Đại án Xuyên Việt Oil: ‘Đồng hồ Patek Philippe chết máy nên bán được gần 23.000 USD’
Liên quan đồng hồ Patek Philippe nhận từ cựu Giám đốc kiêm Chủ tịch HĐTV Công ty Xuyên Việt Oil Mai Thị Hồng Hạnh, cựu Phó vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước, Bộ Công thương khai đó là quà sinh nhật; song đồng hồ bị chết máy nhiều lần nên bị cáo đã mang đi bán, được gần 23.000 USD.
Chiều 20.11, TAND TP.HCM tiếp tục xét xử sơ thẩm vụ án sai phạm trong việc quản lý Quỹ bình ổn giá và thuế bảo vệ môi trường xăng dầu, gây thất thoát ngân sách hơn 1.463 tỉ đồng xảy ra tại Công ty TNHH thương mại – vận tải – du lịch Xuyên Việt Oil (gọi tắt Công ty Xuyên Việt Oil) và một số đơn vị liên quan, trong đó có bị cáo Lê Đức Thọ, cựu Thứ trưởng Bộ Công thương Đỗ Thắng Hải…
Bị cáo Mai Thị Hồng Hạnh (cựu Giám đốc kiêm Chủ tịch HĐTV Công ty Xuyên Việt Oil). ẢNH: NHẬT THỊNH
Lúc 15 giờ, được HĐXX xét hỏi liên quan hành vi đưa hối lộ, bị cáo Mai Thị Hồng Hạnh (cựu Giám đốc kiêm Chủ tịch HĐTV Công ty Xuyên Việt Oil) khai, thông qua kinh doanh xăng dầu, bị cáo quen biết anh Bộ nên hỏi quy trình và được anh Bộ chỉ cho bị cáo gặp bị cáo Nguyễn Lộc An (cựu Phó vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước, Bộ Công thương) để hỏi về thủ tục kinh doanh xăng dầu.
“Bị cáo gặp Nguyễn Lộc An đầu tiên là hồi tháng 3.2016, bị cáo đưa tiền cho bị cáo An tổng 3 – 4 lần, đưa tiền Việt và 1 đồng hồ Patek Philippe. Những lần đó, đều do bị cáo trực tiếp đưa cho Nguyễn Lộc An; còn đồng hồ thì bị cáo tặng ông Lộc An nhân dịp sinh nhật, đồng hồ có giá trị 23.000 USD, tổng cả tiền và đồng hồ là 921 triệu đồng”, bị cáo Hạnh khai.
Trả lời câu hỏi của chủ tọa về việc Công ty Xuyên Việt Oil được bị cáo Nguyễn Lộc An hỗ trợ như thế nào. Bị cáo Hạnh cho biết, bị cáo Nguyễn Lộc An đã tư vấn các tiêu chí, hướng dẫn các bước, quy trình mà Bộ Công thương yêu cầu, “anh ấy hướng dẫn bị cáo rất nhiệt tình”.
“Bị cáo nhận 350 triệu nhưng khai nhầm thành 400 triệu”
Được HĐXX gọi lên xét hỏi, bị cáo Nguyễn Lộc An trình bày, được Mai Thị Hồng Hạnh đưa tổng cộng 350 triệu làm 3 lần khác nhau. Song, bị cáo An nói trong tường trình tại cơ quan điều tra, bị cáo viết nhầm thành nhận tiền làm 4 lần, chỗ này bị cáo sai sót.
“Một lần, bị cáo được anh Trịnh Bá Bộ gọi, rồi dẫn Mai Thị Hồng Hạnh đến khách sạn Victory ở Q.3, TP.HCM, lúc này anh Bộ nhờ tôi tư vấn giúp cho Hạnh. Khi anh Bộ đi ra ngoài, bị cáo Hạnh đưa cho tôi một phong bì nói lần đầu gặp anh có chút tiền, mua quà cho cháu. Tôi nghĩ mình tư vấn thì người ta có chút quà chứ không nghĩ gì cả, đó là một xấp tiền mặt 50 triệu đồng”, cựu Phó vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước, Bộ Công thương khai.
