Đại biểu Quốc hội lập trường nuôi trẻ đặc biệt
Chứng kiến hình ảnh thầy cô nuôi dưỡng, giáo dục trẻ tại Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập Khai Trí (xã Nhuận Đức, Củ Chi, TP HCM) mới thấy nghề giáo lắm gian nan.
Những thầy cô đặc biệt
Tôi đứng trước cửa lớp nhìn vào. Bên trong, 8 đứa trẻ chừng 6-7 tuổi, đứa ngồi trên ghế, đứa đi vòng vòng. Ở góc phòng, một thầy và 2 cô giáo trẻ đang gắp thức ăn bỏ vào từng chén cơm trộn lên. Cơm được bưng ra bàn và thầy cô giáo mời từng em ngồi vào ghế. 8 em nhìn về 8 hướng bằng đôi mắt thất thần…
“Ăn đi các em” – cô giáo nhắc. Có em cầm lấy muỗng. Có em ngồi ngơ ngác. Có em gục đầu… Thầy cô giáo ngồi sát bên dỗ dành. Từng cử chỉ, từng lời nói của các thầy cô giáo đến từng em mang theo nhiều yêu thương và cảm thông.
Thầy Đỗ Bảo Uy lựa nhặt ra từng chiếc xương nhỏ trong miếng cá kho.
Vừa đút cơm cho một học sinh, thầy giáo Nguyễn Nghĩa Minh (24 tuổi) chủ nhiệm lớp mầm non 3 bày tỏ, chăm các em ở đây mình phải có tình thương lớn.
“Trước đây, lúc còn học trong trường mình chưa hình dung ra được những khó khăn khi chăm sóc các em nên bước đầu hết sức bỡ ngỡ. Giờ thì quen rồi, mỗi động tác, mỗi ánh mắt của các em mình đã hiểu được” – thầy Minh nói.
Ở lớp kế cận, cô giáo Nguyễn Thị Tiết vừa lo bữa ăn trưa cho các em vừa vui vẻ tâm sự: “Tốt nghiệp ĐH Sư phạm Huế. Quê ở Quảng Ngãi nhưng em “bén duyên” với ngôi trường này. Công việc chăm sóc dạy dỗ các em tự kỷ là một công việc mang nét đặc thù. Em đã phải ăn ở, ngủ với các em. Công việc không thể tính bằng giờ mà suốt ngày phải túc trực”.
Cô giáo Tiết, thầy giáo Minh và nhiều thầy cô giáo khác ở trung tâm này đa số phải sống xa nhà. Các thầy cô được đào tạo từ khoa Giáo dục đặc biệt của các trường ĐH, CĐ Sư phạm mầm non. Mỗi thầy cô giáo đều ý thức được công việc mình phải làm.
“Phải xem các em như những đứa em ruột của mình dùng tình thương để giáo dục các em mới có kết quả được”- tâm sự của một cô giáo.
“Chúng em mời thầy cô và các bạn ăn cơm ạ”, tiếng hô đồng loạt vang lên từ phía bên kia sân trung tâm. Dõi mắt nhìn qua, trong phòng ăn hơn 10 học sinh độ tuổi 12-18 đang quây quần quanh mâm cơm…
Đây là lứa học sinh lớn tuổi nhất tại trung tâm. Tuy lớn tuổi, nhưng khả năng nhận thức của những học sinh này cũng như bao đứa trẻ tự kỷ khác vẫn rất hạn chế. Thầy giáo của nhóm này là Đỗ Bảo Uy, đang phải lần tìm để lấy ra từng mẫu xương nhỏ trong miếng cá kho. “Phải như thế chứ các em không biết lừa xương ngộ nhỡ mắc cổ thì gay lắm” – vừa gỡ xương thầy Uy vừa chia sẻ.
Video đang HOT
Các thầy cô giáo lớp mầm non 3 chăm các cháu ăn trưa.
Người lập trường là Đại biểu Quốc hội khóa 6
“Con chào chú đi”. Đứa bé hơn 10 tuổi được bác sĩ Huỳnh Tấn Mẫm, phó Giám đốc trung tâm dắt đến bên cạnh tôi khẽ ấp úng. Nó là con tôi đó anh ạ. Tôi có 2 đứa con song thai đều chung căn bệnh tự kỷ.
