Đài Australia ngừng phát chương trình của Trung Quốc
Đài SBS của Australia thông báo sẽ ngừng phát sóng các bản tin của hai kênh Trung Quốc sau khi “nhận được khiếu nại về nhân quyền”.
“Do quan ngại sâu sắc và tính phức tạp của các tài liệu liên quan, chúng tôi quyết định dừng phát sóng các bản tin của hãng thông tấn nước ngoài CGTN và CCTV trong lúc đánh giá về các dịch vụ này”, SBS cho biết trong thông cáo ngày 5/3.
Phát ngôn viên của SBS cho biết đài truyền hình này sẽ dừng chiếu các chương trình của hai kênh Trung Quốc từ 6/3 và đang xem xét đơn khiếu nại của tổ chức nhân quyền Safeguard Defenders, được gửi sau khi cơ quan quản lý truyền thông của Anh thu hồi giấy phép của CGTN vì sai phạm trong sở hữu giấy phép.
Trụ sở của CCTV tại thủ đô Bắc kinh, Trung Quốc. Ảnh: Reuters .
Bộ Ngoại giao Trung Quốc ra thông cáo, gọi việc SBS dừng chiếu chương trình của CGTN và CCTV là “cuộc đàn áp chính trị kinh điển”, đồng thời kêu gọi “các bên liên quan gạt thành kiến ý thức hệ sang một bên”.
Video đang HOT
“Trung Quốc sẽ thực hiện mọi biện pháp cần thiết để kiên quyết bảo vệ các quyền cùng lợi ích hợp pháp của truyền thông Trung Quốc”, thông cáo cho biết và khẳng định CGTN “đề cao các nguyên tắc đưa tin công bằng, chính xác”.
Thư của Safeguard Defenders gửi cho SBS cáo buộc CCTV phát “lời thú tội khi bị ép cung” của khoảng 56 người năm 2013-2020. “Các chương trình phát sóng liên quan đến việc dẫn lại, dựng và phát sóng những lời thú tội giả dối khi bị ép cung của các tù nhân”, SBS dẫn lại thư của Safeguard Defenders.
SBS là đài truyền hình dịch vụ công cung cấp các chương trình tin tức và giải trí với nhiều ngôn ngữ qua sóng truyền hình hoặc phát thanh, tập trung vào vấn đề đa văn hóa. Bản tin tiếng Anh 15 phút của CGTN và chương trình tiếng Quan Thoại 30 phút của CCTV là một phần trong chương trình phát sóng của SBS.
Trung Quốc ‘cấm cửa’ kênh truyền hình Anh Anh cấm sóng kênh truyền hình nhà nước Trung Quốc
Trung Quốc nói trinh sát hạm Mỹ hoạt động gần Hoàng Sa
Viện nghiên cứu Trung Quốc cho biết trinh sát hạm Impeccable của hải quân Mỹ hoạt động quanh quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam trong nhiều ngày.
Tổ chức Sáng Kiến Theo dõi Tình hình Chiến lược Biển Đông (SCSPI), đặt trụ sở tại thủ đô Bắc Kinh của Trung Quốc, ngày 26/2 cho biết trinh sát hạm USNS Impeccable hoạt động gần quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam từ ngày 23/2, song không rõ điểm đến của con tàu.
"Các vị trí theo dõi thường xuyên như vậy không bình thường với một tàu trinh sát trong khu vực Biển Đông", SCSPI đăng trên Twitter. Nhóm nghiên cứu này cũng cho hay một trinh sát cơ RC-135U của không quân Mỹ ngày 27/2 bay qua khu vực phía nam đảo Đài Loan.
Bộ Quốc phòng Mỹ chưa bình luận về thông tin này.
Trinh sát hạm USNS Impeccable của Mỹ đậu tại cảng Subic, Philippines, tháng 2/2018. Ảnh: Flickr/davids_world_2011 .
Cùng ngày, truyền thông Trung Quốc đưa tin Bộ Tư lệnh Chiến khu phía Nam của quân đội nước này tổ chức diễn tập bắn đạn thật để đối phó với các cuộc tấn công bằng tên lửa ở "vùng biển xa". Địa điểm và thời gian cuộc diễn tập không được công bố.
Cuộc diễn tập có sự tham gia của khu trục hạm Ngân Xuyên, hộ vệ hạm Hành Dương, tàu đổ bộ Ngũ Chỉ Sơn và tàu hậu cần Tra Can Hồ. Bộ Tư lệnh Chiến khu phía Nam của Trung Quốc phụ trách các hoạt động ở khu vực Biển Đông và phía nam đảo Đài Loan.
Hải quân Mỹ gần đây điều tàu tới Biển Đông thực hiện các hoạt động tuần tra tự do hàng hải thường xuyên hơn, nhằm thách thức những tuyên bố chủ quyền phi lý của Trung Quốc.
Giới quan sát nhận định hoạt động của các tàu chiến Mỹ ở Biển Đông cho thấy chính quyền Tổng thống Joe Biden sẽ không thu hẹp quy mô hoạt động thách thức yêu sách của Trung Quốc tại Biển Đông, sau những chiến dịch tuần tra tự do hàng hải được tăng cường dưới thời chính quyền Donald Trump.
Khi được hỏi về về việc chiến hạm Mỹ áp sát quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam trong tháng 2, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng ngày 25/2 cho biết "Việt Nam mong muốn các nước tiếp tục đóng góp tích cực vào việc duy trì hòa bình, ổn định trên cơ sở luật pháp quốc tế tại khu vực Biển Đông".
Bà Hằng nhấn mạnh việc duy trì hòa bình, ổn định, trật tự, an ninh, an toàn, tự do hàng hải và hàng không, thượng tôn pháp luật, tôn trọng chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của các quốc gia ven Biển Đông, phù hợp với Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982 là mục tiêu, lợi ích, trách nhiệm và nguyện vọng chung của tất cả các quốc gia và cộng đồng quốc tế.
Impeccable là con tàu duy nhất thuộc lớp tàu trinh sát cùng tên, được hải quân Mỹ biên chế tháng 3/2001. Impeccable mang theo mảng sonar tần số thấp chủ động và thụ động SURTASS, có khả năng phát hiện và theo dõi các mối đe dọa dưới nước như tàu ngầm, song không được vũ trang.
Tháng 3/2009, 5 tàu Trung Quốc áp sát Impeccable khi trinh sát hạm Mỹ hoạt động ở khu vực phía nam đảo Hải Nam, buộc Tổng thống Mỹ khi đó là Barack Obama lệnh điều khu trục hạm USS Chung-Hoon tới bảo vệ Impeccable. Vụ đối đầu này đã làm dấy lên một cuộc tranh cãi ngoại giao giữa Mỹ và Trung Quốc.
Trung Quốc thả công dân Nhật bị cáo buộc làm gián điệp Trung Quốc đã thả công dân Nhật bị bắt giữ vào năm 2018 với nghi vấn hoạt động gián điệp tại Quảng Châu. Tổng lãnh sự quán Nhật Bản tại Quảng Châu ngày 22/2 thông báo người đàn ông đã được Trung Quốc trả tự do và sẽ sớm về nước. Người không được tiết lộ danh tính này bị kết án vào...