Trình bày thêm, bị cáo An nói, khi nhận hồ sơ từ Công ty Xuyên Việt Oil thấy không đủ điều kiện nên bị cáo đã có công văn trả lời, đồng thời trao đổi lại với bị cáo Hạnh về việc hồ sơ phải đủ điều kiện mới làm được.
Video đang HOT
“Lần thứ 2, tôi hỏi Hạnh đã nhận được công văn chưa, Hạnh nói đã nhận được công văn kiểm tra thực tế, sau đó Hạnh qua gặp, biếu tôi 100 triệu đồng. Lần thứ 3 khi tôi đi kiểm tra, bị cáo Hạnh lại đưa cho tôi 200 triệu đồng. Tổng số tiền tôi nhận được từ bị cáo Mai Thị Hồng Hạnh là 350 triệu đồng. Tuy nhiên, trong bản tường trình, tôi đã khai nhận 400 triệu đồng, nhưng mà thôi, tôi bồi thường đầy đủ và mong được HĐXX cho hưởng khoan hồng”, bị cáo Nguyễn Lộc An nói.
Liên quan đồng hồ Patek Philippe nhận từ bị cáo Mai Thị Hồng Hạnh, bị cáo An khai hôm đó là sinh nhật ông, bị cáo Hạnh gọi điện nói có chút quà, anh có vào TP.HCM nhận được không? Sau một thời gian, khi tôi vào TP.HCM, Hạnh nói tôi qua uống rượu rồi nói “sinh nhật anh em tặng anh cái đồng hồ”.
“Tôi nói thật, đồng hồ bị chết máy nhiều lần nên tôi hỏi Hạnh có bán đi được không, sau đó tôi bán đi được 23.000 USD”, bị cáo Nguyễn Lộc An nói và cho biết thời điểm bị cáo Hạnh nộp hồ sơ thì hồ sơ của doanh nghiệp Hạnh lúc đó khá đầy đủ. Bị cáo Hạnh cũng làm rất tốt Quỹ bình ổn giá, môi trường nên xin HĐXX xem xét giảm nhẹ cho Hạnh.
Bị cáo Nguyễn Lộc An (cựu Phó vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước, Bộ Công thương). ẢNH: NHẬT THỊNH
Theo cáo trạng, tháng 8.2016, Công ty Xuyên Việt Oil được Bộ Công thương cấp giấy phép kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu, qua đó trở thành thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu.
Do Công ty Xuyên Việt Oil không đủ điều kiện nên bà Hạnh đã đặt vấn đề với bị cáo Nguyễn Lộc An tại một khách sạn tại Q.3 và được ông này ra giá chi phí cho việc cấp phép là khoảng 5 – 7 tỉ đồng, đồng thời yêu cầu Hạnh phải hợp thức hóa các điều kiện cấp phép còn thiếu và nộp hồ sơ đề nghị cấp phép vào bộ phận một cửa của Bộ Công thương để An xử lý.
Cơ quan điều tra xác định, mặc dù không kiểm tra đầy đủ các đại lý bán lẻ, cầu cảng, kho tiếp nhận xăng dầu mà Công ty Xuyên Việt Oil kê khai trong hồ sơ đề nghị cấp phép, nhưng An vẫn ký biên bản xác nhận có nội dung “đủ điều kiện”, sau đó ký công văn trình Thứ trưởng Bộ Công thương Đỗ Thắng Hải.
Từ đề xuất của An, ngày 22.8.2016, ông Hải ký ban hành giấy phép kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu cho Công ty Xuyên Việt Oil trong vòng 5 năm.
Quá trình để được cấp phép, bà Hạnh đã đưa hối lộ cho ông An 4 lần, tổng 921 triệu đồng, trong đó có 400 triệu đồng tiền mặt, một đồng hồ Patek Philippe.
Điều bất ngờ trong lý lịch tư pháp của cựu Thứ trưởng Bộ Công thương Đỗ Thắng Hải
Trong vụ án xảy ra tại Công ty Xuyên Việt Oil do bị can Mai Thị Hồng Hạnh làm Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc, Viện KSND tối cao truy tố bị can Đỗ Thắng Hải (cựu Thứ trưởng Bộ Công thương) về tội "Nhận hối lộ".
