Đại công trình chống lũ không cứu được các thành phố châu Á đang chìm

Theo dõi VGT trên

Châu Á có ngày càng nhiều thành phố ven biển, nhưng nguy cơ ngập lụt ngày càng tăng do nước biển dâng.

Những công trình đồ sộ chưa phải giải pháp tốt trước sức mạnh thiên nhiên.

Ở phía bắc Jakarta, một nhà kho tồi tàn ngập sâu 1 m dưới dòng nước đục. Mưa bão lớn năm 2007, kèm theo sóng triều, đã nhấn chìm một nửa Jakarta dưới 4 m nước, khiến nửa triệu người phải di tản và gây thiệt hại 550 triệu USD. Nhà kho này đến nay vẫn bị ngập và bỏ hoang – ngoại trừ một số người biến tầng hai thành nơi tạm lánh, ra vào bằng thuyền.

Theo Economist, châu Á có ngày càng nhiều thành phố ven biển, nhưng nguy cơ ngập lụt ngày càng tăng. Ngập lụt ở Jakarta đang ngày một nghiêm trọng. Khi Trái Đất nóng lên, nước biển dâng. Mưa lớn và bão trở nên mạnh và thường xuyên hơn. Số người sống trong các vùng thường ngập nước ven sông ở châu Á sẽ tăng gấp đôi từ năm 2000 đến năm 2060, theo Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB).

Trong quá trình phát triển, các thành phố buộc phải bê tông hóa – biến mặt đất vốn có thể hấp thụ nước thành bê tông và xi măng. 13 trong số 20 thành phố có mức thiệt hại do ngập lụt gia tăng nhanh nhất tính trong khoảng thời gian 2005-2050 là ở châu Á.

Đại công trình chống lũ không cứu được các thành phố châu Á đang chìm - Hình 1

Nước lũ lên tận mái nhà ở đông Jakarta ngày 4/2/2007. Ảnh: Reuters.

Bức tường không ngăn được thành phố chìm dần

Để đối phó với nạn ngập lụt, thủy triều dâng, Jakarta, cũng giống các nơi khác, xây tường biển cao 3 m. Vì bức tường này, nếu đứng trong khu vực ven biển Akuarium khó có thể thấy biển.

Từ trước đến nay, người Indonesia đã luôn phải ứng phó với lũ. Thế kỷ 18, họ xây dựng các kênh thoát lũ. Thế kỷ 19, họ xây dựng hồ giữ nước. Sau trận ngập 2007, họ nâng cao bức tường biển trải dài 30 km, mở rộng các kênh thoát lũ, và đào thêm hồ chứa nước.

Sau một trận lụt kinh hoàng khác năm 2013, tổng thống Indonesia muốn hành động táo bạo hơn. Dự án 40 tỷ USD xây dựng 25 km tường ở ngoài biển được đề ra, sẽ bao quanh vịnh Jakarta và 17 đảo nhân tạo.

Đây là một dự án gây tranh cãi vì chi phí quá lớn, hủy hoại hệ sinh thái biển và cũng không giải quyết tình trạng nền đất đang chìm dần, vốn là nguyên nhân chủ yếu gây ngập lụt ở Jakarta. Nước biển dâng 0,8 cm một năm, nhưng một số vùng phía bắc Jakarta giáp biển lại đang chìm 25 cm mỗi năm, theo Heri Andreas, nhà địa lý học ở Viện Công nghệ Bandung.

Đại công trình chống lũ không cứu được các thành phố châu Á đang chìm - Hình 2

Trẻ em chơi đá bóng gần một đoàn tường biển mới ở khu vực Cilincing ở Jakarta, Indonesia ngày 22/8/2017. Ảnh: Reuters.

Video đang HOT

Ít nhất 40% người dân lấy nước từ dưới lòng đất, vì họ không nhận được nước của thành phố, và đường nước của thành phố cũng không ổn định. Lấy nước dưới lòng đất như vậy có thể khiến đất bị sụt lún. 40% diện tích Jakarta đang nằm dưới mực nước biển.

Bất chấp chi phí khổng lồ, “dự án này (xây tường biển) làm thỏa mãn tham vọng của giới tinh hoa chính trị Indonesia”, Emma Colven, giáo sư môi trường toàn cầu từ Đại học Oklahoma viết. Dự án này cũng sẽ bồi đắp các khu vực rộng tổng cộng 1.000 ha ở ven biển, có hình dáng con chim thiêng garuda, biểu tượng của Indonesia. Trong khi đó, các dự án xử lý nước lại không so bằng về sự nổi bật.

