Vụ Xuyên Việt Oil: 22 lần đưa hối lộ theo ‘danh sách đen’ của nữ đại gia
Cáo buộc cho rằng, bà Mai Thị Hồng Hạnh (Giám đốc kiêm Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty TNHH Thương mại Vận tải và Du lịch Xuyên Việt Oil) đã đưa hối lộ 22 lần, tổng số hơn 31 tỷ đồng.
Như VietNamNet đã đưa, VKSND Tối cao vừa hoàn tất cáo trạng truy tố 15 bị can vụ Xuyên Việt Oil.
Theo cáo buộc, để Công ty Xuyên Việt Oil được Bộ Công Thương cấp Giấy phép kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu vào các năm 2016, 2021, bỏ qua lỗi vi phạm trong quá trình kiểm tra và giám sát Quỹ Bình ổn giá, được ưu đãi mua hàng và thực hiện hợp đồng mua bán xăng dầu, được Cục thuế TPHCM chậm ban hành quyết định cưỡng chế tiề.n nợ thuế và xin phê duyệt hạn mức tín dụng cho Công ty Xuyên Việt Oil tại Vietinbank, bà Hạnh đã thực hiện hành vi phạm tội.
Cụ thể, từ năm 2016- 2022, Giám đốc kiêm Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty Xuyên Việt Oil Mai Thị Hồng Hạnh đã đưa hối lộ 22 lần, tổng số hơn 31 tỷ đồng cho các bị can Nguyễn Lộc An (nguyên Vụ Phó Vụ Thị trường trong nước, Bộ Công Thương), Đỗ Thắng Hải (cựu Thứ trưởng Bộ Công Thương), Trần Duy Đông (nguyên Vụ Trưởng Vụ Thị trường trong nước, Bộ Công Thương), Hoàng Anh Tuấn (nguyên Vụ Phó Vụ Thị trường trong nước, Bộ Công Thương), Phan Kiến Anh (nguyên Giám đốc Chi nhánh phân phối sản phẩm Lọc dầu Nghi Sơn), Đặng Công Khôi (nguyên Cục Phó Cục Quản lý giá, Bộ Tài chính), Lê Duy Minh (nguyên Giám đốc Sở Tài chính TP HCM, nguyên Cục trưởng Cục Thuế TP HCM) và Lê Đức Thọ (cựu Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre).
Sau khi trở thành thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu, bà Mai Thị Hồng Hạnh, Nguyễn Thị Như Phương (Phó Giám đốc Công ty TNHH Thương mại Vận tải và Du lịch Xuyên Việt Oil) đã vi phạm quy định về trích lập, quản lý và sử dụng Quỹ Bình ổn giá xăng dầu, gây thất thoát hơn 219 tỷ đồng.
Bị can Mai Thị Hồng Hạnh (trái) và Nguyễn Thị Như Phương (phải). Ảnh: CACC
Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty Xuyên Việt Oil Mai Thị Hồng Hạnh bị cáo buộc đã vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tiề.n thuế bảo vệ môi trường, gây thất thoát hơn 1.244 tỷ đồng.
Riêng ông Lê Đức Thọ bị cáo buộc đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi 3 lần số tiề.n hơn 22 tỷ đồng.
Video đang HOT
VKSND Tối cao đưa ra danh sách nhận hối lộ trong vụ Xuyên Việt Oil:
Bị can Lê Đức Thọ nhận hối lộ 2 lần, tổng số hơn 13 tỷ đồng.
Bị can Lê Hoàng Anh Tuấn nhận hối lộ 3 lần, tổng số hơn 5,9 tỷ đồng. Trong đó, đồng phạm với ông Trần Duy Đông nhận hối lộ hơn 5,6 tỷ đồng và trực tiếp nhận hối lộ 2 lần số tiề.n hơn 399 triệu đồng.
Bị can Trần Duy Đông đồng phạm với bị can Hoàng Anh Tuấn nhận hối lộ hơn 5,6 tỷ đồng.
Bị can Lê Duy Minh nhận hối lộ 5 lần, tổng số hơn 4,8 tỷ đồng.
Bị can Phan Kiến Anh nhận hối lộ 6 lần, tổng số hơn 3,2 tỷ đồng.
Bị can Đỗ Thắng Hải nhận hối lộ hơn 1,1 tỷ đồng.
Bị can Nguyễn Lộc An nhận hối lộ 4 lần, tổng số hơn 921 triệu đồng.
Bị can Đặng Công Khôi nhận hối lộ hơn 459 triệu đồng.
Vụ án Xuyên Việt Oil: Nữ giám đốc chịu chi và khoản biển thủ kếch xù
Mai Thị Hồng Hạnh, nữ giám đốc của Công ty TNHH thương mại vận tải và du lịch Xuyên Việt Oil (viết tắt là Xuyên Việt Oil) sẵn sàng chi hàng chục tỉ đồng mua đồng hồ, xe sang tặng quà quan chức để được cấp giấy phép kinh doanh xuất, nhập khẩu xăng dầu.
