Đại biểu Quốc hội: Không nên bi quan quá về giáo dục!
Những ngày qua, nhiều vấn đề của ngành Giáo dục đã làm nóng nghị trường Quốc hội, từ gian lận thi cử, tới bệnh thành tích… Đại biểu Quốc hội đã có những cách lí giải khác nhau cho những vấn đề này, có chỉ trích, có cảm thông và mong đợi sự quyết liệt thay đổi của ngành Giáo dục.
Nhìn nhận giáo dục toàn gam tối là thiếu công bằng!
Đại biểu Mai Sỹ Diến, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thanh Hóa bày tỏ sự tiếc nuối khi thời gian thảo luận ở nghị trường Quốc hội chưa có đủ để nêu được những việc đã làm được của ngành Giáo dục.
Đại biểu Mai Sỹ Diến, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thanh Hóa
Theo ông Diến, cần phải nhìn tổng thể để thấy được cả mặt tích cực và tồn tại của ngành giáo dục. Những đóng góp, thành tựu của ngành trong các năm qua là không thể phủ nhận. Do đó, không thể lấy một số vấn đề cục bộ để cho rằng giáo dục hiện nay toàn gam màu tối. Cách đánh giá, nhìn nhận như thế là thiếu khách quan, khiên cưỡng, thiếu công bằng.
Khi nhìn nhận về sai phạm trong kỳ thi THPT quốc gia năm 2018, vị đại biểu này cho rằng, Bộ GD&ĐT có trách nhiệm trong việc để xảy ra lỗ hổng trong quy trình tổ chức thi liên quan đến tính bảo mật, nhưng nếu những người tham gia thực hiện cố tình làm sai một cách có tổ chức, hệ thống thì việc bảo mật cũng không thể đảm bảo được.
“Phải nhìn nhận khách quan rằng, những sai phạm mang tính hệ thống, có tổ chức là rất khó phát hiện. Bộ GD&ĐT khi nắm bắt được vấn đề đã nhanh chóng báo cáo để Thủ tướng Chính phủ có chỉ đạo kịp thời. Bộ cũng vào cuộc cùng ngành Công an xác minh sai phạm, đưa ra ánh sáng và xử lý nghiêm minh. Quan trọng hơn, Bộ đã tập trung làm rõ, tìm ra nguyên nhân, những lỗ hổng trong quy trình tổ chức thi và có các thay đổi cụ thể trong kỳ thi THPT quốc gia năm nay” – Ông Diến nói.
Ông Diến cũng đề cập đến trách nhiệm của địa phương – đơn vị trực tiếp tổ chức thi, chấm thi. Trách nhiệm lớn nhất theo ông Diến là khi chọn lựa cán bộ vào Ban Chỉ đạo thi, làm công tác coi thi, chấm thi…, địa phương đã để một số cán bộ suy thoái đạo đức tham gia đội ngũ này. Dưới tác động từ bên ngoài, có thể là từ đồng tiền, quyền lực, một số cán bộ địa phương đã không giữ được mình, trực tiếp gây ra sai phạm.
Nhìn nhận về vấn đề bạo lực học đường, ông Mai Sỹ Diến nêu quan điểm, trách nhiệm trước hết thuộc về gia đình, tiếp đến là sự suy thoái đạo đức lối sống của một số cán bộ, nhân viên trong ngành Giáo dục.
Video đang HOT
“Trong việc này, trách nhiệm của ngành Giáo dục là chưa tạo ra được một chương trình giáo dục đạo đức, lối sống phù hợp, thiết thực cho học sinh, chưa có những hướng dẫn hành xử cho giáo viên để theo kịp yêu cầu trong điều kiện bùng nổ công nghệ thông tin, hội nhập quốc tế cao” – Đại biểu tỉnh Thanh Hóa chia sẻ.
Không thể đổ hết lỗi cho ngành giáo dục
Nhìn nhận những sai phạm trong kỳ thi THPT Quốc gia năm 2018 ở Hà Giang, Hòa Bình, Sơn La từ góc độ tư pháp, đại biểu Phan Thị Mỹ Dung, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Long An cho rằng, Bộ GD&ĐT đã thể hiện trách nhiệm của mình trong việc phối hợp với các cơ quan cũng như cung cấp thông tin để các cơ quan chức năng tiến hành các quy trình theo quy định.
Theo bà Dung, để xử lý cần phải có quá trình điều tra, đủ cơ sở pháp lý kết luận vấn đề đó là sai phạm và sai phạm tới đâu, những người nào có sai phạm… Phải có đủ cơ sở để phân định trách nhiệm như vậy thì mới xét xử.
“Như chúng ta đã biết, luật pháp của chúng ta là công khai, minh bạch. Vì vậy, khi có kết luận điều tra đến đâu, cơ quan công an đã công bố thông tin đến đó để người dân và cử tri biết; còn những việc chưa đủ cơ sở, chưa đủ kết luận hoặc trong quá trình điều tra thì các cơ quan chức năng tiếp tục làm” – Bà Dung cho hay.
Đại biểu Phan Thị Mỹ Dung, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Long An
Về trách nhiệm của các bên, bà Dung nêu quan điểm, không thể đổ lỗi hết cho ngành Giáo dục, ở đây còn có trách nhiệm của các địa phương, cụ thể hơn là những người trực tiếp tổ chức kỳ thi, trong đó có những người có chức vụ lãnh đạo.
“Qua sự việc này, tất nhiên Bộ GD&ĐT cũng phải lấy đây là bài học, phải có trách nhiệm. Tuy nhiên, không thể đổ lỗi hết cho Bộ. Ngành Giáo dục thời gian qua đã có nhiều cố gắng. Chúng ta cũng phải nhìn nhận công bằng như vậy” – Bà Dung nói.
