Đại biểu Quốc hội lý giải lý do giá xăng dầu Malaysia thấp hơn Việt Nam
Theo đại biểu Quốc hội, hiện nay, tại các nước có khai thác dầu mỏ, có rất nhiều cơ chế chính sách hỗ trợ cho việc khai thác dầu khí.
Cụ thể, Malaysia có rất nhiều chính sách hỗ trợ nên giá xăng dầu của Malaysia hiện nay rất thấp so với giá tại Việt Nam.
Người dân phải được hưởng những quyền lợi trong việc khai thác dầu khí
Theo đại biểu Trần Hoàng Ngân (đoàn TP.HCM), trong những năm gần đây, sản lượng khai thác dầu khí của Việt Nam đang trên đà suy giảm, năm 2016 khai thác đc 17,23 triệu tấn (bao gồm cả khai thác ở trong nước và hợp tác quốc tế khai thác ở nước ngoài), sau đó giảm dần qua các năm, đến năm 2021 sản lượng khai thác là 11 triệu tấn (trong đó, khai thác trong nước là 9,1 triệu tấn, hợp tác khai thác từ các mỏ nước ngoài là 1,9 triệu tấn).
Theo đại biểu Ngân, hiện nay muốn khai thác các mỏ kế tiếp thì phải khai thác, thăm dò ở các vùng nước sâu, xa bờ, điều kiện thi công phức tạp. Do đó, cần tạo cơ chế chính sách đặc thù cho ngành dầu khí.
Đại biểu Trần Hoàng Ngân (đoàn TP.HCM)
“Hiện nay ở các nước có khai thác dầu mỏ có rất nhiều cơ chế chính sách hỗ trợ. Cụ thể, Malaysia có rất nhiều chính sách hỗ trợ và giá xăng dầu của Malaysia hiện nay rất thấp so với giá tại Việt Nam. Các nước Nga, Ukraine, Brazil, Trung Quốc… cũng đều có các chính sách hỗ trợ cho việc khai thác dầu khí”, đại biểu Tràn Hoàng Ngân cho hay.
Đặc biệt, những quốc gia khai thác được dầu mỏ thì người dân phải được hưởng những quyền lợi trong việc khai thác này và sử dụng quyền lợi đó khi cần thiết, do đó, trong điều kiện hiện nay không có lý do gì mà không dùng những gói giải pháp hỗ trợ tài chính 1 cách nhanh chóng hơn để kiểm soát giá xăng dầu.
“Giá xăng dầu thế giới vẫn còn nhiều bất ổn, đề nghị Bộ Công Thương, Bộ Tài chính trình Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiếp tục giảm thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu 50% còn lại, còn các luật thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng… phải theo trình tự trình qua Quốc hội thì có thể không kịp nhưng cần giảm ngay thuế bảo vệ môi trường để hỗ trợ cho người dân và doanh nghiệp hiện nay là rất cần thiết và cấp bách”, đại biểu Trần Hoàng Ngân đề nghị.
Cũng theo đại biểu Ngân, dự thảo Luật Dầu khí (sửa đổi) có 62 điều 11 chương, tuy nhiên, tại chương 9 có 1 số điều khoản nên quy định dưới dạng thông tư, nghị định hướng dẫn Luật Dầu khí thay vì đưa vào trong luật, cụ thể như: 1 số nội dung mang tính chi tiết liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của Tập đoàn Dầu khí, trách nhiệm của Hội đồng thành viên…
Còn theo đại biểu Lê Thanh Phong, đoàn TP.HCM, nội dung cơ bản và tinh thần của Luật Dầu khí cần xác định rõ mục đích là nhằm thu hút sự khai thác, thăm dò tiềm năng dầu khí trên các thềm lục địa của lãnh thổ Việt Nam kết hợp đó là quan điểm giữ gìn biển đảo, hải đảo, vùng lãnh hải của Việt Nam; dầu khí là sở hữu toàn dân.
Đại biểu Lê Thanh Phong, đoàn TP.HCM
Video đang HOT
“Trong luật phải có điều khoản để thu hút và tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư thăm dò, khai thác và Nhà nước bảo trợ, hỗ trợ cho việc giữ gìn lãnh hải – đây là 1 tài nguyên vô giá. Và khi khai thác được, phân chia sản phẩm thì cũng phải lấy quyền lợi trong nước của người dân làm trọng”, đại biểu Lê Thanh Phong nêu rõ.