“Mọi người muốn nhìn thấy những công trình nổi bật”, Srinivasan Ancha, chuyên gia về biến đổi khí hậu của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), nhận xét.

Đại công trình chống lũ không cứu được các thành phố châu Á đang chìm - Hình 3

Một người đàn ông Indonesia đang ngồi trên một chiếc bè tự chế trong khu vực bị một ngập lụt ở Jakarta, Indonesia. Ảnh: AP.

Chống lũ một cách tự nhiên

Vào tháng 8, chính phủ theo một hướng mới, với các dự án xử lý nguồn nước Jakarta, mở rộng mạng lưới nước sạch ra cả thành phố để giảm nạn khoan giếng. Dự án tường biển khổng lồ cũng được bỏ bớt: không còn bao quanh vịnh, và cũng không còn các đảo nhân tạo, nhưng vẫn bao gồm việc bồi đắp 2.000 ha đất ven biển. Chi phí đã giảm đi một nửa.

Jakarta không phải thành phố châu Á duy nhất “hãm phanh” các siêu dự án thủy lợi trong những năm gần đây, và thay vào đó là các biện pháp chống lũ đỡ tốn kém hơn.

Điển hình là Singapore, nơi không thiếu những dự án thủy lợi khổng lồ. Gần đây, nước này hoàn tất bể chứa nước dưới lòng đất có chi phí 164 triệu USD. Singapore còn có đập Marina Barrage, công trình tiêu tốn 226 triệu USD gồm nhiều chiếc bơm khổng lồ và 9 cửa thủy lực dài 27 m, nhằm ngăn khu trung tâm khỏi bị ngập – đây cũng điểm hút khách du lịch.

Trong thập kỷ qua, Singapore đã chi 1,7 tỷ USD vào thoát nước. Nhưng diện tích Singapore không còn chỗ cho các công trình khổng lồ, và mưa bão ngày càng mạnh làm quá tải mạng lưới thoát nước dù hiện đại, khiến chính quyền phải đổi mới trong việc chống lũ.

Đại công trình chống lũ không cứu được các thành phố châu Á đang chìm - Hình 4

Người dân dùng thuyền để di chuyển qua phố bị ngập ở Jakarta tháng 11/2007. Ảnh: AFP.

Năm 2006, Singapore thực hiện các dự án cải thiện khả năng hấp thụ nước một cách tự nhiên: biến các kênh đào, bể chứa thành các dòng chảy và hồ, đồng thời tạo các khu đất ngập nước (wetland). Chẳng hạn, đầm lầy (swamp), một kiểu đất ngập nước có thảm thực vật, có thể hấp thụ nước lũ, trong khi rừng ngập mặn có thể bảo vệ thành phố khỏi những cơn sóng triều.

Bảo vệ, duy trì các khu vực này ít tốn kém hơn xây đập. Singapore hoàn thành 75 dự án tạo vùng chống lũ tự nhiên giữa năm 2010-2018. Các dự án này của Singapore là tiên phong trong các nước nhiệt đới, nhưng sớm muộn, các nước châu Á khác, vốn không thừa tiền để chi vào các công trình khổng lồ, sẽ càng có lý do để theo chân đảo quốc sư tử.

Theo Zing.vn

ASEAN muốn Mỹ làm đối trọng cân bằng chiến lược ở Biển Đông

Cuộc diễn tập hàng hải chung ASEAN-Mỹ được cho là nhằm vào Trung Quốc ở cấp chiến lược, chứ không phải trực tiếp ở góc độ tập trận và vũ khí.

Loạt diễn tập hàng hải 2019 này được giới quan sát nhận định là gửi đi tín hiệu về quan ngại chung của các bên tham gia trước các căng thẳng ở Biển Đông.

ASEAN muốn Mỹ làm đối trọng cân bằng chiến lược ở Biển Đông - Hình 1

Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị (bìa trái) và người đồng cấp Mỹ Mike Pompeo tại một sự kiện của ASEAN ở Thái Lan năm 2019. (Ảnh: Reuters)

ASEAN cần Mỹ như tiên đoán của ông Lý Quang Diệu?