Trong khi những sai phạm của kỳ thi THPT quốc gia 2018 vẫn chưa ngã ngũ thì kỳ thi năm 2019 lại đang đến gần, nữ đại biểu Quốc hội tỉnh Long An mong rằng, phụ huynh, học sinh sẽ không để những vấn đề của kỳ thi năm 2018 chi phối, ảnh hưởng, sẽ tạo tâm lý không tốt cho các em bước vào kỳ thi.
Vị đại biểu Quốc hội cũng chia sẻ, Bộ GD&ĐT đã có những giải pháp, đổi mới và hướng dẫn để kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2019 vừa đạt chất lượng, hiệu quả và ngăn ngừa tối đa những tiêu cực có thể xảy ra. “Theo tôi, chúng ta đừng quá bi quan về kỳ thi THPT quốc gia năm 2019 này”.
Thu Hà
Theo Dân trí
Đại biểu Quốc hội: Gian lận thi cử 2018 là hành vi ăn cướp, vô liêm sỉ
Đại biểu Thái Trường Giang lên án việc gian lận thi cử năm 2018 là hành vi ăn cướp, vô liêm sỉ vì lấy đi cơ hội, tương lai của các thí sinh học thật.
Tại phiên thảo luận về đánh giá kết quả phát triển kinh tế xã hội, ngân sách năm 2018 và kế hoạch năm 2019, quyết toán ngân sách 2017 chiều 30/5, đại biểu Thái Trường Giang (đoàn Cà Mau) đưa ra nhiều tiêu cực của ngành giáo dục.
Liên quan tới các vụ gian lận trong kỳ thi THPT năm 2018, ông Giang cho rằng hành động tiêu cực trong thi cử là giọt nước làm tràn ly, buộc ngành giáo dục phải xem xét và đánh giá hiệu quả thực chất của việc nhập 2 kỳ thi THPT và tuyển sinh đại học vào làm 1. Bộ cũng cần xem lại phương pháp coi thi, phương pháp chấm thi, hạn chế tối đa tiêu cực trong thi cử.
Nếu như trước kia, tiêu cực trong thi cử diễn ra nhỏ lẻ, thì ngày nay hành gian lận có tổ chức, quy mô lớn, tinh vi hơn, diễn ra ở nhiều địa phương, do những người có chức có quyền, có tiền, có thế lực trong và ngoài ngành giáo dục thực hiện.
"Tôi có thể gọi hành động gian lận thi cử năm 2018 là hành vi ăn cướp, vô liêm sỉ vì đã đánh mất cơ hội, cướp mất tương lai của các cháu học thật và thi thật. Hành động gian lận thi cử đang làm băng hoại nền tảng xã hội, nền giáo dục của nước nhà.
Từ những vấn đề nên trên, đại biểu Cà Mau đề nghị chính phủ, Bộ GD-ĐT nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng, trúng thực chất các tồn tại của ngành giáo dục, có các giải pháp mạnh mẽ hơn nữa để cứu vãn nền giáo dục nước nhà", ông Giang chia sẻ.
Đại biểu Thái Trường Giang. (Ảnh: Quochoi.vn)
Theo vị đại biểu, những gì đang diễn ra trong thời gian gần đây khiến xã hội không khỏi lo lắng, đôi khi còn nghi ngờ vai trò quốc sách hàng đầu của giáo dục.
Điều đó được thể hiện ở chất lượng giáo dục không thực chất và bệnh thành tích không giảm mà có chiều hướng gia tăng. Nguyên nhân bởi những giải pháp của ngành giáo dục hiệu quả thấp; ngành không mạnh dạn đối diện với sự thật để làm cho kết quả học tập trở nên thực chất.
Minh chứng rõ ràng nhất là lớp học có tới 43 học sinh nhưng lại có tới 42 học sinh giỏi, duy nhất 1 học sinh khá. "Còn bao nhiêu trường hợp tương tự như vậy, theo tôi là có rất nhiều nếu chúng ta khảo sát. Nền giáo dục bây giờ, tìm được học sinh yếu kém khó như mò kim đấy biển", ông Giang nói.
Bên cạnh đó, mối quan hệ thầy trò ngày càng lỏng lẻo, đạo đức suy giảm.
Theo đại biểu Thái Trường Giang dù những vụ xảy ra giữa thầy và trò chỉ là hạt sạn, nhưng nó là hồi chuông báo cho chúng ta cần phải suy nghĩ, hành động.
Trước kia thầy cô có thể phạt học sinh quỳ gối, áp mặt vào tường khi vi phạm nội quy hay phạm lỗi. Những hình phạt đó làm cho học sinh ngoan hơn, nên người hơn. Còn hiện nay các thầy cô không dám cư xử với học trò của mình theo đúng nghĩa.
Ông Giang cho rằng để giải quyết vấn đề này, nhà trường và chính phủ, xã hội cần phải phối kết hợp chặt chẽ nhằm củng cố mối quan hệ thầy trò.
Theo VTC
Vụ lớp có 42/43 học sinh giỏi: Phòng Giáo dục khẳng định không tồn tại "bệnh thành tích" Về việc một lớp học tại Trường THCS Nguyễn Thái Bình, Phòng GD-ĐT thành phố Vũng Tàu (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) khẳng định không có cụm từ "bệnh thành tích" tồn tại tại trường này. Trước ý kiến của dư luận việc học sinh tại một lớp của Trường THCS Nguyễn Thái Bình có 42/43 em đạt học sinh giỏi là...