Theo đại biểu Phong, trong dự thảo luật hiện chưa có điều khoản nào về sản phẩm ra phải ưu tiên bán cho nội địa, luật nên có quy định tỷ lệ % tiêu thụ nội địa phục vụ cho quốc kế dân sinh trong nước trước, vì trong điều kiện như vừa rồi, dầu còn tồn dư, trong khi giá xăng thế giới tăng lên chúng ta phải phụ thuộc từng ngày, từng giờ mà không thể tự chủ được – điều này ảnh hưởng đến nền kinh tế.
“Ở các nước có hoạt động khai thác dầu mỏ đều có bảo hộ trong nước thì chúng ta cũng nên có chính sách ưu tiên trong nước để chủ động các nguồn lực tài nguyên của đất nước”, đại biểu Lê Thanh Phong nhấn mạnh.
Cần có chính sách ưu việt hơn
Đại biểu Nguyễn Thị Kim Anh (đoàn Bắc Ninh) cũng tán thành với việc cần thiết sửa đổi Luật Dầu khí. Trong dự thảo Luật Dầu khí (sửa đổi) có quy định trường hợp lựa chọn tổ chức cá nhân ký kết hợp đồng dầu khí không áp dụng theo quy định của pháp luật về đấu thầu vì có tính đặc thù, đại biểu kiến nghị, quy định về quy trình thủ tục phải rõ về nội dung, làm rõ sự cần thiết và quy định trong dự án luật.
Liên quan đến nội dung về điều tra cơ bản, đại biểu cũng đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo rà soát kỹ lưỡng về nội dung liên quan đến Luật Khoáng sản và Luật Tài nguyên môi trường biển và hải đảo, vì đều có nội dung, chương, mục về điều tra cơ bản. Đối với dầu khí cũng liên quan đến hai luật này, như vậy, nếu cả 3 Luật đều quy định về điều tra cơ bản thì cơ quan nào sẽ là cơ quan chủ trì, phần này cần phân định rõ, tránh xung đột về pháp lý.
Về các chính sách thu hút đầu tư vào lĩnh vực dầu khí, đại biểu Phan Đức Hiếu, Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội (đoàn Thái Bình) cho rằng, để thu hút tốt hơn thì cần có chính sách ưu việt hơn. Do đó, thiết kế chính sách phải giúp chúng ta thực sự cạnh tranh hơn, quy định hiện nay mới chỉ áp dụng cho dầu khí.
Đại biểu Phan Đức Hiếu, Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội (đoàn Thái Bình)
“Hiện nay đang có thay đổi lớn về chính sách thuế tối thiểu toàn cầu, nên dù dầu khí không chịu ảnh hưởng của quy chế này thì cũng vẫn cần có quy định về ưu đãi đầu tư phù hợp với sự vận động của kinh tế thế giới. Ưu đãi theo chi phí mục tiêu, không giảm thuế suất chung chung mà khuyến khích hoạt động đầu tư theo mục tiêu như công nghệ cao, nhân lực, tức là họ có chính sách khuyến khích cho những hoạt động họ mong muốn”, đại biểu Phan Đức Hiếu thông tin thêm.
Dự thảo Luật Dầu khí (sửa đổi) đã thiết kế tốt khi xác định cơ chế ưu đãi thông thường, đồng thời có cơ chế ưu đãi đặc biệt dành cho các dự án quan trọng tùy theo mong muốn của chúng ta. Thiết kế này là phù hợp, nhưng đại biểu Phan Đức Hiếu đề nghị, cần tham vấn thêm vì hiện đang áp dụng theo hướng nếu cơ chế bình thường không đạt được thì mới áp dụng cơ chế đặc biệt, gây kéo dài thời gian áp dụng.
“Đề nghị cần áp dụng song song hai cơ chế ưu đãi này, vì mục tiêu của chúng ta là thu hút đầu tư. Nghiên cứu thêm kinh nghiệm thế giới khi áp dụng cơ chế ưu đãi đặc biệt là linh hoạt áp dụng cho từng dự án, từng nhu cầu cụ thể của nhà đầu tư, để vừa hài hòa quyền lợi, vừa thu hút nhà đầu tư”, đại biểu Phan Đức Hiếu nhấn mạnh./.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: An toàn dịch bệnh không phải là thứ từ trên trời rơi xuống
Chiều 14/9, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp, làm việc với Đại sứ Hàn Quốc tại Việt Nam Park Noh Wan; lãnh đạo các hiệp hội, doanh nghiệp, nhà đầu tư Hàn Quốc đang sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam.