Liên quan đến tương lai cuộc cạnh tranh Mỹ-Trung Quốc ở châu Á, cố Thủ tướng Singapore Lý Quang Diệu lập luận rằng có một sự đồng thuận rộng rãi về chuyện sự hiện diện của Mỹ ở khu vực cần phải được duy trì, và rằng riêng việc Mỹ có mặt ở đây đã tạo ra sự khác biệt, tạo ra hòa bình và ổn định cho khu vực.

Là một lãnh đạo có đầu óc thực tế và sáng suốt, ông Lý nhìn nhận công thức này là thích hợp nhất trong trường hợp tranh chấp Biển Đông, bởi lẽ " Trung Quốc sẽ không để cho một tòa án quốc tế nào đứng ra phân giải các tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông". Nhận định này của ông Lý cuối cùng tỏ ra là ứng nghiệm khi Trung Quốc đã dứt khoát chối bỏ phán quyết của tòa Trọng tài Quốc tế tại La Hay hồi năm 2016.

Đối với nhà lãnh đạo Singapore này, giải pháp tốt nhất cho tình trạng thách thức luật pháp quốc tế là để " sức mạnh quân sự Mỹ tiếp tục hiện diện ở châu Á-Thái Bình Dương" nhằm bảo đảm Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển được tuân thủ. Nói cách khác, ông Lý Quang Diệu thấy luật quốc tế có hiệu lực chừng nào được bảo đảm bằng sức mạnh hải quân của Mỹ.

Cuộc diễn tập hàng hải Mỹ-ASEAN diễn ra trong bối cảnh này vào tháng 9/2019. Cuộc tập trận kéo dài trong 5 ngày này diễn ra trên một vùng biển rộng, trải dài từ vịnh Bangkok tới Mũi Cà Mau.

Định hướng chiến lược của các cuộc diễn tập như thế này là Biển Đông. Cả Mỹ và ASEAN đều tỏ dấu hiệu muốn kiềm chế tham vọng vô lý của Trung Quốc trên biển.

Đáng lưu ý, một năm trước đó, ASEAN tổ chức một cuộc tập trận tương tự với Trung Quốc. Như vậy, ở đây có sự chủ động của ASEAN trong việc hợp tác linh hoạt để hạn chế sự thái quá của cường quốc mới nổi chứ không hẳn là việc Mỹ tập hợp các nước nhỏ hơn để đối phó với Trung Quốc.

Tránh đối đầu trực diện

Về mặt chính thức, cuộc diễn tập hàng hải ASEAN-Mỹ được tổ chức yên lặng ở mức có thể, nhằm tạo ra giá trị biểu tượng lớn mà không gây ra sự khiêu khích nào.

Cả hai bên đều nhất quyết khẳng định rằng cuộc diễn tập này không nhằm vào bất cứ nước cụ thể nào (ám chỉ Trung Quốc) mà chỉ hỗ trợ cho ngoại giao quân sự cũng như tăng cường khả năng phối hợp trước các mối nguy phi truyền thống.

Cuộc diễn tập do hải quân Thái Lan và Lầu Năm Góc giám sát. Tư lệnh hải quân Thái Lan chỉ rõ rằng các cuộc diễn tập nhằm " huấn luyện các hải quân khu vực trong việc trợ giúp nhân đạo và giảm nhẹ thiên tai", còn phía Mỹ nói rằng họ giúp tăng cường hiểu biết về cách hợp tác trong ứng phó với các mối đe dọa an ninh chung.

Các nước ASEAN triển khai tàu hải quân (Singapore, Philippines, Thái Lan, Myanmar) và tàu tuần tra bờ biển (Brunei), còn Indonesia và Malaysia gửi quan sát viên.

Về phần mình, hải quân Mỹ triển khai tàu khu trục tên lửa dẫn đường Wayne E. Meyer, chiến hạm Montgomery, 3 trực thăng MH-60, và một máy bay tuần tra P-8 Poseidon.

Nội dung công khai của cuộc diễn tập không có gì là tập trận tác chiến khiến Trung Quốc hay một đối thủ khác của Mỹ ở châu Á-Thái Bình Dương phải lo ngại.

Đáp lại cuộc "tiến công quyến rũ" của hải quân Trung Quốc

Trong một báo cáo Chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương mới nhất, Lầu Năm Góc chỉ rõ ra rằng họ đang "ưu tiên các mối quan hệ mới" với Đông Nam Á, tập trung vào " các đối tác chính", mà theo Mỹ là " nằm ở vị trí trung tâm trong các nỗ lực của họ để bảo đảm hòa bình và thịnh vượng trong khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương".