Thật bất ngờ khi "soi" lý lịch tư pháp của bị can Đỗ Thắng Hải thì thấy, bị can này bị phạt 3 năm tù cho hưởng án treo, thời gian thử thách là 4 năm về tội "Đầu cơ".
Liên quan đến vụ án này, cấp dưới của bị can Đỗ Thắng Hải là bị can Nguyễn Lộc An (cựu Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước, Bộ Công thương) cũng bị truy tố về tội "Nhận hối lộ". Trước đó, bị can Nguyễn Lộc An cũng đã có một tiền án 3 năm tù cho hưởng án treo về tội "Trốn thuế".
Trong vụ án xảy ra tại Công ty Xuyên Việt Oil, bị can Đỗ Thắng Hải và bị can Nguyễn Lộc An bị cáo buộc đã giúp Công ty Xuyên Việt Oil được cấp giấy phép kinh doanh xăng dầu. Đổi lại, bị can Mai Thị Hồng Hạnh đã chi tiền hối lộ cho nhiều người đương chức ở Bộ Công thương, trong đó có bị can Đỗ Thắng Hải nhận hối lộ 50.000 USD và bị can Nguyễn Lộc An nhận hối lộ 400 triệu đồng cùng một đồng hồ Petak Philippe trị giá 23.000 USD.
Trước đó, năm 1988, bị can Đỗ Thắng Hải bị TAND TP Hà Nội tuyên phạt 3 năm tù cho hưởng treo, thời gian thử thách 4 năm về tội "Đầu cơ" theo Điều 165 BLHS năm 1985, hiện đã được xóa án tích.
Bị can Đỗ Thắng Hải, cựu Thứ trưởng Bộ Công thương.
Đối với bị can Nguyễn Lộc An, năm 2002 đã bị TAND tỉnh Lạng Sơn tuyên phạt phạt 3 năm tù cho hưởng án treo về tội "Trốn thuế". Bản án phúc thẩm sau đó giữ nguyên hình phạt này, hiện bị can Nguyễn Lộc An cũng đã được xóa án tích.
Theo cáo trạng, trong vụ án Xuyên Việt Oil, tháng 3/2016, tại khách sạn Victory (Quận 3, TP Hồ Chí Minh), Mai Thị Hồng Hạnh đề nghị Nguyễn Lộc An giúp Công ty Xuyên Việt Oil được cấp giấy phép kinh doanh xăng dầu.
Khi đó, An đồng ý nhưng thông báo phải chi tiền theo "mặt bằng chung" từ 5 đến 7 tỷ đồng, đồng thời An yêu cầu Hạnh phải hợp thức hóa các điều kiện còn thiếu trước khi nộp hồ sơ đề nghị cấp phép vào bộ phận một cửa của Bộ Công thương. Lần này, An nhận từ Hạnh 50 triệu đồng.
Từ hướng dẫn của An, Hạnh liên hệ một số doanh nghiệp và đặt vấn đề hợp tác, ký kết để hợp thức hóa điều kiện số lượng đại lý bán lẻ xăng dầu.
Tháng 5/2016, tại Nhà khách Bộ Công thương (Quận 1, TP Hồ Chí Minh), An gặp Hạnh và nhận 100 triệu đồng. Một tháng sau, Công ty Xuyên Việt Oil có đơn gửi Bộ Công thương đề nghị xin cấp Giấy phép kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu, kèm theo các tài liệu chứng minh.
Bị can Nguyễn Lộc An, cựu Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công thương).
Giữa tháng 8/2016, An dẫn đầu đoàn kiểm tra của Bộ Công thương đến làm việc tại trụ sở Công ty Xuyên Việt Oil để kiểm tra thực tế. Dù không kiểm tra đầy đủ các đại lý bán lẻ, cầu cảng, kho tiếp nhận xăng dầu..., nhưng An vẫn ký biên bản với nội dung: Công ty Xuyên Việt Oil đáp ứng đủ các điều kiện. Sau đó, An được Hạnh đưa 250 triệu đồng.
