Đại biểu Quốc Hội Bùi Thị Quỳnh Thơ: Nâng cao tính hiệu quả của tự chủ giáo dục đại học

Theo dõi VGT trên

Là đại biểu Quốc hội khóa XIV (đoàn Hà Tĩnh), đồng thời nhiều năm hoạt động trên cương vị giảng viên (Phó Trưởng khoa Kinh tế – Quản trị kinh doanh Trường ĐH Hà Tĩnh), TS Bùi Thị Quỳnh Thơ cho rằng, Dự thảo sửa đổi, bổ sung Luật Giáo dục Đại học (GDĐH) đã mở rộng hơn phạm vi hoạt động và nâng cao tính hiệu quả của tự chủ GDĐH trên các phương diện: Nhân sự, tài chính và hoạt động đào tạo.

Đại biểu Quốc Hội Bùi Thị Quỳnh Thơ: Nâng cao tính hiệu quả của tự chủ giáo dục đại học - Hình 1

Học phí phải tương xứng với dịch vụ GD

Theo bà, sau 5 năm thực hiện Luật GDĐH, Dự thảo sửa đổi bổ sung Luật lần này có thay đổi gì lớn nhất?

Bộ GD&ĐT đề xuất sửa đổi 36/73 điều của Luật GDĐH năm 2012. Việc sửa luật đã mở rộng hơn phạm vi hoạt động và nâng cao tính hiệu quả của tự chủ GDĐH trên các phương diện: Nhân sự, tài chính và hoạt động đào tạo.

Trong đó, điểm mà người học quan tâm hàng đầu là các trường tự quyết mức học phí. Lần này dự thảo sẽ sửa đổi theo hướng học phí ĐH được xác định theo cơ chế giá dịch vụ GDĐH (Điều 65, Khoản 2: “Cơ sở GDĐH xây dựng và quyết định mức giá dịch vụ đào tạo theo quy định của pháp luật”). Ngoài ra, còn một số điểm thay đổi lớn, có thể kể đến như là: Đầu tư theo cơ chế đặt hàng; Quy định chi tiết và cụ thể chức năng, nhiệm vụ của Hội đồng trường; Văn bằng GDĐH…

Việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật GD đảm bảo phù hợp với đường lối của Đảng và Nhà nước về phát triển giáo dục, phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội trong thời kỳ đổi mới. Đặc biệt, phù hợp với xu hướng và các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế liên quan đến lĩnh vực GD.

Chúng ta đều biết người học rất quan tâm đến việc các trường ĐH được tự quyết học phí. Theo bà, các trường ĐH sẽ cần làm gì để dịch vụ giáo dục tương xứng với mức phí mà người học bỏ ra cho nhà trường?

Việc được xây dựng và quyết định mức học phí sẽ làm cho các trường thực sự tự chủ về mặt tài chính. Điều này làm cho các trường chủ động khai thác nguồn thu, cân đối các khoản thu – chi, phát huy hiệu quả mối quan hệ giữa khả năng cung ứng dịch vụ và nhu cầu người học.

Dù được quyền tự quyết nhưng các trường ĐH không thể đưa ra mức học phí quá cao, không phù hợp với thực tiễn đào tạo và chất lượng của nhà trường. Những trường chưa khẳng định được thương hiệu, nếu đưa ra mức phí quá cao chắc chắn sẽ không có người học. Nhưng cũng sẽ có một số trường đã có bề dày kinh nghiệm trong lĩnh vực đào tạo sẽ có thể nhân cơ hội này đồng loạt tăng các loại giá dịch vụ, điều này sẽ gây khó khăn cho sinh viên cũng như gia đình các em.

Nếu chất lượng dịch vụ GD tương xứng với mức thu học phí thì điều này là đúng. Tuy nhiên nếu như theo kiểu “bình mới rượu cũ”, nghĩa là chất lượng GDĐH vẫn không thay đổi mà giá dịch vụ tăng lên, e rằng sẽ có nhiều em chọn lựa phương án khác chẳng hạn đi du học ở nước ngoài hoặc học nghề.

Sau khi dự thảo luật được ban hành, Chính phủ cần quy định cơ chế giá dịch vụ đào tạo đối với các cơ sở GDĐH công lập; quy định chi tiết về phương pháp, cách tính học phí… để các trường xác định mức thu đúng, thu đủ.

