Đại biểu Quốc hội trăn trở vì sao nhiều học sinh không hạnh phúc

Theo dõi VGT trên

Các đại biểu cho rằng cần thiết có triết lý giáo dục để nhà trường trở thành cái nôi mà giáo viên, học sinh đều hạnh phúc.

Thảo luận dự án Luật Giáo dục tại tổ chiều 8/11, đại biểu Cao Đình Thưởng (Phó đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Phú Thọ) đánh giá, hiện nay Việt Nam đã nhận thức rõ vị thế của ngành giáo dục trong sự phát triển của hiện tại và tương lai. Tuy nhiên, một số điều quan trọng vẫn chưa được quan tâm đúng mức.

“Chế độ giáo dục Việt Nam ưu việt ở chỗ hướng đến con người, vì con người, nhưng chỉ số hạnh phúc của học sinh, chỉ số hài lòng của phụ huynh chưa cao”, ông Thưởng nêu thực tế.

Theo ông, nguyên nhân khiến học sinh cảm thấy không hạnh phúc là người lớn bắt tất cả các em phải giỏi. “Bố mẹ bắt con giỏi, thầy cô bắt học sinh giỏi. Nhưng em này giỏi môn này thì khó giỏi môn kia, vì bộ óc của con người có giới hạn. Yêu cầu quá cao đối với các em là hết sức vô lý”, ông Thưởng nói.

Từ thực tế đó, ông Cao Đình Thưởng cho rằng Việt Nam cần có một triết lý giáo dục để làm cho nhà trường trở thành cái nôi mà ở đó giáo viên, học sinh trở nên hạnh phúc. Triết lý giáo dục của Việt Nam phải ngắn gọn, súc tích, để ai cũng hiểu, ai cũng nhớ.

Đại biểu Quốc hội trăn trở vì sao nhiều học sinh không hạnh phúc - Hình 1

Đại biểu Cao Đình Thưởng phát biểu tại Quốc hội. Ảnh: Trung tâm thông tin Quốc hội

Đại biểu Trần Hoàng Ngân băn khoăn, tại sao học sinh công lập sáng ra sợ đến trường, còn học sinh trường quốc tế thì đến trường thấy rất vui. “Rõ ràng cần giảm tải chương trình, tăng giáo dục kỹ năng sống, hoạt động trải nghiệm giáo dục”, Giám đốc Học viện Cán bộ TP HCM nói và cho rằng phát triển giáo dục cần thích ứng với thời đại công nghệ 4.0.

Đại biểu Bùi Văn Phương (Phó đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Ninh Bình) thì đề nghị tham khảo kinh nghiệm của nước ngoài trong việc xác định triết lý giáo dục thay vì cứ mất công tìm cái riêng.

“Cần quan tâm triết lý giáo dục vì mấy chục năm đổi mới mà nền giáo dục vẫn trong vòng luẩn quẩn, không tìm được lối thoát. Nền giáo dục có mặt được, nhưng còn rất nhiều mặt dở khiến dư luận bức xúc. Vì vậy cần định hình cơ bản toàn bộ việc dạy, học bám theo tinh thần đã xác định đó”, ông Phương nói.

Đề nghị quy định cụ thể về thực nghiệm

Đại biểu Bùi Văn Phương kiến nghị cần có quy định cụ thể về việc thực nghiệm, thí điểm những mô hình mới, tránh tình trạng như vừa qua chương trình công nghệ giáo dục thí điểm 40 năm vẫn chưa kết luận là còn thí điểm hay không. Có thầy cô dạy ca ngợi, người khác lại không đồng tình vì cho rằng việc dạy như vậy triệt tiêu sáng tạo của giáo viên.

Video đang HOT

Đại biểu Quốc hội trăn trở vì sao nhiều học sinh không hạnh phúc - Hình 2

Đại biểu Phạm Văn Hòa phát biểu tại Quốc hội. Ảnh: Trung tâm thông tin Quốc hội

Đại biểu Phạm Văn Hòa (Phó đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Tháp) góp ý, cần thận trọng với “một chương trình nhiều sách giáo khoa”. Giáo dục phổ thông cần thống nhất chung cả nước.

“Có những chương trình đưa ra thực nghiệm mà vừa rồi nói là công nghệ giáo dục thì mỗi nơi dạy một kiểu, trường nào muốn thì dạy, trường nào không muốn thì thôi. Tôi nghĩ cùng trong một hệ thống giáo dục quốc dân, thậm chí trong một địa phương mà có trường dạy, trường không dạy, rất bất hợp lý. Bộ Giáo dục giải thích nhiều chiều nhưng tôi thấy chưa hài lòng”, ông nói.