Thủ tướng Phạm Minh Chính với các doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam. Ảnh: Dương Giang/TTXVN
Buổi làm việc nằm trong chuỗi chương trình làm việc của Thủ tướng với Đại sứ các nước và đại diện các nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam nhằm hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho cộng đồng doanh nghiệp trong bối cảnh dịch COVID-19.
Buổi làm việc được kết hợp trực tiếp và trực tuyến giữa đầu cầu Trụ sở Chính phủ với các đầu cầu tại 10 tỉnh, thành phố của Việt Nam có nhiều dự án đầu tư của doanh nghiệp Hàn Quốc. Cùng dự buổi làm việc với Thủ tướng về phía Việt Nam có đại diện lãnh đạo của các bộ, ngành liên quan và lãnh đạo 10 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Phát biểu tại buổi làm việc, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính khẳng định, Việt Nam kiên định đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ; đa dạng hóa, đa phương hóa; chủ động và tích cực hội nhập quốc tế; là bạn, là đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế. Hiện nay, Việt Nam đã ký tham gia 17 Hiệp định Thương mại tự do (FTA) với các nước, các tổ chức, khu vực trên thế giới. Qua đó cho thấy nền kinh tế Việt Nam hội nhập sâu rộng và có độ mở lớn. Đối với các doanh nghiệp, Việt Nam hợp tác trên tinh thần "lợi ích thì hài hòa, rủi ro thì chia sẻ".
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại buổi làm việc. Ảnh: Dương Giang/TTXVN
Thủ tướng Phạm Minh Chính vui mừng nhận thấy lãnh đạo một số doanh nghiệp Hàn Quốc đã tự tin, phấn chấn hơn so với khi gặp Thủ tướng lúc dịch COVID-19 đợt thứ tư mới bùng phát mạnh tại Bắc Ninh, Bắc Giang, ảnh hưởng mạnh tới hoạt động của doanh nghiệp. Qua đó cho thấy khó khăn chỉ là tạm thời và cùng nhau bắt tay ứng phó thì sẽ vượt qua mọi khó khăn và phát triển bền vững, lâu dài.
Thủ tướng bày tỏ cảm ơn Chính phủ và nhân dân Hàn Quốc đã chia sẻ, hỗ trợ Việt Nam trong cuộc chiến chống COVID-19; đánh giá cao các doanh nghiệp Hàn Quốc đã cùng với Việt Nam tích cực phòng, chống dịch và duy trì sản xuất, tiếp tục đầu tư lâu dài tại Việt Nam. Điều đó thể hiện sự đồng lòng, chung sức của Hàn Quốc nói chung và doanh nghiệp Hàn Quốc nói riêng đối với Việt Nam trong phòng, chống dịch, như người Việt Nam có câu "Lửa thử vàng, gian nan thử sức", "Thức lâu mới biết đêm dài, sống lâu mới biết lòng người có nhân".
Tại buổi làm việc, trên tinh thần cởi mở, chân thành, xây dựng và trách nhiệm cao, Đại sứ Hàn Quốc tại Việt Nam và lãnh đạo các hiệp hội, doanh nghiệp Hàn Quốc cảm ơn Thủ tướng đã tổ chức buổi làm việc để đối thoại về các biện pháp giải quyết những khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp.
Các đại biểu cũng phản ánh, đề xuất với Thủ tướng và các bộ, ngành, địa phương một số vấn đề nhằm duy trì chuỗi cung ứng, vận chuyển và lưu thông hàng hóa, tổ chức sản xuất, kinh doanh. Trong đó nhấn mạnh về vấn đề sản xuất "3 tại chỗ"; các thủ tục hành chính; miễn giảm thuế; đẩy mạnh tiêm vaccine phòng COVID-19 cho công nhân của các doanh nghiệp; cho phép chuyên gia, lao động có trình độ tay nghề cao vào Việt Nam làm việc trong điều kiện dịch như hiện nay...