Quan trọng nhất vẫn là chất lượng đào tạo

Không chỉ là giảng viên, bà còn tham gia công tác quản lý trong cơ sở GDĐH; vậy bà đánh giá như thế nào về một số đề xuất thành lập doanh nghiệp trong trường ĐH?

Đại biểu Quốc Hội Bùi Thị Quỳnh Thơ: Nâng cao tính hiệu quả của tự chủ giáo dục đại học - Hình 2

ĐBQH Bùi Thị Quỳnh Thơ

Luật GD của nhiều quốc gia phát triển đã cho phép thành lập doanh nghiệp trong trường ĐH. Chủ yếu doanh nghiệp trong trường ĐH thực hiện chức năng thương mại hóa sản phẩm từ hoạt động nghiên cứu khoa học. Hiện nay, có nhiều nghiên cứu của các nhà khoa học từ các trường ĐH, viện nghiên cứu có các sản phẩm từ hoạt động nghiên cứu có thể bán ra trên thị trường.

Nếu như các nhà trường hay các học viện có các doanh nghiệp trực thuộc thì việc bán các sản phẩm ra thị trường sẽ mang lại hiệu quả cao, có tính hệ thống và dễ thực hiện hơn nhiều. Điều này một mặt gắn hoạt động nghiên cứu khoa học với nhu cầu thực tiễn, mặt khác cũng sẽ tạo ra nguồn thu cho nhà trường, cho đội ngũ cán bộ làm khoa học.

Video đang HOT

Doanh nghiệp, nhà trường và các nhà khoa học sẽ làm việc theo cơ chế hợp đồng trong phân chia lợi nhuận. Với xu thế hội nhập, phát triển và dần dần chuyển sang cơ chế tự chủ cho các trường đại học, việc thành lập các doanh nghiệp trong các trường đại học là hợp lý.

Tuy nhiên, cần xác định rõ phạm vi các sản phẩm được phép thương mại hóa, tránh tình trạng một số trường lạm dụng hay chú trọng việc kinh doanh, tạo nguồn thu không tập trung vào việc đào tạo, nâng cao chất lượng giáo dục.

Đồng nhất bằng chính quy và tại chức: Cần thêm thời gian

“Bản thân tôi cho rằng, không phải cái gì trên thế giới có thì áp dụng vào Việt Nam đều phù hợp, mà cần phải xem xét thực tế của Việt Nam, giáo dục cũng vậy, khi xây dựng chính sách cần có sự nghiên cứu, đánh giá thực tiễn, việc xây dựng chính sách phải bám sát thực tiễn thì chính sách đó mới có hiệu lực và phát huy được tính tích cực của nó”.

ĐBQH Bùi Thị Quỳnh Thơ

Trong Dự thảo sửa đổi, bổ sung Luật GDĐH đang được Bộ GD&ĐT xây dựng, có đề xuất không có sự phân biệt 2 loại bằng tốt nghiệp ĐH chính quy và bằng ĐH tại chức. Nội dung này thu hút rất nhiều ý kiến trong thời gian qua. Cá nhân bà có đánh giá như thế nào?

Tại Khoản 2, Điều 6 về trình độ, hình thức đào tạo của GDĐH, Dự thảo Luật GDĐH sửa đổi quy định: “GDĐH bao gồm giáo dục chính quy và giáo dục thường xuyên. Các hình thức thực hiện chương trình giáo dục thường xuyên để được cấp văn bằng GDĐH gồm: vừa làm vừa học; học từ xa”.

Nhưng tại Khoản 1, Điều 38. Văn bằng GDĐH, lại quy định: “Người học hoàn thành chương trình đào tạo, đạt chuẩn đầu ra của một trình độ đào tạo theo quy định, hoàn thành các nghĩa vụ, trách nhiệm của người học thì được hiệu trưởng cơ sở giáo dục đại học công nhận học vị và cấp bằng ở trình độ đào tạo tương ứng”.

Điều này được hiểu là sẽ không có sự phân biệt 2 loại bằng tốt nghiệp hệ chính quy và không chính quy. Thực tế nhiều nước phát triển không phân biệt các loại văn bằng mà chú trọng vào quản lý để đảm bảo chất lượng. Việc quy định về sự đồng nhất hai loại bằng tốt nghiệp đại học của Bộ GD&ĐT xét về mặt lý thuyết là hợp lý, bởi hai loại hình này chỉ khác nhau phương thức đào tạo, còn chuẩn về chương trình, giáo viên, chuẩn đầu ra là phải giống nhau.