Mặc dù các nước ASEAN chủ chốt như Malaysia, Indonesia, Singapore... không phải là đồng minh chính thức của Mỹ, họ đều nhất trí về " tầm nhìn của khu vực về một Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và cởi mở, và tập trung vào duy trì hòa bình, ổn định và phát triển kinh tế thịnh vượng trong vùng".

Cuộc diễn tập hàng hải năm nay cũng là để đáp lại hoạt động ngoại giao hải quân chủ động của Trung Quốc trong các năm gần đây. Kể từ năm 2018, Trung Quốc đã thực hiện 2 cuộc tập trận hải quân lớn hoặc với toàn khối ASEAN hoặc với các nước ASEAN chủ chốt.

Đầu tiên vào tháng 8/2018, hải quân Trung Quốc tập trận mô phỏng với các nước trong khu vực ở căn cứ hải quân Changi của Singapore. Các tháng sau đó, Trung Quốc đăng cai cuộc diễn tập hàng hải Trung Quốc-ASEAN ở Trạm Giang, Quảng Đông. Háo hức phô diễn sức mạnh quân sự của mình, hải quân Trung Quốc khi đó đã triển khai các loại tàu tiên tiến như khu trục hạm đa tên lửa Quảng Châu và tàu hộ vệ lớp 054A loại Huangshan.

Chỉ vài tháng trước cuộc diễn tập Mỹ-ASEAN, Trung Quốc và các nước Đông Nam Á thực hiện cuộc diễn tập hàng hải chung 2019 ở Thanh Đảo, nơi tư lệnh hải quân Trung Quốc tự hào tuyên bố rằng đây là một phần trong tầm nhìn của Trung Quốc về "xây dựng cộng đồng hàng hải chung tương lai" với các nước nhỏ hơn.

Thế nhưng ngoại giao hải quân chủ động của Trung Quốc lại luôn song hành với hoạt động quân sự hóa hùng hổ của nước này ở Biển Đông, từ đó lại gây quan ngại cho các nước láng giềng cũng như Mỹ.

VOV/NATIONAL INTEREST

Theo VTC

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Tổng thống Mỹ Donald Trump tước quyền tiếp cận thông tin mật của ông BidenTổng thống Mỹ Donald Trump tước quyền tiếp cận thông tin mật của ông Biden
19:17:02 08/02/2025
Liên bang Nga cảnh báo bắn hạ chiến đấu cơ của Pháp nếu Ukraine sử dụng ở tiền tuyếnLiên bang Nga cảnh báo bắn hạ chiến đấu cơ của Pháp nếu Ukraine sử dụng ở tiền tuyến
22:09:03 08/02/2025
Siêu tên lửa Oreshnik của Nga phát nổ ngay sau khi phóng lần 2?Siêu tên lửa Oreshnik của Nga phát nổ ngay sau khi phóng lần 2?
12:50:26 08/02/2025
Lở đất tại Trung Quốc: Nâng mức ứng phó khẩn cấp lên cấp độ cao nhấtLở đất tại Trung Quốc: Nâng mức ứng phó khẩn cấp lên cấp độ cao nhất
22:02:04 08/02/2025
Tổng thống Trump sẽ công bố chính sách thuế quan 'có đi có lại' trong tuần tớiTổng thống Trump sẽ công bố chính sách thuế quan 'có đi có lại' trong tuần tới
21:58:21 08/02/2025
Hai đại tá Nga bị rơi khỏi cửa sổ trong cùng một ngàyHai đại tá Nga bị rơi khỏi cửa sổ trong cùng một ngày
13:48:20 08/02/2025
Tổng thống Donald Trump tiết lộ mức thuế quan mới 'linh hoạt' với từng nướcTổng thống Donald Trump tiết lộ mức thuế quan mới 'linh hoạt' với từng nước
17:01:59 08/02/2025
Mỹ phản hồi yêu cầu trang bị vũ khí hạt nhân của UkraineMỹ phản hồi yêu cầu trang bị vũ khí hạt nhân của Ukraine
16:17:55 07/02/2025