Sau khi được cấp phép làm thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu được Nhà nước giao thu hộ tiề.n quỹ BOG và quản lý, sử dụng tiề.n quỹ BOG tại Công ty Xuyên Việt Oil, Mai Thị Hồng Hạnh đã biển thủ trên 1.400 tỉ đồng.
Cục An ninh điều tra Bộ Công an vừa chuyển kết luận điều tra vụ án xảy ra tại Công ty TNHH Thương mại vận tải và du lịch Xuyên Việt Oil (viết tắt là Xuyên Việt Oil) sang Viện KSND cùng cấp và đề nghị truy tố 15 bị can ở 4 nhóm tội: Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí; Đưa hối lộ; Nhận hối lộ và lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi. Đây là vụ án tham nhũng, kinh tế, chức vụ liên quan đến lĩnh vực an ninh năng lượng, an ninh tài chính... xảy ra từ Trung ương đến địa phương, có tính chất đặc biệt nghiêm trọng, gây thất thoát tài sản Nhà nước đặc biệt lớn..
Mai Thị Hồng Hạnh và Nguyễn Thị Như Phương
Thâu tóm đầu mối kinh doanh xăng dầu
Kết luận điều tra xác định, năm 2015, Mai Thị Hồng Hạnh mua lại một doanh nghiệp và đổi tên thành Công ty TNHH Thương mại vận tải và du lịch Xuyên Việt Oil. Ngành nghề kinh doanh chính là buôn bán xăng dầu và các sản phẩm có liên quan. Năm 2015, công ty của Hạnh có vốn điều lệ là 50 tỉ đồng, đến năm 2021 tăng lên 3.000 tỉ đồng. Hạnh là đại diện theo pháp luật và là giám đốc kiêm chủ tịch công ty, nắm giữ 98% vốn góp, có toàn quyền quyết định, định đoạt tài sản, tài chính và hoạt động kinh doanh. Đến năm 2023, Công ty Xuyên Việt Oil có 16 chi nhánh, 6 cửa hàng kinh doanh xăng dầu và 9 công ty liên quan do Hạnh thành lập hoặc mua lại.
Tháng 3/2016, bà Hạnh được giới thiệu gặp và làm quen với Nguyễn Lộc An, đang làm Vụ phó Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công thương) phụ trách mảng cấp giấy phép. Do có nhu cầu làm đầu mối kinh doanh xăng dầu mà Xuyên Việt Oil còn thiếu một số điều kiện nên Hạnh đã đề nghị ông An giúp đỡ cấp giấy phép kinh doanh xuất - nhập khẩu xăng dầu. Sau đó, Hạnh thường xuyên gặp ông An để được hướng dẫn làm các thủ tục, hoàn thiện điều kiện để nộp hồ sơ xin cấp giấy phép. Tháng 8/2016, ông An làm trưởng đoàn kiểm tra đến Xuyên Việt Oil kiểm tra thực tế điều kiện cấp giấy phép kinh doanh xăng dầu. Tại đây, dù không kiểm tra đầy đủ nhưng ông An vẫn ký biên bản xác nhận có nội dung sai lệch thể hiện Xuyên Việt Oil đủ điều kiện được cấp giấy phép. Trên cơ sở đề xuất của ông An, ông Đỗ Thắng Hải, cựu Thứ trưởng Bộ Công thương, đã ký ban hành giấy phép cho Xuyên Việt Oil, có giá trị đến ngày 22/8/2021.
Đến tháng 6/2021, giấy phép kinh doanh của Xuyên Việt Oil sắp hết hạn, bà Hạnh biết công ty mình không đủ điều kiện nên chỉ đạo cấp dưới liên hệ, kết nối, hối lộ để được tạo điều kiện cấp lại giấy phép. Cũng tương tự lần cấp giấy phép trước, thời điểm này ông Hoàng Anh Tuấn, làm Vụ phó Vụ Thị trường trong nước, đã lập đoàn kiểm tra Xuyên Việt Oil và tiếp tục phớt lờ các thiếu sót, sai phạm tại doanh nghiệp này rồi đề xuất để ông Hải ký ban hành giấy phép.
Sau khi được cấp phép làm thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu được Nhà nước giao thu hộ tiề.n Quỹ bình ổn xăng dầu (BOG) và nhiệm vụ thu hộ, chuyển nộp tiề.n thuế bảo vệ môi trường vào ngân sách Nhà nước, Hạnh không thực hiện các quy định của pháp luật về trích lập quỹ BOG theo thông báo điều hành kinh doanh xăng dầu của Bộ Công thương. Hạnh bàn bạc, chỉ đạo Nguyễn Thị Như Phương (cựu phó giám đốc phụ trách tài chính) thực hiện chuyển tiề.n từ tài khoản Công ty Xuyên Việt Oil vào tài khoản cá nhân của Hạnh.