Tuy nhiên, nhìn từ thực tế ở Việt Nam và cũng công tác trong ngành GD gần 20 năm, tôi thấy rằng chất lượng đào tạo giữa hai hệ chính quy và tại chức hoàn toàn khác nhau. Việc lý giải cho vấn đề này là “chúng ta sẽ tăng cường công tác quản lý, hậu kiểm” hay gì đi chăng nữa thì cũng khó có thể thay đổi được thực trạng đối tượng GD hệ không chính quy ở Việt Nam hiện nay.

Nên hiện tại tôi cho rằng việc đồng nhất hai loại bằng tốt nghiệp này của Bộ GD&ĐT là chưa phù hợp với thực tiễn GDĐH Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Trong tương lai có thể 10 năm, 20 năm nữa, khi các đối tượng học không chính quy thay đổi và thể chế khác phát triển đồng bộ, tương thích với nhau thì có sự điều chỉnh lại chắc là cũng chưa muộn.

Xin cảm ơn bà!

Hồ Lài (thực hiện)

Theo giaoducthoidai.vn

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Phúc: Kỳ vọng đổi mới mạnh mẽ từ sửa Luật Giáo dục

Chia sẻ về dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục, Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Phúc - giáo viên Trường THPT Minh Châu, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên - bày tỏ tin tưởng ngành Giáo dục sẽ nhận được sự nỗ lực vào cuộc, giúp đỡ của Quốc hội, Chính phủ, ban ngành đoàn thể, các tổ chức chính trị - xã hội, tạo sức mạnh làm thay đổi cục diện giáo dục Việt Nam.

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Phúc: Kỳ vọng đổi mới mạnh mẽ từ sửa Luật Giáo dục - Hình 1

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Phúc - tỉnh Hưng Yên

Mong mỏi chính sách giáo viên được quan tâm hơn

Bà quan tâm đến những vấn đề nào trong dự thảo Luật Giáo dục sửa đổi Bộ GD&ĐT đã công bố xin ý kiến rộng rãi? Vì sao?

Về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục dự kiến được trình ra Quốc hội lần này đưa ra 3 vấn đề chủ yếu:

Thứ nhất là về hệ thống giáo dục quốc dân; mục tiêu, yêu cầu, nội dung, phương pháp và chương trình giáo dục; văn bằng chứng chỉ.

Thứ hai là về giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên.

Thứ ba là quản lý Nhà nước về giáo dục; đào tạo, bồi dưỡng đối với nhà giáo; chính sách đối với học sinh, sinh viên sư phạm.

Việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục là cần thiết. Sửa đổi, bổ sung Luật giáo dục sẽ góp phần khắc phục những hạn chế, bất cập; tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho việc thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT trong giai đoạn hiện nay.

Dự thảo Luật đã xem xét và sửa đổi, bổ sung một số nội dung liên quan đến nhà giáo (chuẩn trình độ đào tạo của giáo viên tiểu học và chính sách đối với người học (học phí của học sinh, sinh viên sư phạm). Đây là những vấn đề cơ bản, là những điều kiện đảm bảo nâng cao chất lượng giáo dục.

Bà suy nghĩ sao khi 2 nội dung vốn rất được các nhà giáo và học sinh quan tâm là chính sách lương nhà giáo và miễn học phí cho học sinh THCS đã đưa ra khỏi dự thảo Luật?

Đối với vấn đề lương của nhà giáo, Nghị quyết 29-NQ/TW đã xác định: Lương của nhà giáo được ưu tiên xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp và có thêm phụ cấp tùy theo tính chất công việc, theo vùng.

Hiện nay, Ban Chỉ đạo cải cách chính sách tiền lương đang nghiên cứu xây dựng Đề án cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong các doanh nghiệp để trình Trung ương.

Tôi rất tiếc vì trong dự thảo Luật đã không quy định cụ thể điều này mà lương sẽ do Chính phủ quy định cụ thể. Nếu chính sách tiền lương của nhà giáo được đưa vào luật và được cụ thể hóa thì sẽ khẳng định được vai trò, tầm quan trọng và sự yên tâm công tác của đội ngũ nhà giáo. Tôi mong mỏi trong Đề án cải cách chính sách tiền lương Chính phủ thực sự quan tâm và trong hệ thống thang bảng lương thì lương của nhà giáo được xếp cao nhất.