Theo đại biểu Hòa, muốn chương trình thực nghiệm đưa ra giảng dạy đại trà thì phải có tổng kết, rút kinh nghiệm, quy định cụ thể.

Chia sẻ trải nghiệm khi đi dự giờ dạy theo công nghệ giáo dục tại Hòa Bình, đại biểu Nguyễn Tiến Sinh nhận xét, kết quả tiết học rất tốt. Đưa phương pháp dạy tiếng Việt này vào giáo dục đại trà có nhiều ưu điểm tích cực, nhưng phải có quyết định rõ ràng về việc có đi theo hướng này không, sau đó phải có quy trình chuẩn, xác định ai được quyền quyết định triển khai việc giảng dạy theo sách công nghệ giáo dục chứ không thể để cho hiệu trưởng mỗi trường tự quyết.

“Qua vụ sách vuông vuông, tròn tròn này thì thấy chỉ chuyện sử dụng sách giáo khoa đã tranh cãi phức tạp rồi. Ngành giáo dục cần chú ý quan tâm tới ý kiến của phụ huynh, nếu không sẽ xảy ra những bất ổn về xã hội”, ông Sinh nói.

Nói ngọng ảnh hưởng đến uy tín ngành giáo dục

Đại biểu Trương Trọng Nghĩa cho rằng, lâu nay Việt Nam bỏ bê việc dạy trẻ học nói. “Nói ngọng sẽ ảnh hưởng tới viết, thuyết trình và ảnh hưởng cả uy tín một nền giáo dục”, vị luật sư đoàn TP HCM nói.

Ông Nghĩa dẫn chứng, có người bằng cấp cao nhưng nói ngọng và viết sai chính tả. Việc này phải giải quyết xong khi học sinh hết tiểu học. “Hồi tôi đi học, bạn nào ngọng bị cô giáo yêu cầu tập đọc trước cả lớp. Cháu tôi nói ngọng bèn cho đi học lớp chữa ngọng để nói chuẩn trở lại”, ông cho hay.

Hoàng Thùy- Anh Minh – Võ Hải

Theo VNE

Giáo viên trẻ phải vay nợ, xin tiền bố mẹ... để sống vì lương thấp

Ở độ tuổi mới ra trường khát khao cống hiến, đầy nhiệt huyết, háo hức, khám phá với nghề nhất nhưng rất nhiều giáo viên trẻ đã không thể theo nghề vì thu nhập không đáp ứng được cuộc sống tối thiếu.

"Rụng nghề" khi đầy nhiệt huyết

Năm học 2017-2018, cô T.H.V., tốt nghiệp ĐH Sư phạm TPHCM về công tác tại một trường tiểu học ở TPHCM. Trẻ trung, năng động, nhiều ý tưởng, cô đã đưa thêm một luồng gió mới vào hoạt động dạy học ở trường. Những tiết học theo dự án, đổi mới, kết nối với học trò... được cô giáo trẻ chia sẻ với đồng nghiệp, lan tỏa trên Facebook thể hiện phần nào nhiệt huyết, háo hức với nghề của cô.

Giáo viên trẻ phải vay nợ, xin tiền bố mẹ... để sống vì lương thấp - Hình 1

Đồng lương thấp, nhiều giáo viên trẻ gặp thách thức khi bám trụ với nghề giáo. (Ảnh minh họa)

Thế nhưng, chỉ qua một học kỳ, không chờ hết năm học, cô V. đã phải tạm biệt công việc, học trò khi đồng lương không đủ trang trải được cuộc sống tối thiểu. Tổng thu nhập khi đi dạy của cô chỉ 3 triệu đồng nên cô thường xuyên phải xin thêm tiền gia đình hay vay mượn bạn bè. Gần 7 tháng đi dạy, số tiền cô vay nợ để "nuôi mình" đã hơn chục triệu đồng.

"Trong những tháng đi dạy, tiền chi tiêu, sinh hoạt tôi vay bạn bè, còn cưới hỏi hay thăm viếng, phát sinh thì... xin bố mẹ. Không thể duy trì việc này nên tôi quyết định nghỉ dạy, tìm việc khác dù rằng tôi đam mê sư phạm từ nhỏ", cô V. cho hay. Hiện tại, cô V. đang làm cho một công ty giáo dục kỹ năng sống.

