Đại biểu Quốc hội “hoang mang” với đổi mới sách giáo khoa
Sáng 14/4, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã khai mạc phiên họp thứ 27 và cho ý kiến về việc đề nghị ban hành Nghị quyết của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông.
Ảnh minh họa
Nhiều đại biểu đồng tình với sự cần thiết phải đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông vì chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông hiện hành đã xuất hiện những hạn chế, bất cập.
Một số nội dung của các môn học chưa đảm bảo tính hiện đại, cơ bản và thiết thực; chưa cân đối giữa lý thuyết và thực hành, giữa dung lượng và thời lượng dạy học, nặng “dạy chữ” nhẹ “dạy người”. Một số chủ đề còn nặng, khó, nhất là đối với học sinh dân tộc thiểu số và học sinh vùng khó khăn…
Video đang HOT
Bên cạnh đó, nội dung chương trình, sách giáo khoa bị “cắt khúc”, không thật đảm bảo tính liên thông, có trùng lặp một số nội dung giữa các lớp học, cấp học và giữa các môn học; chưa liên thông tốt giữa giáo dục phổ thông với giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học để góp phần thực hiện có hiệu quả việc phân luồng sau trung học cơ sở và sau trung học phổ thông…
“Xu thế chung của chương trình giáo dục hiện đại là tích hợp và phân hóa cao; một mặt để hình thành năng lực vận dụng tổng hợp, mặt khác giúp học sinh phát triển những năng lực chuyên biệt; hạn chế số lượng môn học bắt buộc; ưu tiên cho tự chọn nội dung học tập nhằm đáp ứng nhu cầu và sở thích cá nhân người học. Sách giáo khoa hiện đại hướng tới việc giúp người học biết cách học và có thể tự học, biết xử lý kết hợp nhiều nguồn thông tin để tự rút ra kết luận; tự kiểm tra được kết quả học tập của mình”, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Vinh Hiển nói.
Tuy nhiên, nhiều đại biểu Quốc hội yêu cầu cần có đánh giá tổng kết về Chương trình giáo dục phổ thông và sách giáo khoa hiện hành được xây dựng, biên soạn theo Nghị quyết số 40/2000/QH10 của Quốc hội và đã được thực hiện trên phạm vi toàn quốc từ năm học 2002 – 2003 đến nay. Trong đó, cần làm rõ những những kết quả đạt được, những khó khăn, vướng mắc, tại sao cần đổi mới, nội dung nào cần đổi mới…
Chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội Trương Thị Mai cho rằng, đổi mới này sẽ tác động rất nhiều đến các lĩnh vực kinh tế – xã hội và từng gia đình, nên đề nghị ban soạn thảo cần có báo cáo tác động của việc đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông, nguồn lực sử dụng cho đổi mới sách giáo khoa là như thế nào, trong đó NSNN phải đầu tư bao nhiêu.
Tán thành với ý kiến này, Đại biểu Nguyễn Đức Hiền cho rằng, đánh giá tác động của đổi mới sách giao khoa chưa rõ về nhiều mặt; đánh giá mới chủ yếu là thuận lợi, chưa đánh giá được khó khăn, đặc biệt là những tác động đến giáo dục đại học, dạy nghề.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng thì lo lắng về tính khả thi của dự án. Theo ông, để triển khai thì có 2 nội dung rất quan trọng là nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, cập nhật chương trình, nội dung sách giáo khoa mới. Hai là xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật để triển khai. “Hai điều kiện này có khả thi không, có làm được không, hay đến đó, không làm được lại đổ lý do, rồi lại đề nghị can thiệp”, Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng thẳng thắn.
Giải trình về tính khả thi của đề án, Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển cho biết, Bộ Giáo dục và Đào tạo hình dung có khả thi nhưng không phải giữ yên thế này mà phải có quá trình đào tạo đội ngũ giáo viên, và bổ sung các thiết bị dạy học. Đối với những trường chưa đảm bảo điều kiện vật chất tối thiểu phải có tập trung đầu tư của Nhà nước.
Theo Ban soạn thảo, mục đích đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông là ban hành, triển khai chương trình và biên soạn bộ sách giáo khoa sau năm 2015 đáp ứng yêu cầu tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực công dân; phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu; nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn; phát triển khả năng sáng tạo, tự học, khuyến khích học tập suốt đời bảo đảm cho học sinh có trình độ trung học cơ sở có tri thức phổ thông nền tảng, đáp ứng yêu cầu phân luồng mạnh sau trung học cơ sở; trung học phổ thông phải tiếp cận nghề nghiệp và chuẩn bị cho giai đoạn học sau phổ thông có chất lượng.
Bộ Giáo dục và Đào tạo dự kiến, kinh phí thực hiện xây dựng Chương trình sách giáo khoa gồm xây dựng chương trình sách giáo khoa, tổ chức dạy thử nghiệm, triển khai dạy đại trà, bổ sung thiết bị, tuyên truyền đổi mới chương trình sách giáo khoa và đổi mới quản lý hết khoảng 34.275 tỷ đồng, chưa kể tiền xây dựng cơ sở vật chất ở những trường còn thiếu.
Theo VNE
Lồng ghép kiến thức phòng chống thiên tai vào môn học
Sở GD&ĐT Sóc Trăng công bố kê hoach ứng phó biến đổi khí hậu, phong, chông va giam nhe thiên tai giai đoan 2014 - 2015.
Theo đó, yêu cầu các đơn vị trường học và các cở sở giáo dục trực thuộc xây dựng kế hoạch hành động phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai phù hợp với đặc điểm tình hình của từng đơn vị, địa phương.
Xây dựng các giải pháp thực hiện phải thiết thực, hiệu quả trong tổ chức hoạt động phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai. Đồng thời, cán bộ, giáo viên nắm được phương pháp tích hợp, lồng ghép kiến thức phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai vào các môn học phù hợp trong chương trình và các hoạt động ngoài giờ lên lớp.
Trên cơ sở hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, Sở yêu cầu các trường cập nhật, tích hợp, lồng ghép có chọn lọc những kiến thức về công tác phòng, chống, giảm nhẹ thiên tai vào các môn học phù hợp trong chương trình, sách giáo khoa với các nội dung giáo dục:
Cụ thể: "Ứng phó với biến đổi khí hậu", "Môi trường", "Kỹ năng sống", "Phòng chống tai nạn thương tích" và "Chuẩn tối thiểu về giáo dục trong hoàn cảnh khẩn cấp" cùng với nội dung "Hỗ trợ tâm lý trẻ em trong các hoạt động giáo dục trong hoàn cảnh khẩn cấp".
Theo GDTĐ
Những môn học... ầu ơ Nhưng môn cân thi không đươc hoc, nhưng môn "bi" hoc thi it co y nghia thưc tiên, hoc thi it ma "hanh" ngươi hoc thi nhiêu. Nhìn vào thời khóa biểu của học sinh cấp I, cấp II thấy có những môn học rất chi... ầu ơ như môn may vá, thêu thùa, đan lát... Không nói ra nhưng ai cũng biết...





Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

MC Quyền Linh lên tiếng thông tin quảng cáo sữa giả
Sao việt
12:15:29 15/04/2025
Washington lạc quan đạt thỏa thuận với nhiều nước trong thời gian hoãn áp thuế
Thế giới
12:13:33 15/04/2025
Song Hye Kyo bị 1 nữ diễn viên làm bỏng da
Sao châu á
12:10:04 15/04/2025
Tử vi 3 con giáp may mắn nhất thứ Ba (15/4): Giàu có vang danh, phú quý đủ đường
Trắc nghiệm
12:09:49 15/04/2025
Gợi ý những chiếc áo ống cá tính cho nàng vẻ ngoài đầy mê hoặc
Thời trang
11:56:45 15/04/2025
2 món chua ngọt "gây nghiện": Không dầu mỡ vẫn thơm lừng, ăn tới đâu mê tới đó
Ẩm thực
11:33:22 15/04/2025
Cô gái nổi tiếng khi khoe cốt cách tiểu thư trong căn nhà tồi tàn
Netizen
11:23:35 15/04/2025
Đồng Nai triển khai kích cầu du lịch năm 2025
Du lịch
11:19:25 15/04/2025
Chu Thanh Huyền mở tiệc sang chảnh cho Quang Hải, khoá môi cực ngọt còn khoe được chồng lái xế hộp đưa đi làm
Sao thể thao
11:14:16 15/04/2025
iPhone gập sẽ được trang bị tính năng chưa từng có trên các iPhone trước đây
Đồ 2-tek
11:12:17 15/04/2025