Đối với chính sách miễn học phí cho học sinh THCS: Hiện nay, chính sách miễn học phí cho học sinh mới chỉ thực hiện ở cấp tiểu học, các cấp còn lại chưa được thực hiện. Nếu so sánh với các nước có nền kinh tế và giáo dục mạnh trên thế giới thì chính sách miễn học phí của chúng ta còn chậm bắt kịp với xu thế vì họ thực hiện phổ cập giáo dục và miễn học phí đến hết cấp THPT.

Tôi rất muốn có chính sách miễn học phí cho tất cả các cấp từ mầm non đến THPT. Đặc biệt, nước ta đang phổ cập giáo dục đến hết cấp THCS, việc thực hiện chính sách miễn học phí cho cấp THCS sẽ tạo điều kiện tốt nhất cho học sinh các vùng miền tích cực học tập.

Thu hút người giỏi bằng miễn học phí không còn nhiều tác dụng

Dự thảo Luật Giáo dục sửa đổi điều chỉnh chính sách miễn học phí sang hình thức tín dụng. Theo bà, điều này liệu có tác động đến đầu vào các trường sư phạm hiện nay?

Chính sách không thu học phí đối với học sinh, sinh viên sư phạm đã thực hiện được 20 năm (từ Luật giáo dục năm 1998; Luật giáo dục năm 2012; và các văn bản hướng dẫn, mới đây nhất là quy định tại Nghị định số 86/2015/NĐ-CP ngày 02/10/2015 của Chính phủ), đây cũng là chính sách ưu tiên của Đảng và Nhà nước thể hiện quan điểm "Giáo dục là quốc sách hàng đầu".

Thực tế cũng chứng minh, trong giai đoạn khó khăn về kinh tế trước đây, chính sách trên đã thu hút rất nhiều, học sinh giỏi vào các trường sư phạm. Nhiều gia đình khó khăn, nhờ chính sách trên mà con em họ được đến trường, bớt đi phần gánh nặng cho gia đình, xã hội và sau đó trở thành những giáo viên giỏi, có nhiều cống hiến cho giáo dục.

Nhưng hiện nay, cùng với sự thay đổi của đời sống kinh tế xã hội, việc đáp ứng được học phí cho con đi học không còn là nỗi lo lắng của nhiều gia đình, việc thu hút học sinh giỏi bằng hình thức miễn học phí đã không còn nhiều tác dụng.

Mặt khác, những chi tiết cập nhật về vấn đề tài chính và các vấn đề khác có liên quan của các trường sư phạm như: kinh phí cấp bù, trượt giá, mô hình tự chủ bị va đập với chính sách vẫn chưa được xử lý một cách rốt ráo và thấu đáo. Nếu xét theo cơ chế cạnh tranh, các trường đại học nói chung và các trường sư phạm nói riêng sẽ phải cạnh tranh về mức học phí trong tương quan với chất lượng đào tạo để thu hút sinh viên.

Nhu cầu của thị trường lao động đã có sự thay đổi, số sinh viên sư phạm trên cả nước ra trường chưa có việc làm hoặc làm không đúng ngành sư phạm còn nhiều, có tình trạng đi làm trái ngành, nghề gây lãng phí nguồn ngân sách rất lớn và mất đi mục tiêu ban đầu của chính sách.

Vì vậy, học sinh, sinh viên sư phạm cũng cần đóng học phí như học sinh, sinh viên các ngành học khác. Tuy nhiên, để thu hút và tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh, sinh viên sư phạm, dự thảo Luật quy định về tín dụng sư phạm và quy định sau khi tốt nghiệp, nếu công tác trong ngành Giáo dục đủ thời gian theo quy định sẽ không phải trả khoản vay tín dụng sư phạm, đồng thời giao Chính phủ quy định cụ thể chế độ tín dụng sư phạm và chính sách bồi hoàn kinh phí đối với học sinh, sinh viên sư phạm.

Chính sách tín dụng sư phạm này sẽ có tác dụng thúc đẩy nhất định khi có một số lượng sinh viên đăng ký đầu vào ngành sư phạm và tạo được sự công khai, minh bạch, bình đẳng trong việc thu và sử dụng học phí sư phạm so với các ngành học khác.

