Đại biểu Lưu Bình Nhưỡng: Các trường đại học phải tự chủ bằng chính năng lực của mình
Đó là chia sẻ của Đại biểu Quốc hội Lưu Bình Nhưỡng – Ủy viên Thường trực Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội khi nghiên cứu dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học.
Ảnh minh họa/internet
Theo Đại biểu, rất cần đổi mới mạnh mẽ cơ chế quản lý giáo dục đại học. Từ lâu chúng ta đã thực hiện quản lý tưởng chặt chẽ nhưng rất lỏng. Chặt ở chỗ, làm mất đi quyền tự chủ của các cơ sở giáo dục đại học. Làm cho người ta hoàn toàn bị lệ thuộc vào cấp trên (bộ chủ quản).
Thậm chí chúng ta đã có quyết định của Thủ tướng về hệ thống giáo dục đại học nhưng vẫn bị phân tán, chỗ thì Bộ GD&ĐT quản lý, chỗ thì các bộ khác quản lý. Nó dẫn đến những cát cứ trong giáo dục đại học. Quyền tự chủ của các trường bị hạn chế, khiến họ mất đi tính chủ động, sáng tạo.
Đại biểu Quốc hội Lưu Bình Nhưỡng: Luật hóa vấn đề tự chủ đại học là cần thiết
Từ thực tế khách quan, Đại biểu Lưu Bình Nhưỡng cho rằng, chúng ta phải tạo ra khung thống nhất, các trường phải tự chủ bằng chính năng lực của họ. Trước hết họ phải tự thiết kế được hệ thống cán bộ của họ.
Video đang HOT
Họ phải tự chọn cán bộ, giảng viên và nếu họ không chọn được những người giỏi, người tốt thì họ sẽ thất bại. Nói cách khác đó chính là tự chủ về nhân sự. Ngoài ra, họ phải được tự chủ về tuyển sinh, tự chủ về tài chính và ban hành các quy chế quản lý nội bộ.
Riêng về Hội đồng trường, Đại biểu Nhưỡng đề xuất: Hội đồng trường phải thực sự có quyền quyết định, chứ không phải lập ra rồi để đó. Cần thiết quy định cứng về các thành phần hội đồng trường và phải đáp ứng tiêu chuẩn theo quy định. Tức là phải có quy định chặt chẽ.
Vì thế, lần này chúng ta luật hóa vấn đề tự chủ đại học là cần thiết. Từ đó các trường có cơ sở pháp lý để triển khai, thực hiện và đi đến phát triển.
Minh Phong (ghi)
Theo giaoducthoidai.vn
GS.VS Phạm Minh Hạc: Sửa Luật Giáo dục đề cập đến nhiều vấn đề thiết yếu
Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Giáo dục đã đề cập đến nhiều vấn đề thiết yếu. Nếu chúng ta luật hóa được bao nhiều thì hay bấy nhiêu. Giáo dục của chúng ta đang theo con được đó nhằm đảm bảo quyền lợi cho cho mọi người dân.
Đề xuất miễn học phí THCS được nhân dân hoan nghênh. Ảnh/ Minh Phong
Đó là chia sẻ của GS.VS Phạm Minh Hạc - nguyên Bộ trưởng Bộ Giáo dục. GS Phạm Minh Hạc nhấn mạnh, tăng lương cho giáo viên là cần thiết, là điều hết sức quan trọng và được các thầy, cô mong đợi.
Thực tế, hiện nay thu nhập của giáo viên rất thấp và không có trợ cấp gì. Vì vậy, Quốc hội, Chính phủ nên xem xét tất cả những vấn đề liên quan đến thu nhập thì mới có thể đảm bảo được đời sống của nhà giáo.
Chính vì thu nhập thấp, nên giáo viên phải bươn trải để tăng thu nhập bằng nhiều công việc và nhiều cách khác nhau, trong đó có cả dạy thêm. Thu nhập thấp và đầu ra không ổn định là hai trong nhiều nguyên nhân dẫn đến học sinh giỏi "thờ ơ" với ngành sư phạm.