Dựa trên đề nghị của An, Đỗ Thắng Hải, khi đó là Thứ trưởng Bộ Công thương đã ký giấy phép cho Xuyên Việt Oil, thời hạn từ năm 2016 đến năm 2021. Cuối tháng 7/2017, nhân dịp An công tác tại TP Hồ Chí Minh, lấy lý do chúc mừng sinh nhật muộn, Hạnh mời An đến nhà ăn tối và tặng một đồng Patek Philippe. An khai, đã bán chiếc đồng hồ này với giá 23.000 USD.
Năm 2021, khi giấy phép kinh doanh xăng dầu của Công ty Xuyên Việt Oil hết hạn, Hạnh tiếp tục có hành vi tác động, đưa hối lộ cho nhóm lãnh đạo, cán bộ Bộ Công thương để được cấp lại.
Trong số những người nhận hối lộ ở Bộ Công thương có Đỗ Thắng Hải, Trần Duy Đông (khi đó là Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước) và Hoàng Anh Tuấn (khi đó là Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước).
Tháng 6/2021, giấy phép của Công ty Xuyên Việt Oil chuẩn bị hết hạn nhưng không đủ điều kiện để được cấp lại nên Hạnh chỉ đạo bị can Nguyễn Văn Thắng (Phó Giám đốc Chi nhánh Hà Nội Công ty Xuyên Việt Oil) liên hệ, hối lộ cho cán bộ, lãnh đạo Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công thương) để được tạo điều kiện cấp lại giấy phép.
Đồng thời, Hạnh nhờ Đỗ Thắng Hải giúp đỡ và được giới thiệu gặp Hoàng Anh Tuấn. Tuấn báo cáo lại việc này cho Trần Duy Đông và hai người thống nhất tạo điều kiện cho Công ty Xuyên Việt Oil theo chỉ đạo của Đỗ Thắng Hải.
Ngày 17/6/2021, Hạnh đưa 10.000 USD cho Thắng để tặng số tiền này cho Tuấn. Tuy nhiên khi gặp nhau, Thắng chỉ đưa 5.000 USD, còn lại 5.000 USD được chuyển vào quỹ Công ty Xuyên Việt Oil, Chi nhánh Hà Nội.
Một tuần sau, Thắng nộp hồ sơ của Công ty Xuyên Việt Oil nhưng sau đó, Tuấn ký thông báo về việc chưa chấp thuận cấp lại giấy phép cho Công ty Xuyên Việt Oil vì chưa đáp ứng điều kiện về cầu cảng chuyên dụng, kho tiếp nhận xăng dầu và hệ thống phân phối xăng dầu theo quy định.
Vì thế, Hạnh liên lạc lại với Tuấn để nhờ giúp đỡ và được tư vấn, hướng dẫn hoàn thiện thủ tục. Công ty Xuyên Việt Oil sau đó mua thêm doanh nghiệp khác để đủ số lượng về đại lý bán lẻ theo điều kiện cấp phép rồi nộp lại hồ sơ.
Đồng thời, Hạnh mua 300.000 USD rồi đưa cho Thắng để đi hối lộ nhằm giúp hồ sơ được thông qua.
Thắng lại giữ 50.000 USD, chỉ mang 250.000 USD tới phòng làm việc của Đông và nói: "Chị Hạnh có quà gửi anh". Sau khi Thắng ra về, Đông và Tuấn chia nhau số tiền này.
Tháng 11/2021, Bộ Công thương có đoàn kiểm tra do Tuấn làm trưởng đoàn đi kiểm tra điều kiện cấp phép lại cho Công ty Xuyên Việt Oil. Lần này, Hạnh chỉ đạo đưa hối lộ cho Tuấn 10.000 USD.
Do vậy, Công ty Xuyên Việt Oil được xác nhận đạt tiêu chuẩn rồi được cấp giấy phép kinh doanh đến năm 2026. Sau đó, Hạnh gặp Đỗ Thắng Hải để "cảm ơn" 50.000 USD.
Từ vụ án Xuyên Việt Oil: Sơ hở trong quản lý Quỹ bình ổn giá xăng dầu cần sớm khắc phục Trong vụ án xảy ra tại Công ty Xuyên Việt Oil và các đơn vị liên quan, bị can Mai Thị Hồng Hạnh (Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc Công ty Xuyên Việt Oil) bị Viện KSND tối cao truy tố về hai tội danh "Đưa hối lộ" và "Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây...