Đại biểu Quốc hội: Gian lận thi cử 2018 là hành vi ăn cướp, vô liêm sỉ
Đại biểu Thái Trường Giang lên án việc gian lận thi cử năm 2018 là hành vi ăn cướp, vô liêm sỉ vì lấy đi cơ hội, tương lai của các thí sinh học thật.
Tại phiên thảo luận về đánh giá kết quả phát triển kinh tế xã hội, ngân sách năm 2018 và kế hoạch năm 2019, quyết toán ngân sách 2017 chiều 30/5, đại biểu Thái Trường Giang (đoàn Cà Mau) đưa ra nhiều tiêu cực của ngành giáo dục.
Liên quan tới các vụ gian lận trong kỳ thi THPT năm 2018, ông Giang cho rằng hành động tiêu cực trong thi cử là giọt nước làm tràn ly, buộc ngành giáo dục phải xem xét và đánh giá hiệu quả thực chất của việc nhập 2 kỳ thi THPT và tuyển sinh đại học vào làm 1. Bộ cũng cần xem lại phương pháp coi thi, phương pháp chấm thi, hạn chế tối đa tiêu cực trong thi cử.
Nếu như trước kia, tiêu cực trong thi cử diễn ra nhỏ lẻ, thì ngày nay hành gian lận có tổ chức, quy mô lớn, tinh vi hơn, diễn ra ở nhiều địa phương, do những người có chức có quyền, có tiền, có thế lực trong và ngoài ngành giáo dục thực hiện.
“Tôi có thể gọi hành động gian lận thi cử năm 2018 là hành vi ăn cướp, vô liêm sỉ vì đã đánh mất cơ hội, cướp mất tương lai của các cháu học thật và thi thật. Hành động gian lận thi cử đang làm băng hoại nền tảng xã hội, nền giáo dục của nước nhà.
Từ những vấn đề nên trên, đại biểu Cà Mau đề nghị chính phủ, Bộ GD-ĐT nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng, trúng thực chất các tồn tại của ngành giáo dục, có các giải pháp mạnh mẽ hơn nữa để cứu vãn nền giáo dục nước nhà”, ông Giang chia sẻ.
Video đang HOT
Đại biểu Thái Trường Giang. (Ảnh: Quochoi.vn)
Theo vị đại biểu, những gì đang diễn ra trong thời gian gần đây khiến xã hội không khỏi lo lắng, đôi khi còn nghi ngờ vai trò quốc sách hàng đầu của giáo dục.
Điều đó được thể hiện ở chất lượng giáo dục không thực chất và bệnh thành tích không giảm mà có chiều hướng gia tăng. Nguyên nhân bởi những giải pháp của ngành giáo dục hiệu quả thấp; ngành không mạnh dạn đối diện với sự thật để làm cho kết quả học tập trở nên thực chất.
Minh chứng rõ ràng nhất là lớp học có tới 43 học sinh nhưng lại có tới 42 học sinh giỏi, duy nhất 1 học sinh khá. “Còn bao nhiêu trường hợp tương tự như vậy, theo tôi là có rất nhiều nếu chúng ta khảo sát. Nền giáo dục bây giờ, tìm được học sinh yếu kém khó như mò kim đấy biển”, ông Giang nói.
Bên cạnh đó, mối quan hệ thầy trò ngày càng lỏng lẻo, đạo đức suy giảm.
Theo đại biểu Thái Trường Giang dù những vụ xảy ra giữa thầy và trò chỉ là hạt sạn, nhưng nó là hồi chuông báo cho chúng ta cần phải suy nghĩ, hành động.
Trước kia thầy cô có thể phạt học sinh quỳ gối, áp mặt vào tường khi vi phạm nội quy hay phạm lỗi. Những hình phạt đó làm cho học sinh ngoan hơn, nên người hơn. Còn hiện nay các thầy cô không dám cư xử với học trò của mình theo đúng nghĩa.
Ông Giang cho rằng để giải quyết vấn đề này, nhà trường và chính phủ, xã hội cần phải phối kết hợp chặt chẽ nhằm củng cố mối quan hệ thầy trò.
Theo VTC
Sao điểm thi thí sinh các tỉnh miền núi lại cao hơn Hà Nội, TP.HCM?
Theo đại biểu Quốc hội (ĐBQH) Nguyễn Lân Hiếu (An Giang), nếu phân tích kết quả kỳ thi thời gian qua không thể không đặt câu hỏi tại sao các tỉnh miền núi điểm thi của thí sinh lại cao hơn của Hà Nội và TP.HCM. Nếu phúc tra cả nước còn phát hiện ra nhiều sai phạm trong kỳ thi vừa qua.
ĐBQH Nguyễn Lân Hiếu (ảnh quochoi.vn).
Sáng nay (30/5), Quốc hội thảo luận tại hội trường về đánh giá kết quả phát triển kinh tế xã hội, ngân sách năm 2018 và kế hoạch năm 2019, quyết toán ngân sách 2017. Các thành viên Chính phủ sẽ giải trình, làm rõ vấn đề đại biểu Quốc hội quan tâm.
Theo Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển, người điều hành nội dung phiên thảo luận, đã có 91 đại biểu Quốc hội đăng ký phát biểu.
Là người phát biểu mở đầu, ĐB Nguyễn Lân Hiếu (An Giang) cho hay, đọc báo cáo của Chính phủ về tình hình kinh tế xã hội năm 2018 và 5 tháng đầu năm 2019, thấy rất mừng vì những con số tăng trưởng, những thành tựu đã đạt được. Theo logic những con số này khi công bố sẽ được toàn bộ xã hội đón nhận một cách hồ hởi. "Vậy nhưng rất nhiều cử tri đã thể hiện sự hồ nghi, nguyên nhân là niềm tin của người dân đã bị lung lay nên những cái tốt, cái tích cực không được tiếp nhận như một cách thông thường nữa", ĐB Hiếu nói.
Theo ông, niềm tin đó bị mất đi bởi những thực tế hàng ngày đang diễn ra xung quanh người dân. "Chúng ta có thể nhiều chính sách vĩ mô tốt để thúc đẩy phát triển kinh tế nhưng những bức xúc hàng ngày của người dân lại không được giải quyết một cách nhanh chóng. Chính vì vậy những cố gắng của cả hệ thống bị một vài bộ phận làm vấy bẩn bức tranh toàn cảnh kinh tế - xã hội Việt Nam", ĐB Nguyễn Lân Hiếu cho biết.
Đề cập tới vấn đề giáo dục, ĐB Nguyễn Lân Hiếu cho biết, cử tri rất bức xúc về vấn đề liên quan đến gian lận thi cử, cử tri mong mỏi và theo dõi Bộ GD-ĐT xử lý nghiêm sai phạm và chỉ ra những thiếu sót trong công tác tổ chức kỳ thi quốc gia những năm vừa qua và người chịu trách nhiệm cụ thể.
"Không thể nói đây là lỗi hoàn toàn của địa phương vì không phải chỉ một mà có nhiều địa phương phát hiện ra gian lận thi cử trong kỳ thi vừa qua. Theo tôi được biết, mỗi năm một lần Bộ GD-ĐT lại thay đổi cách thức thi tốt nghiệp THPT, nhưng càng cải cách kết quả lại càng kém hơn, nhiều tiêu cực phát hiện hơn. Trong 3 năm vừa qua Bộ GĐ-ĐT chưa có tập huấn chỉ đạo các tỉnh về những kẽ hở của khâu chấm thi, không có biện pháp ngăn chặn; phần mềm chấm môn tự luận thì quá lỏng lẻo, bài thi chắc nghiệm thì không rọc phách, dùng bút chì khoanh...", ĐB Hiếu chỉ rõ.
Vẫn theo ĐB Hiếu, Bộ GD-ĐT cũng không đánh giá về kết quả thi hàng năm của các tỉnh, thành phố xem tỷ lệ thế nào. "Nếu phân tích kết quả thì không thể không đặt câu hỏi tại sao các tỉnh miền núi điểm thi của thí sinh lại cao hơn của Hà Nội và TP.HCM. Nếu phúc tra cả nước tôi tin còn phát hiện ra nhiều sai phạm trong kỳ thi vừa qua. Đây là lỗi hệ thống, lỗi quy trình rất cần có người chịu trách nhiệm với nhân dân. Có như vậy trong tương lai những thử nghiệm của Bộ GD-ĐT về các quy trình thi cử nói riêng và trong hệ thống giáo dục nói chung mới đảm bảo tính nghiêm túc, hiệu quả", ĐB Hiếu nhấn mạnh.
Theo Danviet
Sửa điểm thi là việc tày trời, phụ huynh đừng nói không biết "Không thể nói các việc tày trời như thế mà phụ huynh không biết", đại biểu Phạm Tất Thắng nhấn mạnh. Trao đổi với phóng viên bên hành lang Quốc hội tại kỳ họp thứ 7, đại biểu Phạm Tất Thắng - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội cho rằng,...