Đại án tại VNCB: Sau 10 năm, tài sản của Thiên Thanh tăng 20 lần
Từ một công ty TNHH hai thành viên với vốn điều lệ 50 tỷ đồng, sau 10 năm Thiên Thanh đã có số vốn hàng ngàn tỷ đồng. Đây được xem là cơ sở để Phạm Công Danh nhảy vào lĩnh vực ngân hàng và dẫn đến hậu quả như ngày hôm nay.
Trong phần thẩm vấn tại tòa sáng 9.8, chủ tọa phiên tòa và một số luật sư đã đặt một số câu hỏi liên quan đến tài sản của Phạm Công Danh và của Tập đoàn Thiên Thanh.
Dẫn giải bị cáo Danh sau khi kết thúc phiên tòa sáng 9.8.
Trong phần này, bà Quách Kim Chi – vợ Phạm Công Danh, thành viên HĐQT – cho biết, năm 2000 Công ty TNHH Thiên Thanh được thành lập với hình thức là công ty TNHH hai thành viên, với vốn điều lệ 50 tỷ đồng. Đến năm 2010, công ty trên chuyển thành tập đoàn với vốn điều lệ là 1.000 tỷ đồng, lĩnh vực hoạt động chủ yếu là vật liệu xây dựng, bất động sản. Bà Chi sở hữu 20% cổ phần Thiên Thanh với số tiền 200 tỷ đồng, còn lại 80% cổ phần là của Phạm Công Danh.
Nhưng, 1.000 tỷ đồng của Thiên Thanh gồm những gì, có gì chứng minh 200 tỷ là tài sản của mình không thì bà Chi không nắm được, vì cho rằng tất cả do Phạm Công Danh quyết định, sắp xếp mọi việc.
Trả lời HĐXX, bị cáo Danh cho rằng không nhớ rõ bởi đây là công ty gia đình, có lúc đưa tiền mặt vào, có lúc đưa tài sản vào. Bị cáo Danh đề nghị HĐXX cho gặp luật sư để làm rõ về 80% cổ phần của mình trong Tập đoàn Thiên Thanh để báo cáo cụ thể và được HĐXX đồng ý.
Trong khi đó, liên quan đến việc dùng tài sản còn lại để khắc phục hậu quả vụ án, bị cáo Danh cho biết, tài sản được hình thành từ bị cáo và vợ, tài sản nào của bà Chi sẽ do bà định đoạt. Nhưng, bị cáo Danh khẳng định việc làm của bị cáo hoàn toàn không liên quan đến vợ mình. “Vợ tôi ngoài cuộc, trách nhiệm việc làm của tôi đúng hay sai đều do tôi làm. Vợ tôi không liên quan đến việc làm của tôi, bà không biết điều này”, bị cáo Danh nói.
Video đang HOT
Riêng về phần tài sản, bị cáo Danh cho biết, tài sản của bị cáo đều bị Cơ quan điều tra kê biên hết. Còn tài sản của vợ thì bị cáo không thể can thiệp, và do vợ bị cáo quyết định.
Về điều này, bà Chi cho biết, với các khoản vay do chồng bà thực hiện, với tư cách là người vợ, bà sẽ dùng tài sản chung để giải quyết các hợp đồng tín dụng. Còn phần tài sản riêng của bà, bà bảo lưu ý kiến xin giữ lại.
Trước đó, trong phiên tòa ngày 4.8, bà Chi yêu cầu HĐXX cho phép giải tỏa kê biên, lấy các tài sản chung ra để trả nợ cho các ngân hàng. “Những tài sản của cá nhân vợ chồng tôi đang cầm tại các ngân hàng, tôi đề nghị dùng xử lý các hợp đồng tín dụng. Sau khi xử lý tất cả khoản nợ với các ngân hàng, nếu còn dư thì phần nào thì tôi xin được giữ lại phần của mình. Còn phần của anh Danh thì do anh Danh quyết định”, bà Chi nói.
Theo cáo trạng, Phạm Công Danh đã chỉ đạo cấp dưới thực hiện các hành vi phạm tội, gây tổng thiệt hại cho VNCB hơn 9.000 tỷ đồng. Cụ thể, Danh đã chỉ đạo, tổ chức thực hiện lập hồ sơ khống về việc nâng cấp hệ thống Corebanking gây thiệt hại cho VNCB hơn 63 tỷ đồng; lập hồ sơ khống thuê hai trụ sở ở quận 10, TP.HCM gây thiệt hại hơn 581 tỷ đồng và chỉ đạo rút gần 5.500 tỷ đồng không có sự chấp thuận của chủ tài khoản mở tại VNCB; phát hành, ủy thác đầu tư trái phiếu trái quy định, gây thiệt hại cho VNCB hơn 900 tỷ đồng. Ngoài ra, nhóm này sử dụng pháp nhân của 14 doanh nghiệp để lập khống hồ sơ mua bán nguyên vật liệu, nâng giá trị 13 lô đất tại Sân vận động Chi Lăng (Đà Nẵng) và bất động sản của Tập đoàn Thiên Thanh làm tài sản đảm bảo để vay VNCB số tiền là 4.700 tỷ đồng. Theo kết quả thẩm định, khối tài sản thế chấp có tổng giá trị khoảng 2.604 tỷ đồng. Trừ phần thu được từ giá trị của tài sản thế chấp, đến nay VNCB không thu hồi được số tiền 2.100 tỷ đồng.