Để đối phó với hoạt động thanh tra, kiểm tra, theo dõi, giám sát của các cơ quan quản lý (Bộ Tài chính, Bộ Công thương), Mai Thị Hồng Hạnh đã chỉ đạo nhân viên kế toán lập 81 báo cáo tình hình trích lập, sử dụng quỹ BOG theo định kỳ hàng tháng và gửi đến Bộ Công thương, Bộ Tài chính để báo cáo số dư quỹ BOG. Trong đó báo cáo số dư đầu kỳ, số dư cuối kỳ... đúng với số tiề.n phải trích lập theo doanh thu bán hàng. Tuy nhiên số dư thực tế trong báo cáo không đúng với số dư phát sinh có trong tài khoản quỹ BOG tại thời điểm lập báo cáo. Tháng 5/2023, Xuyên Việt Oil gửi Vụ Thị trường trong nước, Bộ Công thương báo cáo số dư quỹ là 219 tỷ đồng, nhưng thực tế 3 tài khoản của quỹ BOG chỉ có hơn 2 triệu đồng.
Theo kết luận điều tra, Mai Thị Hồng Hạnh, cựu Giám đốc kiêm Chủ tịch HĐTV Xuyên Việt Oil, đã gây thất thoát 1.463 tỷ đồng tài sản Nhà nước. Bộ Công thương sau đó đã quyết định thu hồi giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu xăng dầu của Xuyên Việt Oil.
Trụ sở Xuyên Việt Oil trên đường Lý Chính Thắng, Thành phố Hồ Chí Minh
Tặng quà cho quan chức để mua... giấy phép
Để che giấu sai phạm và "qua mắt" các đợt thanh tra cũng như kiểm tra, trong thời gian dài, Mai Thị Hồng Hạnh và đồng phạm đã đưa hối lộ thành công tổng cộng 1,265 triệu USD (tương đương trên 29 tỷ đồng) cho 8 cá nhân (trong đó có 6 cựu quan chức, cán bộ thuộc Bộ Công thương). Những lần đưa hối lộ này nhằm mục đích để Công ty được cấp phép là đầu mối nhập khẩu xăng dầu.
Ở lần cấp phép thứ nhất vào tháng 3/2016, Hạnh nhờ Nguyễn Lộc An, (Bộ Công thương) phụ trách mảng cấp giấy phép. Ở các lần gặp gỡ, Hạnh đều đưa hối lộ cho An số tiề.n lên tới hàng trăm triệu đồng. Sau khi được cấp giấy, ngày 29/7/2017, nhân dịp ông An vào TP. Hồ Chí Minh công tác, muốn trả công cho ông An, Hạnh đã tặng ông An 1 đồng hồ Patek Philippe, ông An khai sau đó bán chiếc đồng hồ này được 23.000 USD.
Tháng 6/2021, giấy phép kinh doanh xăng dầu của Xuyên Việt Oil chuẩn bị hết hạn nhưng không đủ điều kiện để được cấp lại. Trước tình hình này, Mai Thị Hồng Hạnh, giám đốc kiêm Chủ tịch HĐTV Công ty Thương mại vận tải và du lịch Xuyên Việt Oil, chỉ đạo Nguyễn Văn Thắng, Phó giám đốc chi nhánh Hà Nội Xuyên Việt Oil, liên hệ, hối lộ cho cán bộ, lãnh đạo Vụ Thị trường trong nước và Bộ Công thương để "nhờ giúp đỡ, tạo điều kiện cấp lại". Cơ quan điều tra cho rằng để xin cấp lại giấy phép kinh doanh xăng dầu cho Xuyên Việt Oil, Mai Thị Hồng Hạnh đã đưa hối lộ tổng cộng 365.000 USD cho lãnh đạo Vụ Thị trường trong nước và Bộ Công thương. Trong đó, Hạnh trực đã tiếp và chỉ đạo cấp dưới đưa hối lộ cho ông Đỗ Thắng Hải, cựu Thứ trưởng Bộ Công thương 50.000 USD, ông Tuấn 145.000 USD và ông Trần Duy Đông (cựu Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước) 120.000 USD.
Ngoài ra, ông Đặng Công Khôi, cựu Cục phó Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính), dù biết rõ các sai phạm trong việc quản lý Quỹ BOG tại Xuyên Việt Oil song do được bà Hạnh chi tiề.n hối lộ 20.000 USD nên ông đã "làm ngơ", dẫn đến gây thất thoát tài sản củ
Nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước, Bộ Công thương nhận hối lộ 1 đồng hồ Patek Philippe Do Công ty Xuyên Việt Oil không đủ điều kiện để được cấp giấy phép nên Mai Thị Hồng Hạnh, Chủ tịch kiêm Giám đốc Công ty Xuyên Việt Oil đã đưa hối lộ cho Nguyễn Lộc An, nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (TTTN), Bộ Công thương 400 triệu đồng và 1 đồng hồ Patek Philippe. Trong vụ án...