Bám nghề được lâu hơn cô V., sang năm thứ 3 đi dạy, thầy giáo trẻ Nguyễn D.T., từng dạy học dạy học ở Bình Tân, TPHCM cũng nghỉ việc sau thời gian trúng tuyển đầy háo hức. Thầy T. từng xác định sẽ gắn bó lâu dài với công việc nhưng thực tế không trôi chảy như thầy hình dung.

"Trong những tháng đi dạy, tiền chi tiêu, sinh hoạt tôi vay bạn bè, còn cưới hỏi hay thăm viếng, phát sinh thì tôi phải xin thêm bố mẹ" - cô T.H.V.

Mức thu nhập hơn 3 triệu đồng, thầy suốt ngày phải đau đầu tính toán, chi tiêu tằn tiện hết sức cũng chỉ đủ "trụ" giỏi lắm được hơn nửa tháng, những ngày còn lại là gọi điện, nhắn tin... khắp mọi nơi tìm nguồn trợ giúp.

"Nhà tôi có 4 anh em và những anh em còn lại thay nhau hùn tiền nuôi một ông em làm thầy giáo. Bố mẹ ốm đau hay đóng góp gì trong nhà, tôi cũng được miễn hết", thầy T. chua chát cho biết.

Thầy kể, nhiều khi giáo viên trong trường rủ nhau đi ăn uống thầy tìm cách từ chối, nhiều khi muốn mua quà bánh kẹo, sách... để kết nối với học sinh mà đành chịu vì trong túi hết tiền. Thầy T. cho rằng, nếu không có hậu thuẫn từ gia đình hay làm thêm công việc khác thì giáo viên trẻ rất khó để theo nghề. Như thầy, tạm gác ước mơ, quyết định tìm việc khác trước hết là để.. tự lập, nuôi lấy thân mình.

Lấy gì nuôi thân để theo nghề?

Cô Huỳnh Thị Thanh Phương, giáo viên trường tiểu học An Phú 2, Củ Chi, TPHCM cho biết, cô ra trường gần 15 năm, tổng thu nhập tính cả tiền 2 buổi, tiền vùng sâu vùng xa là khoảng 6 triệu đồng. Còn giáo viên mới ra trường, lại hợp đồng chỉ nhận theo hệ số lương 1,86 không có gì thêm. Cô chứng kiến nhiều giáo viên trẻ, ra trường đi dạy đã phải bỏ nghề vì không thể sống nổi với đồng lương "khởi đầu" đó.

Theo báo cáo của quận 11 trong năm học 2017-2018, mức thu nhập thấp nhất của giáo viên (thời gian công tác 1 - 5 năm) là 2.253.000 đồng. Ông Đặng Hoàng Đức, Trưởng phòng GD-ĐT Q.11 chia sẻ, một trong những khó khăn lớn nhất hiện nay với đội ngũ chính là giữ chân giáo viên mới ra trường. Ở bậc mầm non, tiểu học công việc áp lực nhưng đồng lương quá thấp, nhiều người không đủ trang trải sinh hoạt nên họ bỏ việc.

Giáo viên trẻ phải vay nợ, xin tiền bố mẹ... để sống vì lương thấp - Hình 2

Việc trả lương theo năng lực trong nghề giáo sẽ là động lực cho đội ngũ trẻ (ảnh minh họa)

Bà Phạm Thúy Hà, Hiệu trưởng Trường tiểu học Nguyễn Văn Trỗi, Q.4, TPHCM chia sẻ, bà rất buồn lòng mỗi khi phải tuyển hợp đồng giáo viên, như năm trước hợp đồng giáo viên tin học vì không có hộ khẩu ở thành phố, ở tỉnh nên giáo viên còn tốn kém tiền thuê trọ và rất nhiều khoản chi tiêu cơ bản. Đặc biệt giáo viên trẻ mới ra trường dạy các môn ít tiết như nhạc, mỹ thuật, thể dục, tin học... lại càng khó khăn, sẽ phải làm thêm rất nhiều việc.

Theo bà Hà, nghịch lý là giáo viên trẻ nhiệt tình, đầy năng lượng nhưng lương thấp nên rất khó để giữ chân các em bám trụ với nghề. Trong khi nhiều giáo viên lớn tuổi, hệ số lương cao nhưng lại sa sút trên nhiều mặt. Thế nên, rất cần thực hiện việc trả lương theo năng lực trong nghề giáo.