Đại diện các doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam tham dự buổi làm việc. Ảnh: Dương Giang/TTXVN
Thủ tướng Phạm Minh Chính đã trực tiếp giải đáp các phản ánh, đề xuất, kiến nghị của các doanh nghiệp Hàn Quốc, đồng thời yêu cầu các địa phương, bộ, ngành xử lý ngay những phản ánh, kiến nghị của phía Hàn Quốc và tiếp tục phối hợp chặt chẽ với từng doanh nghiệp để tạo mọi thuận lợi cho các doanh nghiệp Hàn Quốc hoạt động tại Việt Nam, trên cơ sở phù hợp với các quy định của pháp luật Việt Nam, theo tinh thần "hài hòa lợi ích, chia sẻ rủi ro". Đặc biệt, yêu cầu các tỉnh, thành phố quyết liệt hơn nữa, nhanh chóng kiểm soát dịch để sớm đưa cuộc sống trở lại trạng thái bình thường mới, sớm khôi phục hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, trong đó có doanh nghiệp Hàn Quốc.
Phát biểu tổng kết buổi làm việc, Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá cao các ý kiến trao đổi của Ngài Đại sứ và các doanh nghiệp Hàn Quốc. Người đứng đầu Chính phủ Việt Nam cho rằng, qua đối thoại đã làm rõ hơn được nhiều vấn đề để thấu hiểu, chia sẻ, gần nhau hơn và thấy rõ trách nhiệm của mỗi bên, mỗi cấp, ngành trong việc tháo gỡ khó khăn, phòng, chống dịch hiệu quả và khôi phục, phát triển sản xuất, kinh doanh.
Thủ tướng khẳng định, đại dịch COVID-19 là điều không ai mong muốn. An toàn dịch bệnh không phải là thứ từ trên trời rơi xuống mà phải do nỗ lực của mỗi người, mỗi cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và toàn xã hội. Trước đại dịch COVID-19, không có người dân nào an toàn khi vẫn còn người dân khác mắc bệnh COVID-19; không có quốc gia nào an toàn khi còn các quốc gia khác vẫn phải chống dịch COVID-19. Do đó thực hiện "an toàn để sản xuất, sản xuất phải an toàn" thì mọi người, doanh nghiệp, cơ quan đều phải chung sức, đóng góp xây dựng và thực hiện các biện pháp chống dịch; không ai đứng ngoài cuộc trong cuộc chiến này. Thủ tướng đề nghị các cơ quan ngoại giao, doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam tiếp tục đồng lòng, chung sức cùng Việt Nam để chiến thắng dịch, sớm đưa cuộc sống, sản xuất trở lại trạng thái bình thường mới.
Thủ tướng Phạm Minh Chính kết luận buổi làm việc với các doanh nghiệp Hàn Quốc. Ảnh: Dương Giang/TTXVN
Về vấn đề vaccine, Thủ tướng cho biết Chính phủ đã giao Bộ Y tế phân bổ hiệu quả nguồn vaccine, bổ sung đối tượng ưu tiên; hướng dẫn các địa phương về xét nghiệm và điều kiện đối với lao động làm việc tại các doanh nghiệp để sớm được tham gia lưu thông và các hoạt động sản xuất kinh doanh. Đặc biệt, Thủ tướng đã có Công điện chỉ đạo các địa phương hướng dẫn đăng ký và tổ chức tiêm miễn phí cho người nước ngoài như đối với công dân Việt Nam; công khai đầu mối liên lạc ứng trực 24/24 giờ tới các hiệp hội, tổ chức nước ngoài trên địa bàn.
Thủ tướng cho biết, Việt Nam đang đẩy mạnh ngoại giao vaccine với tinh thần tận dụng mọi nguồn vaccine và chuyển giao công nghệ để sản xuất vaccine, thuốc điều trị COVID-19, phục vụ mục tiêu phổ cập vaccine, tiến tới miễn dịch cộng đồng.
Đối với vấn đề duy trì sản xuất, chuỗi cung ứng, lưu thông hàng hóa, Thủ tướng khẳng định quan điểm của Chính phủ Việt Nam là tạo mọi thuận lợi cho doanh nghiệp mở cửa, khôi phục sản xuất nhưng phải bảo đảm an toàn phòng, chống dịch. Theo đó, Việt Nam đang xây dựng kịch bản khôi phục kinh tế - xã hội thích ứng với an toàn dịch bệnh.