Tin đang nóng

Chồng Từ Hy Viên lâm nguy: Giam mình, không mở miệng nói chuyện vì lý do này sau cú sốc mất vợChồng Từ Hy Viên lâm nguy: Giam mình, không mở miệng nói chuyện vì lý do này sau cú sốc mất vợ
14:34:57 09/02/2025
Chồng cũ Từ Hy Viên nổi điên, mẹ chồng cũ "mặt dày" la lối sau khi dính đòn trừng phạt nặngChồng cũ Từ Hy Viên nổi điên, mẹ chồng cũ "mặt dày" la lối sau khi dính đòn trừng phạt nặng
14:21:05 09/02/2025
Khách tố quán bánh mì ở Hà Nội bán 'thịt mốc đen', chủ quán phản bác ra sao?Khách tố quán bánh mì ở Hà Nội bán 'thịt mốc đen', chủ quán phản bác ra sao?
14:47:24 09/02/2025
Sao nữ Vbiz khóc lóc hoảng loạn tại Ý: Đã trình báo cảnh sát, nhưng cơ hội mong manhSao nữ Vbiz khóc lóc hoảng loạn tại Ý: Đã trình báo cảnh sát, nhưng cơ hội mong manh
14:40:16 09/02/2025
Bài tập làm có pha "bẻ lái" bị chấm dưới điểm trung bình, cô giáo không kìm được phải phê thêm 8 chữBài tập làm có pha "bẻ lái" bị chấm dưới điểm trung bình, cô giáo không kìm được phải phê thêm 8 chữ
11:17:47 09/02/2025
3 năm với chồng mới là thời gian hạnh phúc nhất cuộc đời Từ Hy Viên3 năm với chồng mới là thời gian hạnh phúc nhất cuộc đời Từ Hy Viên
14:00:06 09/02/2025
Đoạn video trước cửa nhà ghi lại cảnh tượng khiến triệu người bật khóc: Cha mẹ hết tình, sao người chịu khổ lại là con cái?Đoạn video trước cửa nhà ghi lại cảnh tượng khiến triệu người bật khóc: Cha mẹ hết tình, sao người chịu khổ lại là con cái?
11:14:10 09/02/2025
Gần 4 triệu người xem Trấn Thành và Lê Giang cãi lộn căng thẳng, ném cả đồ đạc khiến khán giả bất ngờGần 4 triệu người xem Trấn Thành và Lê Giang cãi lộn căng thẳng, ném cả đồ đạc khiến khán giả bất ngờ
14:16:20 09/02/2025

Tin mới nhất

Nga kiểm soát thành trì chiến lược, tiếp đà giành trọn Donbass

Nga kiểm soát thành trì chiến lược, tiếp đà giành trọn Donbass

16:07:10 09/02/2025
Bộ Quốc phòng Nga tiếp tục công bố bước tiến đạt được trong chiến dịch quân sự ở Ukraine, bao gồm kiểm soát thành phố quan trọng ở vùng Donbass.
Bộ Quốc phòng Nga cập nhật tình hình cuộc phản công của Ukraine ở Kursk

Bộ Quốc phòng Nga cập nhật tình hình cuộc phản công của Ukraine ở Kursk

15:29:05 09/02/2025
Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố báo cáo về tiến độ đẩy lùi nỗ lực phản công của lực lượng Ukraine trên mặt trận Kursk tính đến chiều 7/2.
Điều ông Trump muốn làm trước khi đàm phán chấm dứt xung đột Ukraine

Điều ông Trump muốn làm trước khi đàm phán chấm dứt xung đột Ukraine

15:26:38 09/02/2025
Quan chức ngoại giao Nga tuyên bố Washington phải hành động trước để cải thiện quan hệ song phương giữa Nga và Mỹ, vốn đã trở nên căng thẳng sau chiến dịch quân sự của Nga tại Ukraine.
Trung Quốc lên tiếng khi Panama rút khỏi Vành đai Con đường

Trung Quốc lên tiếng khi Panama rút khỏi Vành đai Con đường

15:18:45 09/02/2025
Trung Quốc lấy làm tiếc về quyết định của Panama rút khỏi sáng kiến Vành đai và Con đường sau tối hậu thư của Mỹ.
Mỹ: BRICS không có khả năng tạo ra đồng tiền thay thế USD

Mỹ: BRICS không có khả năng tạo ra đồng tiền thay thế USD

15:03:25 09/02/2025
Bộ trưởng Tài chính Mỹ Scott Bessent khẳng định các quốc gia thuộc nhóm các nền kinh tế mới nổi (BRICS) sẽ không thể tìm ra một đồng tiền thay thế cho đồng USD, dù có cố gắng đến đâu.
Ông Trump có thể siết trừng phạt Nga