Theo báo cáo vào cuối năm 2017 của Bộ GD-ĐT, lương của giáo viên tiểu học/mầm non mới ra trường đang thấp hơn mức lương tối thiểu. Giáo viên thâm niên trên 25 năm lương 10,5 triệu đồng/tháng.

Mức thu nhập thấp tập trung nhiều vào số giáo viên trẻ mới ra trường, do mức lương khởi điểm được hưởng của giáo viên thấp, phụ cấp ưu đãi lại tính trên nền của mức lương cơ sở nhân với hệ số lương và chưa được hưởng phụ cấp thâm niên ngành do chưa đủ 60 tháng công tác. Cụ thể, tiểu học, mầm non nhận hệ số lương 1,86 và nếu có phụ cấp ưu đãi thì tổng lương cũng chưa đến 3.265.000 đồng.

Đây cũng là hai bậc học thiếu giáo viên nhiều nhất đang diễn ra ở các thành phố lớn.

Hoài Nam

Theo Dân trí

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Nhanh chóng xác định danh tính các nạn nhân vụ cháy quán cafeNhanh chóng xác định danh tính các nạn nhân vụ cháy quán cafe
15:51:56 19/12/2024
HOT: "Hoàng tử nụ cười" James Jirayu chính thức kết hôn với bạn gái ngoài ngành hơn 4 tuổiHOT: "Hoàng tử nụ cười" James Jirayu chính thức kết hôn với bạn gái ngoài ngành hơn 4 tuổi
15:01:10 19/12/2024
Vợ Anh Đức nhăn mặt nhất quyết không chịu lên thảm đỏ, nguyên nhân đằng sau khiến netizen bùng tranh cãiVợ Anh Đức nhăn mặt nhất quyết không chịu lên thảm đỏ, nguyên nhân đằng sau khiến netizen bùng tranh cãi
15:21:06 19/12/2024
Sao nữ Vbiz quyết định chia tay cuộc tình tệ hại vì 1 câu nói của bạn trai, Song Luân bị réo tênSao nữ Vbiz quyết định chia tay cuộc tình tệ hại vì 1 câu nói của bạn trai, Song Luân bị réo tên
15:09:08 19/12/2024
Đã có kết luận về bệnh 'bí ẩn' gây chết người ở CongoĐã có kết luận về bệnh 'bí ẩn' gây chết người ở Congo
16:09:16 19/12/2024
Phản hồi phía Diệp Lâm Anh về màn tái ngộ chồng cũ gây "chấn động" MXHPhản hồi phía Diệp Lâm Anh về màn tái ngộ chồng cũ gây "chấn động" MXH
18:43:52 19/12/2024
Danh tính 11 nạn nhân tử vong trong vụ cháy quán cà phêDanh tính 11 nạn nhân tử vong trong vụ cháy quán cà phê
20:22:09 19/12/2024
Bức ảnh "bóc trần" style hẹn hò bất ngờ của thái tử tài phiệt và siêu sao Kpop Lisa (BLACKPINK)Bức ảnh "bóc trần" style hẹn hò bất ngờ của thái tử tài phiệt và siêu sao Kpop Lisa (BLACKPINK)
18:06:28 19/12/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Sức hút từ phim về bộ đội của 'bố con' NSND Quốc Trị và Mạnh Trường

Sức hút từ phim về bộ đội của 'bố con' NSND Quốc Trị và Mạnh Trường

Hậu trường phim

20:56:10 19/12/2024
Nhân vật Đại của diễn viên Mạnh Trường trong Không thời gian gây ấn tượng với người xem bởi sự kiên định, chính trực và nhất là luôn hướng về nhân dân.
Đào Tố Loan bật khóc, NSND Thúy Hường khâm phục quyết tâm của ca sĩ Vũ Thùy Linh

Đào Tố Loan bật khóc, NSND Thúy Hường khâm phục quyết tâm của ca sĩ Vũ Thùy Linh

Nhạc việt

20:54:03 19/12/2024
Đào Tố Loan bật khóc, NSND Thúy Hường bày tỏ khâm phục khi chứng kiến hành trình nỗ lực của ca sĩ Vũ Thùy Linh để mang làn điệu dân gian đến khán giả trẻ.
Giao cấu với nhiều bạn nữ dưới 16 tuổi rồi quay clip phát tán trên mạng xã hội