Về nới lỏng hạn chế di chuyển liên tỉnh với lao động, Thủ tướng đã yêu cầu Bộ Y tế hướng dẫn quy trình về cách ly y tế an toàn để các địa phương thực hiện thống nhất, tạo thuận lợi cho việc tiếp nhận lao động đến và trở về từ các địa phương khác trong tháng 9/2021.
Về thủ tục cấp giấy đi đường nội tỉnh và liên tỉnh, Thủ tướng giao Bộ Công an chủ trì, phối hợp với Bộ Y tế, Bộ Thông tin và Truyền thông, UBND cấp tỉnh thống nhất sử dụng 1 ứng dụng trên toàn quốc, vừa có khai báo y tế, vừa xác thực công dân nhằm vừa đảm bảo công tác phòng, chống dịch, vừa đáp ứng nhu cầu di chuyển của người dân trong tình hình dịch còn phức tạp.
Quang cảnh buổi làm việc. Ảnh: Dương Giang/TTXVN
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính khẳng định, Việt Nam luôn coi trọng quan hệ với Hàn Quốc và mong muốn tiếp tục phát triển quan hệ Đối tác toàn diện Việt Nam - Hàn Quốc trên cơ sở cùng có lợi, góp phần duy trì ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực và trên thế giới; đề nghị Ngài Đại sứ và các doanh nghiệp Hàn Quốc tiếp tục ủng hộ và góp phần thúc đẩy quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược Việt Nam - Hàn Quốc, hướng tới kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao hai nước.
Trong đó, hai bên tăng cường trao đổi đoàn ngoại giao và giao lưu nhân dân; thúc đẩy đưa quan hệ thương mại hai chiều sớm đạt 100 tỷ USD; Hàn Quốc tiếp tục duy trì là quốc gia có vốn đầu tư số 1 tại Việt Nam; thúc đẩy để Việt Nam tăng tỷ lệ nội địa hóa các sản phẩm mà Hàn Quốc đang đầu sản xuất tư tại Việt Nam; tăng cường chuyển giao công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực có tay nghề, chất lượng cao cho Việt Nam... Trước mắt đề nghị các doanh nghiệp tác động để Chính phủ Hàn Quốc tiếp tục hỗ trợ Việt Nam phòng, chống dịch, trong đó có hỗ trợ vaccine để Việt Nam tiêm phòng miễn phí cho nhân dân, trong đó có lao động làm việc trong các doanh nghiệp Hàn Quốc; công dân Hàn Quốc tại Việt Nam.
Thủ tướng đề nghị Hàn Quốc duy trì và thúc đẩy quan tâm đến thị trường Việt Nam, cùng với Chính phủ Việt Nam xúc tiến đầu tư và thu hút các dự án FDI công nghệ cao, có giá trị gia tăng, tăng cường liên kết, kết nối chuỗi sản xuất và cung ứng toàn cầu; đồng thời hỗ trợ, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có tiềm lực, thế mạnh của Việt Nam hợp tác đầu tư vào những lĩnh vực Hàn Quốc có nhu cầu để góp phần tạo cân bằng trong đầu tư, thương mại song phương.
Thay mặt cơ quan ngoại giao và cộng đồng doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam, Đại sứ Hàn Quốc Park Noh Wan Thủ tướng Phạm Minh Chính về các ý kiến phát biểu; đồng thời khẳng định Chính phủ Hàn Quốc, cộng đồng doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam luôn đồng hành cùng Chính phủ Việt Nam trong công cuộc phòng, chống dịch, phục hồi phát triển kinh tế. Đại sứ thông báo với Thủ tướng về việc Chính phủ Hàn Quốc đang nỗ lực xem xét việc hỗ trợ Việt Nam thêm vaccine để góp phần chống đại dịch COVID-19 thành công.
Vướng mắc 'thẻ xanh', 'thẻ vàng' cho người nước ngoài, người tiêm vắc xin ở nước ngoài Có nhiều người nước ngoài sống tại Việt Nam và đã tiêm chủng COVID-19, hoặc người đã tiêm ở nước ngoài hiện nay về Việt Nam nhưng chưa có cơ chế xác nhận thẻ xanh, thẻ vàng cho họ. Một người dân được xác nhận đã tiêm 2 mũi vắc xin ngừa COVID-19 - Ảnh: TỰ TRUNG Chiều 14-9, Cục Công nghệ thông...