng HCMUTE, khu ký túc xá (KTX) này dành cho sinh viên nữ của trường có hoàn cảnh khó khăn vào ở miễn phí. Đây được xem là KTX mini miễn phí đầu tiên tại TPHCM dành cho sinh viên nữ.
PGS.TS Đỗ Văn Dũng và nữ sinh viên Đỗ Thanh Mai kéo tấm vải đỏ khai trương bảng hiệu KTX.
Khu KTX có tổng diện tích 500 m2 với sức chứa 40 sinh viên. Khu đất xây dựng KTX nằm gần khu vực khoa Cơ khí máy của trường. Trước đây, khu vực này là trạm điện của Trung tâm Việt-Đức cũ thuộc HCMUTE. Theo thời gian trạm điện này không còn hoạt động, để trống nên PGS.TS Đỗ Văn Dũng nảy ra ý định cải tạo xây dựng thành KTX miễn phí dành cho sinh viên nữ...
Bên trong khu KTX.
Nhiều CB-VC-GV, mạnh thường quân, cựu SV trường đã chung tay hỗ trợ các trang thiết bị, vật dụng sinh hoạt (bàn ghế, giường, bếp nấu ăn, nồi cơm điện, lò vi sóng...), cùng với các nhu yếu phẩm (gạo, nước mắm, mì gói...) để các nữ sinh viên khi tới ở thuận tiện trong sinh hoạt.
PGS.TS Đỗ Văn Dũng trao tặng nồi cơm điện cho đại diện nữ SV
"Nhà trường luôn tạo mọi điều kiện tốt nhất để hỗ trợ những em có hoàn cảnh khó khăn. Việc có khu KTX này nằm trong triết lý nhân bản và chính sách bình đẳng giới. Đồng thời cũng góp phần vào việc chia sẻ một phần khó khăn đối với các sinh viên nữ nói chung" - PGS.TS Đỗ Văn Dũng chia sẻ.
Bên ngoài khu KTX.
Bên cạnh đó, vấn đề an ninh của KTX mini cũng được nhà trường chú trọng với việc trang bị camera và kết nối trực tiếp với phòng bảo vệ của nhà trường. Nhà trường sẽ hỗ trợ để sinh viên tận dụng mặt bằng còn trống ngay trước KTX để khởi nghiệp, hoặc buôn bán sau giờ học nhằm kiếm thêm thu nhập phục vụ cho việc sinh hoạt học tập.
"Em thật xúc động khi được chọn vào ở tại khu KTX miễn phí này. Đây không chỉ là tình cảm của nhà trường, mà còn là ngọn lửa nhân ái thôi thúc chúng em học tập thật tốt để sau này có điều kiện sẽ chung tay với nhà trường tạo thêm nhiều KTX miễn phí dành cho các bạn sinh viên".
Sinh viên Đỗ Thanh Mai
'Nội trợ là kỹ năng, vì sao chỉ dạy cho con gái?' Theo chuyên gia, tư tưởng phân chia công việc dựa trên giới tính đang cản trở nỗ lực đấu tranh cho sự bình đẳng. Trường THPT Hai Bà Trưng ở Thừa Thiên - Huế vừa được thống nhất thí điểm khôi phục việc dạy môn nữ công gia chánh từ năm học 2021-2022. Thông tin này đang gây nên cuộc tranh luận trái...