Giao cấu với nhiều bạn nữ dưới 16 tuổi rồi quay clip phát tán trên mạng xã hội

Pháp luật

20:53:26 19/12/2024
Theo kết quả điều tra ban đầu, qua công tác trinh sát, nắm tình hình trên không gian mạng, trinh sát hình sự Công an thị xã Điện Bàn phát hiện trên mạng xã hội Facebook có phát tán đoạn video clip nhạy cảm của 2 thanh niên nam nữ.
Mai Phương Thúy xinh đẹp không ngờ, NSƯT Nguyệt Hằng - Anh Tuấn 'lên chức'

Mai Phương Thúy xinh đẹp không ngờ, NSƯT Nguyệt Hằng - Anh Tuấn 'lên chức'

Sao việt

20:47:38 19/12/2024
Hoa hậu Mai Phương Thúy dự sự kiện với đầm đen ôm sát khoe đường cong nóng bỏng, kết hợp để tóc dài thướt tha. Vợ chồng Nguyệt Hằng - Anh Tuấn vui mừng vì được lên chức
3 cặp anh chị em đỉnh nhất Đường Lên Đỉnh Olympia: Cặp đầu 2 chị em cùng lọt Chung kết năm, cặp cuối "giật" luôn Quán quân!

3 cặp anh chị em đỉnh nhất Đường Lên Đỉnh Olympia: Cặp đầu 2 chị em cùng lọt Chung kết năm, cặp cuối "giật" luôn Quán quân!

Netizen

20:43:52 19/12/2024
Olympia đã phát sóng được 24 mùa và vẫn giữ vững sức hút với khán giả cả nước, trở thành sân chơi học thuật uy tín nhất với học sinh lứa tuổi THPT.
Cặp sao nhí 14 tuổi thoát nạn trong gang tấc, mẹ gãy xương sườn và thủng phổi

Cặp sao nhí 14 tuổi thoát nạn trong gang tấc, mẹ gãy xương sườn và thủng phổi

Sao châu á

20:39:09 19/12/2024
Trang Facebook chính thức của cặp thần tượng song sinh 14 tuổi vừa đăng video ghi lại vụ tai nạn giao thông gia đình gặp phải, thu hút sự chú ý dư luận.
Tóc Tiên diện váy trăm triệu tham dự tiệc Giáng sinh

Tóc Tiên diện váy trăm triệu tham dự tiệc Giáng sinh

Phong cách sao

20:30:11 19/12/2024
Hình ảnh của nữ ca sĩ tại sự kiện thời trang này đã nhanh chóng xuất hiện trên khắp các nền tảng mạng xã hội và nhận được nhiều lời khen ngợi.
Mbappe đáng sợ ở các trận chung kết

Mbappe đáng sợ ở các trận chung kết

Sao thể thao

20:26:32 19/12/2024
Tiền đạo người Pháp luôn biết cách tỏa sáng trong các trận chung kết cả ở cấp câu lạc bộ lẫn đội tuyển quốc gia.
Cựu Tổng thống Pháp Nicholas Sarkozy bị kết án tù vì tham nhũng

Cựu Tổng thống Pháp Nicholas Sarkozy bị kết án tù vì tham nhũng

Thế giới

20:13:08 19/12/2024
Ông Sarkozy là cựu Tổng thống Pháp đầu tiên bị kết án tham nhũng và phạt tù tại nước này.
Em út BTS bất ngờ tái xuất phá luôn kỷ lục, gây bão trong đêm vì làm 1 điều liên quan đến Rosé (BLACKPINK)

Em út BTS bất ngờ tái xuất phá luôn kỷ lục, gây bão trong đêm vì làm 1 điều liên quan đến Rosé (BLACKPINK)

Nhạc quốc tế

19:58:55 19/12/2024
Tối 18/12, cộng đồng Army - fandom BTS có phen nức nở khi Jung Kook bất ngờ lộ diện sau thời gian dài nhập ngũ.
Quả trứng hiếm 'tỉ quả có một' được giá hơn 6 triệu đồng

Quả trứng hiếm 'tỉ quả có một' được giá hơn 6 triệu đồng

Lạ vui

19:45:16 19/12/2024
Quả trứng hình cầu siêu hiếm được một người đàn ông quyên góp cho tổ chức từ thiện đã được bán đấu giá 200 bảng Anh (hơn 6 triệu đồng).