Đại biểu Quách Thế Tản: Lĩnh vực giáo dục khó khăn là không tránh khỏi
Nhận xét về kết quả lấy phiếu tín nhiệm, Đại biểu Quốc hội Quách Thế Tản (đoàn Hòa Bình) cho rằng: Trong nhiệm kỳ này, việc lấy phiếu tín nhiệm được làm thận trọng, chặt chẽ, kết quả lấy phiếu tín nhiệm khách quan và phản ánh đúng thực tế.
Đại biểu Quốc hội Quách Thế Tản. Ảnh: Quochoi.vn
Tuy nhiên, phải nói rằng một số ngành rất nhạy cảm với đời sống xã hội như Giáo dục thì chắc chắn việc đánh giá cũng cần cân nhắc thêm.
Việc có nhiều phiếu tín nhiệm thấp có nhiều nguyên nhân, trong đó các yếu tố khách quan nhiều. Giáo dục là lĩnh vực nhạy cảm, liên quan tới số đông người dân nên khó khăn là không thể tránh khỏi.
Video đang HOT
Đại biểu Quách Thế Tản nhận định: Thời gian qua, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có nhiều cố gắng, nhất là trong chỉ đạo ngành, tham mưu với lãnh đạo đảng, nhà nước và chủ trương đổi mới giáo dục.
Bên cạnh những phiếu tín nhiệm thấp thì số phiếu tín nhiệm cao dành cho Bộ trưởng cũng khá cao. Tôi tin, sau lần lấy phiếu tín nhiệm này, các bộ trưởng nói chung và Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo nói riêng sẽ cố gắng hơn nữa, tiếp tục phát huy những kết quả đã đạt được, khắc phục những tồn tại, hạn chế, có những giải pháp mạnh mẽ hơn trong phát triển giáo dục và đào tạo.
Thực tế, thời gian qua, ngành Giáo dục cũng đã có nhiều thành tích, được quốc tế công nhận, những đổi mới của ngành cũng đang đi theo chiều hướng tốt.
Nhiều vấn đề của giáo dục không chỉ ngành có thể làm được mà cần sự vào cuộc của các bộ, ngành, địa phương. Như vấn đề biên chế giáo viên phải do Bộ Nội vụ. Biên chế phải đủ để đảm bảo cho việc dạy và học ở các cấp, đặc biệt cho thực hiện đổi mới chương trình giáo dục phổ thông sắp tới. Bộ Nội vụ cũng như chính quyền địa phương phải cùng ngành Giáo dục chăm lo việc này.
“Hay như giáo dục thường xuyên, bản thân ngành phải nỗ lực nhưng chính quyền địa phương và các cấp, ngành khác cũng phải đầu tư, chăm lo cho cơ sở giáo dục. Đấy là trách nhiệm chung để làm cho giáo dục phát triển” – Đại biểu Quách Thế Tản chia sẻ.
Hiếu Nguyễn – Minh Phong
Theo giaoducthoidai
Tỷ lệ học sinh dân tộc thiểu số đi học THPT chỉ đạt hơn 41%
Tỷ lệ biết đọc, biết viết của người dân tộc thiểu số (DTTS) chỉ đạt 79,2% trong khi cả nước là 94,7%. Tỷ lệ học sinh DTTS đi học THPT chỉ đạt 41,8%.
Hiện nay, giáo dục và đào tạo vùng dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS, MN) nổi lên một số vấn đề đáng quan tâm, đó là tỷ lệ biết đọc, biết viết của người DTTS chỉ đạt 79,2% trong khi cả nước là 94,7%.
Tỷ lệ học sinh DTTS đi học trung học cơ sở đạt 83,9%, trung học phổ thông chỉ đạt 41,8%.
Tỷ lệ học sinh dân tộc thiểu số đi học THPT chỉ đạt hơn 41% (ảnh minh họa)
Thông tin trên được Chủ tịch Hội đồng Dân tộc (HĐDT) của Quốc hội Hà Ngọc Chiến công bố vào sáng 23/10, tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIV khi trình bày Báo cáo thẩm tra đánh giá 3 năm thực hiện các chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng DTTS, MN giai đoạn 2016 - 2018.
Báo cáo cũng chỉ ra rõ một số dân tộc có tỷ lệ đi học THPT và tỷ lệ biết chữ phổ thông thấp. Mạng lưới trường lớp, điều kiện cơ sở vật chất, thiết bị dạy học nhiều nơi chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục.
Các chương trình, dự án hỗ trợ, đầu tư cơ sở hạ tầng giáo dục vùng DTTS, MN còn gặp nhiều khó khăn về nguồn lực, kéo dài qua nhiều giai đoạn nhưng vẫn chưa hoàn thành.
Theo HĐDT, Bộ GD-ĐT cần tham mưu cho Chính phủ đánh giá, phân tích một cách đầy đủ, sâu sắc hơn thực trạng giáo dục vùng DTTS, MN để có cách nhìn toàn diện, sát thực làm cơ sở cho những đề xuất giải pháp chính sách nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trong giai đoạn tới./.
Theo vov
Gian nan đến trường mùa nước lũ Thơi điêm giữa tháng 10 năm nay, nươc lu dâng cao đa phu trăng cac canh đông ơ cac huyên vung Đông Thap Mươi cua tinh Long An. Nhiêu tuyên đương cung bi ngâp lut, khiên cho hanh trinh tim kiêm "con chư" cua cac em hoc sinh vung lu thêm khó khăn, vất vả. Người dân di chuyển trên Quốc lộ 1A...