Tuy nhiên việc quy định tín dụng sư phạm không phải là mấu chốt giải quyết vấn đề thu hút những học sinh giỏi vào các trường sư phạm cũng như thu hút nhân lực có tiềm năng trở thành nhà giáo. Việc sinh viên sư phạm ra trường khó kiếm việc làm, lương thấp, áp lực công việc cao cộng với những đãi ngộ và vị thế của giáo viên không còn được đánh giá đúng mức mới là một rào cản rất lớn.

Để giải quyết vấn đề đầu vào cần nhiều biện pháp trong đó có quy định tín dụng sư phạm và đội ngũ chuyên gia dự báo, hoạch định cho tuyển dụng một cách chính xác, đảm bảo tỷ lệ sinh viên sư phạm có việc làm cao, có chế độ đãi ngộ và môi trường làm việc tốt.

"Thanh lọc" chất lượng đào tạo sư phạm

Liên quan đến đào tạo sư phạm, Quy chế tuyển sinh đại học hệ chính quy, tuyển sinh cao đẳng nhóm ngành đào tạo giáo viên hệ chính quy năm nay không quy định ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào, trừ trường đào tạo sư phạm. Bà đánh giá như thế nào về điểm mới này?

Quy chế tuyển sinh đại học hệ chính quy, tuyển sinh cao đẳng nhóm ngành đào tạo giáo viên hệ chính quy năm nay có điểm mới là không quy định ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào, trừ trường đào tạo sư phạm. Tôi rất ủng hộ quan điểm này của Bộ GD&ĐT bởi vì:

Quy định này sẽ tạo sự chủ động, cạnh tranh cho các trường tuyển sinh. Để tuyển được sinh viên khá, giỏi buộc các trường phải tự nâng cao chất lượng đào tạo, tạo thương hiệu để đầu vào tốt hơn.

Quy định học sinh có học lực khá giỏi mới được tuyển vào hệ thống các trường sư phạm sẽ loại bỏ được sự đào tạo tràn lan. Các trường có chất lượng đào tạo thấp, không chính quy tự khắc sẽ không tuyển sinh được sinh viên. Đây là phương án rất tốt để thanh lọc chất lượng đào tạo và quy hoạch lại mạng lưới sư phạm hiện nay.

Thực tế là những năm trước đây, ngành sư phạm đã khó khăn trong tuyển học sinh giỏi. Việc quy định ngưỡng đầu vào có là khả thi?

Để thực hiện điểm mới này các trường sư phạm sẽ gặp phải nhiều khó khăn trong công tác tuyển sinh đào tạo và lượng sinh viên sư phạm tạm thời sẽ bị thu hẹp lại, lượng giảng viên của nhiều trường sẽ dư thừa. Nhưng xét về cục diện chung, điều đó sẽ nâng tầm được giá trị, uy tín và chất lượng của sinh viên ngành sư phạm. Trong chiến lược phát triển bền vững, lâu dài ngành sẽ đào tạo được đội ngũ nhà giáo có năng lực và trình độ cao đáp ứng được nhu cầu xã hội.

Xin cảm ơn bà!

Là Đại biểu Quốc hội, nhưng trước hết là một nhà giáo, bà kỳ vọng gì vào lần sửa Luật này?

Với cương vị là người Đại biểu nhân dân và là người công tác trong ngành Giáo dục tôi kỳ vọng rất nhiều vào lần sửa luật này. Khi Luật giáo dục sửa đổi được ban hành sẽ là căn cứ pháp lý để ngành GD-ĐT tiếp tục triển khai đổi mới theo Nghị quyết 29- NQ/TW (04/11/2013) hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành trung ương khóa XI và Nghị quyết 88/2014/QH13 về đổi mới chương trình SGK giáo dục phổ thông.

Luật Giáo dục cũng đã được soạn thảo, lấy ý kiến rộng rãi và trình Ủy ban thường vụ Quốc Hội và dự kiến sắp tới sẽ trình ra Quốc hội. Toàn ngành Giáo dục nhận được sự quan tâm của toàn xã hội và đang rất tích cực trong công cuộc đổi mới này.

Tôi tin tưởng ngành Giáo dục nhận được sự nỗ lực vào cuộc và giúp đỡ của Quốc hội, ban ngành đoàn thể các cấp của Chính phủ, các tổ chức chính trị- xã hội sẽ tạo ra một sức mạnh làm thay đổi cục diện của nền giáo dục Việt Nam, sẽ đào tạo ra thế hệ học sinh phát triển toàn diện đáp ứng được nhu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao cho xã hội. Sự thay đổi này sẽ tạo ra không khí phấn khởi trong nhà giáo, nâng tầm vị thế của nhà giáo, thu hút được nhân tài phục vụ cho sự nghiệp giáo dục nước nhà.