Bác sĩ Huỳnh Tấn Mẫm từng là lãnh tụ sinh viên, đã có một thời kỳ lẫy lừng trong phong trào đấu tranh tại Sài Gòn và các đô thị miền Nam. Ông là Đại biểu Quốc hội khóa 6 và là Tổng biên tập đầu tiên của báo Thanh Niên…
Vì có 2 con nhỏ mắc chứng tự kỷ, ông đã thành lập Trường Chuyên biệt Khai Trí để có điều kiện chăm sóc con và các cháu cùng hoàn cảnh. Trường này là tiền thân của Trung tâm Hỗ trợ phát triển Giáo dục hòa nhập Khai Trí.
Bác sĩ Huỳnh Tấn Mẫm và con trai.
Bác sĩ Mẫm cho biết, bệnh tự kỷ là căn bệnh rối loạn phát triển não bộ suốt đời. Trẻ bị bệnh tự kỷ thường không chơi với ai không có cảm xúc, phản ứng. Về giao tiếp, trẻ bị tự kỷ giao tiếp bằng lời và không lời trong đó 50% trẻ tự kỷ không nói được suốt đời. Tư duy của trẻ tự kỷ thường nhận thức kém nhưng lại có những khả năng đặc biệt. có những trường hợp hôm nay nói nhưng phải đến hôm sau trẻ mới hiểu được.
Trẻ bị tự kỷ cao điểm dẫn tới bùng nổ la hét, đập phá vì bức xúc. Đối với trẻ tự kỷ tuyệt đối không nên đánh đập, la mắng, đặc biệt không nên hứa mà không thực hiện lời hứa…
Hiện nay, theo bác sĩ Mẫm có khoảng 40% cha mẹ của các em bị tự kỷ ly di hoặc ly thân vì cho rằng nguyên nhân phát xuất từ một trong 2 người tạo nên.
Từ những hiểu biết và chính mình là người trong cuộc, bs Mẫm đã lập nên trung tâm này với mục đích muốn giúp các cháu được yêu thương, sẻ chia. Ông cho biết thêm, trong 5 năm qua có hơn 100 em đã được hồi gia.
Điều trăn trở nhất mà chúng tôi nhìn thấy trong lúc này có lẽ là đội ngũ giáo viên. Đa số các giáo viên đều còn trẻ mới ra trường bỏ thành phố về đây suốt ngày với các cháu là cả một hi sinh lớn lao.
Chúng tôi đã có trao đổi ý kiến này với giáo viên Tiết được cô cho biết: “Không sao đâu chú ơi. Cái duyên là do trời định không cần tìm nó cũng tự đến thôi. Chúng cháu không thể bỏ các em được bởi tình cảm gắn bó với nhau. Chú biết không, các em đang ráo riết tập dợt văn nghệ để tham gia mừng ngày nhà giáo 20/11 đó. Tập thể giáo viên chúng cháu vui lắm vì các em tuy đang trong trạng thái tự kỷ nhưng ở một giây phút nào đó còn biết nghĩ đến thầy cô giáo. . .
Theo Trần Chánh Nghĩa/Vietnamnet
Ai đẩy những học sinh này tới bất hạnh?
Trẻ ít nói, trầm tính, ít chịu vận động, giáo viên lập tức kết luận bị tự kỷ, "xúi" phụ huynh đưa trẻ đến bệnh viện để... lấy giấy xác nhận.
Từ nghi ngờ đến khẳng định: Khoảng cách mong manh
Anh Lê Trọng Hiếu, nhà ở phường 16, quận Gò Vấp kể, năm học 2014- 2015, khi con trai Lê Trọng Nhân đang học lớp 9 Trường THCS P.T.H (quận Gò Vấp), anh được cô giáo chủ nhiệm mời vào gặp với vẻ nghiêm trọng.
Cô cho biết, Nhân không chịu tập thể dục nên thầy bộ môn không thể chấm điểm. Đến giờ học, thay vì thực hiện các động tác theo thầy hướng dẫn, Nhân cứ đứng thu lu ở gốc cây. Nhân chỉ chơi với người quen, và hầu như có rất ít bạn học...
Theo cô chủ nhiệm, để được thầy "cho qua" môn thể dục, gia đình cần đưa Nhân đi khám, hoặc làm cách nào đó để có một tờ y chứng rằng Nhân bị bệnh tự kỷ.
Vì cô giáo chủ nhiệm yêu cầu phải có giấy xác nhận ghi rõ "bệnh tự kỷ " hoặc "trẻ khuyết tật", gia đình anh Hiếu cũng ráng kiếm được một tờ y chứng "bị bệnh tự kỷ" từ một trung tâm chuyên về tâm lý trẻ em để con mình không phải học thể dục.