Theo Danviet
Ngân hàng Nhà nước: "Cái này tôi có được trả lời không HĐXX?"
Đó là câu hỏi của đại diện Ngân hàng Nhà nước (NHNN) với HĐXX sau nhiều câu hỏi của luật sư khi tham gia phần thẩm vấn liên quan đến việc sang nhượng VNCB cũng như việc NHNN đã "hóa giá" ngân hàng này giá 0 đồng sau khi vụ án xảy ra.
Bị cáo Phạm Công Danh tại phiên tòa chiều 4-8 - Ảnh: HOÀNG ĐIỆP
Tôi có được trả lời không?
Theo đó, trong phiên xét xử chiều 4-8, phiên tòa đã chuyển sang phần xét hỏi của các luật sư. Luật sư Phan Trung Hoài, thay mặt nhóm 4 luật sư bào chữa cho bị cáo Phạm Công Danh, đã có phần thẩm vấn đối với đại diện NHNN.
NHNN cử đến 3 đại diện tham gia phiên tòa này, 3 đại diện này nắm các nội dung khác nhau liên quan đến nghiệp vụ ngân hàng và những vấn đề liên quan đến việc thanh tra, chuyển giao ngân hàng từ các nhóm cổ đông cũ và mới.
Tuy nhiên, trước phần thẩm vấn, thẩm phán Phạm Lương Toản, chủ tọa phiên tòa, cho biết những vấn đề nào thuộc bí mật nhà nước không được công bố thì các đại diện NHNN có thể không trả lời.
Đồng thời, ông Toản cũng nhắc nhở báo chí về việc lưu ý khi đưa thông tin liên quan đến tài liệu mật, và cơ quan báo chí phải chịu trách nhiệm về việc công bố những thông tin mật mà các đương sự tiết lộ tại tòa theo quy định của pháp luật.
Tuy nhiên, ông Toản không cho biết tài liệu nào là tài liệu mật, tài liệu nào không mật!
Do đó, trước một số câu hỏi của luật sư Phan Trung Hoài, đại diện NHNN đều hỏi HĐXX: vấn đề này tôi có trả lời không thưa HĐXX? Thưa HĐXX tôi có phải trả lời câu hỏi này không? Chủ tọa phiên tòa cho rằng nếu cáo trạng đã có rồi thì không cần trả lời. Tuy nhiên, ông Thảo, đại diện NHNN, lại chưa đọc cáo trạng!
Bà Phấn, nhóm Phương Trang làm Đại Tín thua lỗ
Trong phần trả lời thẩm vấn của luật sư về nguyên nhân khiến Ngân hàng Đại Tín lỗ, đại diện NHNN cho biết nguyên nhân dẫn đến thực trạng thua lỗ, theo kết luận của NHNN là bởi bà Hứa Thị Phấn đã thao túng hoạt động của ngân hàng và nhóm Phương Trang vay và chây ì không trả nợ.
Trong đó, thanh tra ngân hàng cũng đã xác định rõ bởi HĐQT vi phạm hoạt động của các tổ chức tín dụng; bà Hứa Thị Phấn và nhóm Phương Trang gây lỗ cho Đại Tín còn ngân hàng này không kịp thời phát hiện và xử lý.
Sau khi nhóm Phạm Công Danh tiếp nhận VNCB thì nó được đặt dưới sự giám sát nghiêm ngặt của nhóm kiểm soát NHNN. Tuy nhiên, các sai phạm trong vụ án vẫn tiếp tục xảy ra. NHNN đã mua lại VNCB với giá 0 đồng (cổ phần).
Theo đó, đại diện NHNN cho rằng việc sau khi kiểm toán ngân hàng này thua lỗ mà không có nhà đầu tư nào đầu tư vào ngân hàng, vậy nên NHNN đã mua lại với giá 0 đồng.
Ngoài ra, luật sư cũng thẩm vấn một số nội dung liên quan đến việc tăng lãi suất huy động vốn.
Ngày 5-8, phiên tòa tiếp tục.
Theo Tuổi Trẻ
Phạm Công Danh mang hơn 13 tỷ đồng tiền mặt theo người khi bị bắt Ngày 29/7/2014, ông Phạm Công Danh - Chủ tịch tập đoàn Thiên Thanh bị Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công An bắt giữ khi đang ở Hà Nội. Sự việc này khiến nhiều người bất ngờ, thậm chí ngay cả với nhiều thành viên tập đoàn Thiên Thanh. Bị cáo Phạm Công Danh trong phiên xử gần đây Quá trình thực...