Ông Trump có thể siết trừng phạt Nga

12:32:54 09/02/2025
Đặc phái viên Mỹ phụ trách vấn đề Ukraine và Nga cho biết lệnh trừng phạt đối với Nga hiện chỉ ở mức 3 trên thang 10 xét về mức độ gây tổn hại đến nền kinh tế.
Số ca cúm tăng mạnh, người Đài Loan đổ xô tiêm phòng

Số ca cúm tăng mạnh, người Đài Loan đổ xô tiêm phòng

11:30:37 09/02/2025
Nhu cầu tiêm phòng cúm tại đảo Đài Loan tăng đột biến sau khi nữ diễn viên Từ Hy Viên qua đời do nhiễm cúm, viêm phổi.
Cựu cố vấn: Mỗi ngày ông Trump làm tổng thống sẽ đều là "ngày sấm sét"

Cựu cố vấn: Mỗi ngày ông Trump làm tổng thống sẽ đều là "ngày sấm sét"

11:28:39 09/02/2025
Cựu cố vấn thân cận của ông Donald Trump dự đoán rằng mỗi ngày làm tổng thống của ông trong 4 năm tới sẽ đều là ngày sấm sét .
Tướng Nga: 90% tên lửa hiện đại phương Tây cấp cho Ukraine bị bắn hạ

Tướng Nga: 90% tên lửa hiện đại phương Tây cấp cho Ukraine bị bắn hạ

09:28:41 09/02/2025
ATACMS là loại tên lửa đạn đạo có thể tấn công mục tiêu cách xa hơn 300km và mang theo đầu đạn nổ phá mảnh nặng 227kg hoặc đầu đạn chùm để tấn công diện rộng.
Ông Trump sẽ tung "cây gậy và củ cà rốt" để chấm dứt xung đột Ukraine

Ông Trump sẽ tung "cây gậy và củ cà rốt" để chấm dứt xung đột Ukraine

09:26:36 09/02/2025
Ông Hood cho biết nhiều cơ quan của chính quyền Mỹ đồng tình với quan điểm rằng việc giải quyết cuộc khủng hoảng Ukraine là ưu tiên hàng đầu trong chính sách đối ngoại của Tổng thống Trump.
Ukraine nhận lô F-16 thứ 2 từ Hà Lan, có thể tấn công sâu vào nước Nga

Ukraine nhận lô F-16 thứ 2 từ Hà Lan, có thể tấn công sâu vào nước Nga

09:17:49 09/02/2025
Hà Lan đã cho phép Ukraine sử dụng các máy bay chiến đấu F-16 mà họ cung cấp để tấn công vào những mục tiêu nằm sâu bên trong lãnh thổ nước Nga.
Nhóm kỹ sư trẻ "tốt nhất thế giới" được ông Musk trọng dụng trong DOGE

Nhóm kỹ sư trẻ "tốt nhất thế giới" được ông Musk trọng dụng trong DOGE

09:14:57 09/02/2025
Ngày 3/2, ông Musk, lãnh đạo Ban hiệu suất chính phủ, viết trên mạng xã hội X: Đã đến lúc phải thừa nhận: Việc các phương tiện truyền thông đưa tin DOGE có một số kỹ sư phần mềm giỏi nhất thế giới là sự thật .

Có thể bạn quan tâm

HOT: Quỳnh Lương tổ chức đám cưới với thiếu gia Trà Vinh

HOT: Quỳnh Lương tổ chức đám cưới với thiếu gia Trà Vinh

Sao việt

16:02:56 09/02/2025
Sau những thăng trầm tình cảm, người hâm mộ chúc phúc và chấm hóng chờ ăn cưới online cùng Quỳnh Lương và chồng thiếu gia.
Erik "mất nhiệt" và cú lội ngược dòng ngoạn mục của "hoàng tử ballad"

Erik "mất nhiệt" và cú lội ngược dòng ngoạn mục của "hoàng tử ballad"

Nhạc việt

15:59:55 09/02/2025
Erik nhận về cơn mưa lời khen từ khán giả, khi quay trở lại đúng sở trường ballad, trình bày ca khúc quá đỗi cảm động và hợp với không khí Valentine.
Các thành viên BLACKPINK bận rộn với các dự án cá nhân trước khi tái hợp