Ảnh minh họa: Shutterstock
Trong khi đến bệnh viện khám, bác sĩ chỉ kết luận quá nhút nhát, cần tôn trọng cảm xúc của cháu và cần làm bạn với cháu nhiều hơn. Nhân được "xí xóa" môn thể dục.
Dù thế, anh Hiếu vẫn thấy ấm ức: "Con tui chỉ nhút nhát và thiếu ý thức vượt khó chứ không phải tự kỷ, bởi cháu vẫn học đều và giỏi các môn, nhất là các môn tự nhiên.
Hiện, Nhân học lớp 10. Sáng, Nhân được cha đưa, trưa cháu tự đón xe buýt về. Về nhà, cháu có thể giúp mẹ nhiều việc: phơi quần áo, lau nhà, nhưng ít nói, ngại trao đổi.
Hôm tui đưa con đi khám theo yêu cầu của cô giáo chủ nhiệm, cháu chẳng những không chịu đi mà còn đi tìm tờ kết quả khám sức khỏe tổng quát đầu năm học để chứng minh là mình bình thường".
Cũng "bình thường" nhưng trở thành "bất thường" trong mắt cô giáo như Lê Trọng Nhân là trường hợp của em Phạm Thanh Huy, học sinh lớp 7, con chị Trương Thị Hồng Thắm, ở quận Thủ Đức.
Theo lời chị Thắm, từ nhỏ, Huy chậm nói. Lớn hơn chút, cháu nhút nhát và hễ ra đường là núp sau lưng mẹ. Cháu thích quan sát những chuyển động quay tròn và có thể ngồi hàng giờ để nhìn ngắm chong chóng hoặc bánh xe quay.
Học lực khá tốt, nhưng ở lớp Huy cũng ít chơi với bạn, không tham gia vào những hoạt động có tính tập thể. Có lúc, em bị khủng hoảng tâm lý trong thời gian dài, học hành sa sút và không muốn đến trường.
Tỉ tê với con nhiều ngày, vào tận lớp của con tìm hiểu, chị Thắm mới phát hiện trước đó bạn cùng lớp với Huy có con dao rọc giấy. Trong lúc bạn đang sử dụng thì Huy vô tình đụng bạn và bạn quay qua Huy với tay cầm con dao. Kể từ đó, Huy lo âu, sợ đến lớp và sợ bạn dùng dao hành hung mình.
Cách giải quyết của gia đình chị Thắm là ra sức chiều chuộng, bảo bọc con. Kết quả, Huy lại càng yêu sách với ba mẹ. Cu cậu thường trả treo hoặc yêu cầu ba mẹ phải chiều theo ý mình.
Khi ba mẹ đã hứa điều gì nhưng chưa kịp thực hiện là cu cậu giận hờn, sưng sỉa, trút giận lên anh chị hoặc tự hành hạ chính mình. Quá lo sợ, chị Thắm đã đưa con đi... khám tự kỷ.
Đừng gây cho trẻ thêm nhiều áp lực
Chuyên viên y tế một trường tiểu học ở quận 3 cho biết: "Nhiều trường hợp trẻ không nặng đến mức tự kỷ, mà chỉ có một vài biểu hiện hơi "khác người" như ít giao tiếp, không thích chơi với bạn học, lơ là, học kém, thụ động hoặc thuộc dạng quá năng động... giáo viên liền ngầm mặc định em đó bị tự kỷ.
Thay vì tìm hiểu, quan tâm và tiếp cận học sinh thì không ít giáo viên chọn cách dễ dàng hơn, yêu cầu ba mẹ đưa con đi khám và có giấy xác nhận tự kỷ để không làm ảnh hưởng đến kết quả thi đua, học tập chung của cả lớp.
Hơn nữa, khi lớp có dạy trẻ hội nhập, hòa nhập, giáo viên sẽ được hưởng thêm phụ cấp theo quy định". Chỉ trong vòng tích tắc, trẻ từ biểu hiện nhút nhát liền bị thầy cô, bạn bè nhìn nhận và kết luận mang bệnh bị tự kỷ.
Theo Phụ Nữ TP HCM
Độc đáo lớp học... "nghệ thuật quyến rũ" Hiện nay, tại các thành phố lớn như Hà Nội, Tp HCM, chị em phụ nữ đang lên cơn sốt học "nghệ thuật quyến rũ". Mới nghe nhiều người sẽ liên tưởng tới mục đích sai lệch của lớp học này.Thế nhưng, có tham gia lớp học mới thấy ý nghĩa thực tế và nhân văn của nó. Bởi bản chất của lớp...