Nguyễn Nhung (Thực hiện)

Theo giaoducthoidai.vn

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Nóng: Chính thức bắt giữ, dẫn độ nam diễn viên lừa bán hàng trăm đồng nghiệp sang biên giới Thái Lan - MyanmarNóng: Chính thức bắt giữ, dẫn độ nam diễn viên lừa bán hàng trăm đồng nghiệp sang biên giới Thái Lan - Myanmar
12:27:17 27/01/2025
Xuất hiện thông tin 1 cặp đôi nổi tiếng đã có con nhưng chưa cưới đang làm thủ tục ly hônXuất hiện thông tin 1 cặp đôi nổi tiếng đã có con nhưng chưa cưới đang làm thủ tục ly hôn
12:12:29 27/01/2025
Xót xa cảnh Chu Thanh Huyền bị ốm nhập viện, Quang Hải một mình chăm vợ, giặt giũ ngày giáp tếtXót xa cảnh Chu Thanh Huyền bị ốm nhập viện, Quang Hải một mình chăm vợ, giặt giũ ngày giáp tết
12:35:21 27/01/2025
Hội cầu thủ nổi tiếng đón tết: Xuân Son "nhập gia tuỳ tục" hát karaoke tưng bừng, Văn Lâm cùng vợ bầu decor nhà cửaHội cầu thủ nổi tiếng đón tết: Xuân Son "nhập gia tuỳ tục" hát karaoke tưng bừng, Văn Lâm cùng vợ bầu decor nhà cửa
12:33:38 27/01/2025
Hà Nội: Thông tin chính thức về sự cố rơi drone gây cháy tại lễ tổng duyệt ở Mỹ ĐìnhHà Nội: Thông tin chính thức về sự cố rơi drone gây cháy tại lễ tổng duyệt ở Mỹ Đình
12:07:26 27/01/2025
Khách Tây thắc mắc sao không dùng dao cắt bánh chưng, sau đó được trải nghiệm ngay cảm giác "diệu kỳ" khi cắt bằng lạtKhách Tây thắc mắc sao không dùng dao cắt bánh chưng, sau đó được trải nghiệm ngay cảm giác "diệu kỳ" khi cắt bằng lạt
12:09:20 27/01/2025
1 Anh Trai Say Hi khoe vợ bụng bầu vượt mặt, visual em bé tương lai hứa hẹn cực đỉnh1 Anh Trai Say Hi khoe vợ bụng bầu vượt mặt, visual em bé tương lai hứa hẹn cực đỉnh
15:25:38 27/01/2025
Bắt đối tượng giả danh Giám đốc Công an tỉnh Hậu Giang lừa gần 1 tỷ đồngBắt đối tượng giả danh Giám đốc Công an tỉnh Hậu Giang lừa gần 1 tỷ đồng
11:23:46 27/01/2025

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Bí ẩn Vbiz 2024: Cặp đôi vướng tin đã có con, đăng ký kết hôn nhưng ngoài mặt như "người dưng"?

Bí ẩn Vbiz 2024: Cặp đôi vướng tin đã có con, đăng ký kết hôn nhưng ngoài mặt như "người dưng"?

Sao việt

16:50:30 27/01/2025
Chỉ còn ít ngày nữa là đến Tết nguyên đán 2025, thế nhưng, showbiz Việt cũng còn 101 bí ẩn xảy ra trong năm vừa qua mà netizen chưa tìm được lời giải.
4 loại cây trồng trước cửa đón lộc, 3 cây trồng sau nhà trấn giữ của cải, gia chủ chẳng lo thiếu tiền

4 loại cây trồng trước cửa đón lộc, 3 cây trồng sau nhà trấn giữ của cải, gia chủ chẳng lo thiếu tiền

Trắc nghiệm

16:33:37 27/01/2025
Để thu hút tài lộc và bảo vệ của cải, việc chọn đúng loại cây trồng trước và sau nhà đóng vai trò quan trọng trong phong thủy.
Mẹo trang điểm mắt nhanh và đẹp

