“Dài cổ” chờ bằng tốt nghiệp đại học
Đã gần 6 tháng sau khi thi tốt nghiệp nhưng 240 sinh viên hệ liên thông đại học, khoa Việt Nam học, trường Đại học Sư phạm Hà Nội vẫn chưa nhận được bằng tốt nghiệp đại học.
Theo phản ánh của các sinh viên này: Tại bảng tin cũng như trang web của khoa Việt Nam Học và trường ĐHSP Hà Nội không hề có thông tin về việc nhận bằng tốt nghiệp của khóa liên thông này.
Không ít sinh viên đã đến gặp trực tiếp hoặc gọi qua điện thoại cho thầy trường khoa thì nhận được câu trả lời: “Lên phòng đào tạo mà hỏi, thầy đang bận họp”.
Trong lúc đó, cán bộ văn phòng khoa thì tỏ thái độ thờ ơ khi sinh viên hỏi đến bằng tốt nghiệp, lúc thì nói “chưa biết”, lúc thì “đi mà hỏi…” người này, người kia.
Sinh viên M tâm sự: “Bao nhiêu sinh viên ra trường mang bằng đi xin việc còn khó, nay chúng em không có bằng thì không khác gì bó tay chịu thiệt, nhiều cơ hội, nhiều công việc phù hợp cứ trôi qua nhưng chỉ biết nuốt nước mắt đợi bằng thôi. Hiện bọn em rất hoang mang, vì nghe nói không có bằng tốt nghiệp mà thay vào đó chỉ là giấy chứng nhận tốt nghiệp, trong lúc bọn em thi đầu vào và tập trung học chính quy hẳn hoi”.
Video đang HOT
Trước đó, Tiền Phong cũng đã phản ánh: Để chuẩn bị thi tốt nghiệp, khoa Việt Nam học của trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã “đẻ” ra nhiều khoản thu bất hợp lí và không có hóa đơn chứng từ khiến nhiều sinh viên bức xúc.
Điều 18, quyết định số 33/2007/QĐ-BGDDT do Bộ trưởng GD&ĐT ký ngày 20/6/2007 có ghi rõ: “Chậm nhất là 30 ngày kể từ ngày sinh viên thi tốt nghiệp, bảo vệ đồ án, khóa luận tốt nghiệp đại học, bảo vệ luận văn thạc sĩ, bảo vệ luận án tiến sĩ thì Hiệu trưởng các trường đại học, Giám đốc các học viện phải cấp bằng tốt nghiệp cho sinh viên”.
Theo PV (Tiền Phong)
ĐH Tây Đô: Bằng tốt nghiệp không ghi năm cấp, sinh viên gặp khó khi xin việc
Bằng tốt nghiệp ĐH không ghi năm cấp, sinh viên đi xin việc bị từ chối vì bằng không hợp lệ. Sinh viên đến trường yêu cầu chỉnh sửa, cấp lại bằng thì được phòng đào tạo trả lời rằng nếu chỗ xin việc không chấp nhận bằng đó thì kệ em!
Bằng tốt nghiệp của em Nguyễn Thị Minh Hiền (sinh năm 1988), tốt nghiệp ĐH Tây Đô, ngành đào tạo Tin học, hệ chính quy, ngày tháng cấp bằng ghi: Cần Thơ ngày 18 tháng 2 năm 20. Các thông tin này được in bằng máy vi tính mực màu đen.
Em Minh Hiền đi xin việc bị từ chối vì bằng không ghi năm cấp nên em quay về trường đề nghị phòng đào tạo giải quyết. Tại đây em Hiền được thầy Lương Lễ Nhân - phó phòng Đào tạo tự dùng bút bi màu đen ghi vào 2 con số 11 ở năm cấp (thành năm 2011). Em Hiền không chấp nhận và thầy Nhân dằn giọng: "Nếu chỗ xin việc không chấp nhận bằng đó thì kệ em, bằng tốt nghiệp chỉ cấp một lần, không chịu thì thôi".
Bằng tốt nghiệp của ĐH Tây Đô không ghi năm cấp khiến hàng chục sinh viên gặp khó khi xin việc.
Thông tin Dân trí có được hiện nay có hơn 40 sinh viên ĐH Tây Đô được cấp bằng không ghi năm hoặc bằng có ghi năm 2011 nhưng 2 con số 11 là do phòng đào tạo tự ý ghi vào bằng bút bi và những sinh viên này đang lâm vào tình trạng không thể xin được việc.
Ngày 16/3/2011, khi phóng viên Dân trí đến gặp ban giám hiệu Trường đại học Tây Đô, Tiến sĩ Nguyễn Văn Quang - quyền hiệu trưởng thừa nhận 3 vấn đề: Việc cấp bằng tốt nghiệp không có năm cấp là sai, khi cấp sai sinh viên đến khiếu nại để cấp lại thì phòng đào tạo tự ý lấy bút tự thêm vào 2 số 11 (2011) lại càng sai và thái độ thiếu nhã nhặn, trả lời thiếu trách nhiệm với sinh viên như đơn thư phản ánh thì ban giám hiệu sẽ xác minh và xử lý theo mức độ sai phạm.
Bằng tốt nghiệp đã ghi thêm năm cấp do phòng đào tạo ĐH Tây Đô tự viết bằng bút bi.
Tại buổi làm việc, TS Nguyễn Văn Quang còn đề nghị báo Dân trí thông báo cho những sinh viên được cấp bằng thiếu năm tốt nghiệp và những bằng được phòng đạo tự ý viết năm cấp bằng vào thì đến trường để được cấp quyết định bổ sung.
Được thông tin trên, nhiều sinh viên đến để nhận bằng và nhận quyết định bổ sung tuy nhiên nhiều em vẫn nhận được bằng là chữ số 11 thêm vào bằng chữ viết tay. Duy nhất chỉ có em Nguyễn Thị Minh Hiền là được cấp quyết định bổ sung sau nhiều lần đi lại và hứa hẹn.
Em Nguyễn Thị Minh Hiền cầm quyết định số 136/QĐ-ĐHTĐ về việc công nhận số 11 viết tay vào năm cấp bằng tốt nghiệp 2011 đến cơ quan xin việc để nộp bổ sung liền bị từ chối.
Lãnh đạo công ty nơi em Hiền xin việc nêu câu hỏi: "Bằng tốt nghiếp đại học là tài sản quốc gia không ai được phép tự chỉnh sửa, tại sao Trường đại học Tây Đô lại tự ý sữa chữa bằng tay? Quyết định bổ sung của hiệu trưởng nơi cấp bằng kèm theo bằng theo bằng tốt nghiệp là trường hợp hy hữu và cũng lần đầu tiên tôi mới thấy".
Theo Dân Trí
Hiệu trưởng "tạm quyền"... vô thời hạn của ĐH Chu Văn An Đại học Chu Văn An (Hưng Yên) thành lập, Chủ tịch HĐQT tự phong chức hiệu trưởng tạm quyền cho mình. Nhưng quá hạn luật định 1 tháng để bầu, bổ nhiệm hiệu trưởng chính thức đã lâu mà hiệu trưởng "tạm" vẫn tại vị, thậm chí sa thải các hiệu phó, trưởng khoa khác... Sự việc được một số cổ đông sáng...