Các thành viên BLACKPINK bận rộn với các dự án cá nhân trước khi tái hợp

Nhạc quốc tế

15:51:08 09/02/2025
Đây là giai đoạn mà tất cả các thành viên đều tranh thủ hoàn thành dự án cá nhân trước khi bắt đầu các hoạt động nhóm.
Tử vi tổng quan tuổi Thân năm Ất Tỵ 2025: Sự nghiệp thuận lợi, tài lộc rực rỡ, tình cảm có tin vui

Tử vi tổng quan tuổi Thân năm Ất Tỵ 2025: Sự nghiệp thuận lợi, tài lộc rực rỡ, tình cảm có tin vui

Trắc nghiệm

15:45:05 09/02/2025
Hãy cùng xem tử vi tổng quan của tuổi Thân - một trong những con giáp may mắn nhất trong năm Ất Tỵ 2025 sẽ ra sao nhé.
Khởi tố chủ nợ chém con nợ

Khởi tố chủ nợ chém con nợ

Pháp luật

15:35:25 09/02/2025
Ngay khi nhận tin báo, Cơ quan CSĐT Công an huyện Lộc Bình đã phối hợp với các lực lượng chức năng tổ chức tiến hành các hoạt động điều tra, thu thập tài liệu, chứng cứ theo quy định của pháp luật.
Xe máy 'kẹp 3' đâm vào gốc cây làm 3 thanh niên tử vong tại chỗ

Xe máy 'kẹp 3' đâm vào gốc cây làm 3 thanh niên tử vong tại chỗ

Tin nổi bật

15:31:41 09/02/2025
Vào khoảng 1h18 ngày 9/2, một vụ tai nạn giao thông đã xảy ra tại đường Võ Nguyên Giáp thuộc tổ 3, phường Bình Minh, TPLào Cai, tỉnh Lào Cai khiến 3 người tử vong tại chỗ.
Clip: "Nếu không có camera giám sát, tôi làm sao sống tốt được kiếp này nữa đây"

Clip: "Nếu không có camera giám sát, tôi làm sao sống tốt được kiếp này nữa đây"

Netizen

15:20:46 09/02/2025
Với những người nuôi thú cưng, đó không chỉ là con chó mèo bình thường, mà còn là người bạn trung thành, cùng họ tâm sự và chống chọi cô đơn giữa cuộc sống tấp nập.
Nhà - xe của bầu Đức, món tiền thưởng "lệch pha" của bầu Hiển & món quà triệu đô cho Nguyễn Xuân Son

Nhà - xe của bầu Đức, món tiền thưởng "lệch pha" của bầu Hiển & món quà triệu đô cho Nguyễn Xuân Son

Sao thể thao

14:27:24 09/02/2025
Bóng đá Việt Nam từng có nhiều pha chi tiền rất ngông của các đại gia song lợi bất cập hại. May thay, còn có những pha rút ví khác cực kỳ ý nghĩa từ các ông bầu tâm huyết.
Sự thật phía sau những lần Park Bo-young bị đồn hẹn hò với bạn diễn

Sự thật phía sau những lần Park Bo-young bị đồn hẹn hò với bạn diễn

Sao châu á

14:05:50 09/02/2025
Park Bo-young hiện vẫn độc thân và chưa công khai mối quan hệ nào. Cả cô và công ty quản lý đều không xác nhận bất kỳ chuyện tình cảm nào.
Cuối tuần sau Tết, nấu ngay nồi lẩu thế này vừa ngon lại thanh nhẹ "mát ruột"

Cuối tuần sau Tết, nấu ngay nồi lẩu thế này vừa ngon lại thanh nhẹ "mát ruột"

Ẩm thực

13:50:24 09/02/2025
Món lẩu nấm này vừa bổ dưỡng lại ngon miệng, với dinh dưỡng từ hàu và vị thanh ngọt tự nhiên từ nấm khiến cho nước súp rất ấn tượng.
Sự thật 'vật thể bí ẩn' dưới đáy biển Baltic

Sự thật 'vật thể bí ẩn' dưới đáy biển Baltic

Lạ vui

13:23:41 09/02/2025
Vật thể dị thường dưới đáy biển Baltic được nhóm thám hiểm thuộc Công ty Ocean X Team (đơn vị chuyên tìm kiếm kho báu thất lạc) phát hiện mùa hè năm 2011.