Ở các nước trên thế giới, giáo viên rất được trọng thị và có chế độ đãi ngộ phù hợp. Thu nhập của họ hoàn toàn có thể đảm bảo được cuộc sống, chẳng hạn như Mỹ, và một số nước châu Âu; ở các nước, này giáo dục của họ phát triển.
Tại Việt Nam, Đảng, Nhà nước đã từng khẳng định: Giáo dục là Quốc sách hàng đầu. Nghị quyết 29-NQ/TW cũng xác định: Lương của nhà giáo được ưu tiên xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp và có thêm phụ cấp tùy theo tính chất công việc, theo vùng. Tuy nhiên, phải thẳng thắn nhìn nhận rằng, cho đến nay chúng ta vẫn chưa thực hiện được bao nhiêu.
"Thiết nghĩ nếu chúng ta kết hợp giữa tăng thu nhập cho giáo viên và đảm bảo được đầu ra ổn định cho sinh viên sư phạm thì ngành sư phạm sẽ có cơ hội để phát triển, thu hút được nhân tài" - GS.VS Phạm Minh Hạc nêu vấn đề.
GS.VS Phạm Minh Hạc: Chúng ta đang từng bước thực hiện nhà nước pháp quyền, từ việc nhỏ đến việc lớn đều phải thực hiện theo luật, trong đó có giáo dục
Cũng theo GS.VS Phạm Minh Hạc, Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đề xuất nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên tiểu học, giáo viên THCS, giảng viên giảng dạy trình độ đại học và giảng viên giảng dạy, hướng dẫn luận văn thạc sĩ. Việc này nhiều nước đã thực hiện từ lâu và chúng ta nâng trình độ giáo viên như trong dự thảo Luật là bước đi tất yếu. Chúng ta phải thực hiện chất lượng giáo dục mũi nhọn.
Đề cập đến phổ cập giáo dục bậc THCS, GS Phạm Minh Hạc chia sẻ: Theo kinh nghiệm của thế giới, phổ cập đi theo bắt buộc. Bắt buộc kèm theo miễn phí. 3 khái niệm này thường đi cùng nhau. Chúng ta tuyên bố phổ cập Phổ thông cơ sở sau năm 2010, nhưng học sinh vẫn phải đóng học phí.
Trong dự thảo Luật có đề cập, sau năm 2020, học sinh THCS sẽ được miễn phí học phí, đề xuất này được nhân dân hoan nghênh. Bởi đó là quyền lợi của các em, của các gia đình. Đất nước phát triển, mọi người dân đều mong muốn con em mình được phát triển cả nhân cách và trí tuệ.
"Chúng ta đang từng bước thực hiện nhà nước pháp quyền, từ việc nhỏ đến việc lớn đều phải thực hiện theo luật, trong đó có giáo dục. Vì thế, tất cả những vấn đề nêu trên nếu chúng ta ghi được vào trong luật thì rất hoan nghênh.
Việt Nam là nhà nước pháp quyền phát triển theo luật. Luật hóa được bao nhiêu thì hay bấy nhiêu. Đáng mừng là giáo dục của chúng ta đang theo con được đó, nhằm đảm bảo quyền lợi cho các em đi học. Khi đã luật hóa rồi thì các địa phương phải thực hiện theo đúng luật định" - GS.VS Phạm Minh Hạc nhấn mạnh.
Minh Phong (ghi)
Theo giaoducthoidai.vn
Tuyển sinh ĐH-CĐ năm 2018: Loạn xét tuyển tổ hợp môn Theo quy chế tuyển sinh của Bộ GD-ĐT về xét tuyển kết quả thi THPT quốc gia và xét tuyển bằng điểm học bạ THPT, các trường được sử dụng tối đa 4 tổ hợp cho mỗi ngành. Quy định này tạo sự mềm dẻo hơn để các trường tuyển sinh cũng như tạo điều kiện tối đa cho thí sinh. Thí sinh...