Mẹo trang điểm mắt nhanh và đẹp

Làm đẹp

16:05:02 27/01/2025
Trước khi trang điểm cần vệ sinh da mặt sạch rồi sử dụng các bước dưỡng da như xịt khoáng, kem dưỡng ẩm để giữ làn da mịn màng, không bị khô mốc khi trang điểm.
Xuân Son cùng vợ con diện áo dài đón Tết, một chi tiết hết sức đáng yêu gần gũi

Xuân Son cùng vợ con diện áo dài đón Tết, một chi tiết hết sức đáng yêu gần gũi

Sao thể thao

16:04:52 27/01/2025
Năm nay, Xuân Son đã có quốc tịch Việt Nam và cũng được yêu mến hơn nhất nhiều sau khi có màn ra mắt đầy ấn tượng cùng đội tuyển Việt Nam tại AFF Cup 2024.
Quần jeans bóng rộng rãi và hiện đại, món đồ mới 'siêu ngầu'

Quần jeans bóng rộng rãi và hiện đại, món đồ mới 'siêu ngầu'

Thời trang

15:53:11 27/01/2025
Ngôi sao gốc Latinh đã diện bộ trang phục leo núi, khoe một chiếc quần jeans bóng kết hợp với bốt chiến đấu bằng da lộn và áo len cao cổ màu trung tính, hoàn chỉnh với một chiếc mũ cao bồi phù hợp.
Khởi đầu đáng thất vọng của Jennie?

Khởi đầu đáng thất vọng của Jennie?

Nhạc quốc tế

15:17:36 27/01/2025
Jennie vừa tung loạt thông tin quan trọng chuẩn bị cho màn ra mắt album đầu tay RUBY khiến fan nhạc phấn khích không yên.
Ô tô tông liên hoàn 3 phương tiện ở Hà Nội, 4 người bị thương

Ô tô tông liên hoàn 3 phương tiện ở Hà Nội, 4 người bị thương

Tin nổi bật

15:11:37 27/01/2025
Tại hiện trường, nam tài xế cầm lái xe ô tô gây tai nạn cho biết do bản thân buồn ngủ nên không làm chủ được tay lái. Thời điểm đâm vào xe máy do quá hoảng hốt nên đạp nhầm chân ga thay vì chân phanh.
Đường đua phim Tết 2025: Trấn Thành tiếp tục thống trị hay sẽ có bất ngờ?

Đường đua phim Tết 2025: Trấn Thành tiếp tục thống trị hay sẽ có bất ngờ?

Hậu trường phim

15:11:36 27/01/2025
Trấn Thành trở lại đường đua phim Tết 2025 với Bộ tứ báo thủ , nhưng liệu anh có tiếp tục thống trị phòng vé như những năm trước khi có nhiều đối thủ cạnh tranh?
Sao Hàn 27/1: Song Hye Kyo đáp trả về 'bộ ba nữ thần', không nhắc Son Ye Jin

Sao Hàn 27/1: Song Hye Kyo đáp trả về 'bộ ba nữ thần', không nhắc Son Ye Jin

Sao châu á

15:08:40 27/01/2025
Song Hye Kyo vừa có những chia sẻ về bộ ba mỹ nhân đình đám Tae-Hye-Ji, tuy nhiên việc cô không hề nhắc đến Son Ye Jin đã làm dấy lên nhiều tranh cãi.
Ăn gì để bổ mắt, thực phẩm giàu vitamin ngăn ngừa lão hóa mắt

Ăn gì để bổ mắt, thực phẩm giàu vitamin ngăn ngừa lão hóa mắt

Sức khỏe

15:05:21 27/01/2025
Lutein và zeaxanthin thường được tìm thấy trong các loại rau lá xanh, ngoài ra còn có ở trứng, ngô và nho đỏ. Carotenoid được hấp thụ tốt hơn khi ăn kèm với chất béo, vì vậy bạn nên thêm một ít bơ hoặc dầu khi ăn cùng những thực phẩm tr...
Mỹ nhân Việt khoe nhà đón Tết: Cơ ngơi của con dâu "Vua hàng hiệu" hay biệt thự 1000m2 của Thanh Hằng hoành tráng hơn?

Mỹ nhân Việt khoe nhà đón Tết: Cơ ngơi của con dâu "Vua hàng hiệu" hay biệt thự 1000m2 của Thanh Hằng hoành tráng hơn?

Netizen

15:04:45 27/01/2025
Mới đây, siêu mẫu Thanh Hằng đã đăng tải loạt hình cô và ông xã mặc áo dài, chụp ảnh trong nhà riêng đã được trang trí để đón Tết.