Đặc sản Sơn La – nét quyến rũ níu chân du khách
Nếu nói miền núi Tây Bắc là một bức tranh thì Sơn La chính là nét chấm phá mê hoặc của bức tranh ấy.
Và đặc sản Sơn La chính là một nét đặc sắc của miền đất hữu tình này. Đến với Sơn La là đến với thiên nhiên đại ngàn hùng vĩ mà thơ mộng, cũng là đến với những con người hiếu khách, thuần khiết1. Nộm da trâu – đặc sản Sơn La nổi bật
Nộm da trâu là đặc sản nổi tiếng của người Thái tại Sơn La. Món nộm da trâu khi ăn có vị giòn giòn, vị cay quyến rũ và mùi thơm tinh tế của nhiều loại gia vị khác nhau. Để chế biến được món nộm da trâu đòi hỏi sự kiên nhẫn, tỉ mỉ. Nhâm nhi vài chén rượu bên bếp lửa hồng cùng món nộm da trâu thật là một trải nghiệm thú vị.
Món ăn này là đặc trưng và độc đáo của miền đất Tây Bắc này. Đừng ngần ngại để lựa cho mình đặc sản làm quà từ món nộm da trâu rất riêng này nhé.
Hương vị đậm đà của nộm da trâu hấp dẫn du khách (Nguồn: thegioiamthuc.com)
2. Pa pỉnh tộp
Pa pỉnh tộp là một món đặc sản của người Thái nơi đây, pa pỉnh tộp hay còn có cái tên gọi khác là cá gập nướng có hương vị lạ miệng, độc đáo. Cá gập nướng được làm từ rất nhiều loại cá khác nhau từ cá Lăng, cá Chiên, cá trắm,… nhưng một điểm chung là đều được bắt tại các con sông, con suối nơi núi rừng Tây Bắc.
Người dân Thái chế biến bằng cách nhồi gia vị và rau thơm vào phần bụng cá mổ dọc, sau đó gập ngang thân cá sao cho phần đầu và phần đuôi chạm lại với nhau đem lên nướng. Cá nướng chín có vị vàng ruộm, thơm ngon và béo ngọt.
Pa pỉnh tộp – món ăn đậm vị núi rừng Tây Bắc. (Nguồn: tepbac.com
3. Thịt gác bếp
Thịt gác bếp Sơn La là món ăn trở thành đặc sản làm quà cho các vị khách mỗi khi đến nơi đây. Thịt gác bếp được làm từ phần thịt bắp, thăn trâu bò được chăn thả trên những cánh đồng cỏ Mộc Châu. Người Thái chế biến món thịt gác bếp bằng cách hun khói than của các cây mọc, vì thế thịt không bị ám mùi khói và bảo quản được rất lâu.
Vào những ngày thời tiết mưa gió, se lạnh, ngồi nhâm nhi cái vị ngòn ngọt, cay nồng của ớt và đậm đà thật sự là một cảm giác khó quên ối với mọi người. Hiện nay có rất nhiều địa điểm bán thịt gác bếp tại Mộc Châu được bán với giá khoảng 700.000 – 900.000 VNĐ/kg.
Video đang HOT
Thịt trâu gác bếp – đặc sản Sơn La làm quà. (Nguồn: dacsanquehuong.vn)
4. Cơm lam – đặc sản Sơn La nổi tiếng
Cơm lam ngon nhất chỉ có được khi người nấu bằng gạo nếp nương (gạo cẩm hoặc nếp cái hoa vàng). Gạo được bà con ủ qua đêm rồi đổ vào ống tre, thêm nước vừa đủ và nút lại bằng lá chuối hoặc lá dong.
Tiếp đến, món cơm lam này sẽ được đun đến khi trong ống không còn nước và bề mặt ống cháy sém. Món ăn này có mùi thơm thanh khiết và dẻo bùi của gạo nếp, vị ngọt thanh của ống nứa và lá chuối, có thể ăn chấm muối hoặc vừng tùy sở thích. Cơm lam được bán tại các quán ăn hay các chợ vùng cao của Sơn La.
Món cơm lam thơm ngọt như tấm lòng nồng hậu của người dân tộc Thái tại Sơn La. Nguồn: tuhaoviet.vn
5. Cá hồi
Cá Hồi là đặc sản Mộc Châu Sơn La được nhiều người yêu thích. Những con cá hồi được nuôi trong hồ nước lạnh thuộc dãy Hoàng Liên Sơn. Cá hồi Mộc Châu được chế biến thành nhiều món ăn khác nhau như sashimi, gỏi cá hồi, lẩu cá hồi, cá hồi nướng giấy bạc, cháo cá hồi, cá hồi sốt Teriyaki.
Một con cá hồi khoảng 2kg được chế biến công phu và bán với mức giá khoảng 200.000 – 250.000 VNĐ/người. Bạn nên ăn cũng như muốn mua đặc sản Mộc Châu làm quà tại các quán nổi tiếng như Vườn Đào, Xuân Bắc, 64.
Đến Sơn La thì đừng bỏ lỡ cá hồi tám món. (Nguồn: haiphonginfo.vn)
6. Nậm pịa
Một món ẩm thực Tây Bắc đậm vị hoang sơ núi rừng, thậm chí nhìn thoáng qua còn chẳng có chút ngon mắt nhưng lại thơm ngon đến bất ngờ đó chính là nậm pịa. Nậm pịa được chế biến từ nội tạng của trâu, bò nấu cùng gia vị đặc trưng như mắc khén, gừng, sả, ớt, lá chanh,…
Món ăn dạng sền sệt, có vị hơi đăng đắng những miếng đầu tiên, sau đó dần có vị ngọt của thịt xương, rất thơm ngon, hấp dẫn, có tác dụng giải rượu tốt.
Nậm pịa – món ăn độc đáo của người dân Mộc Châu Sơn La. Nguồn: yong.vn
Cháo mắc nhung là loại cháo được nấu từ quả mắc nhung được gieo vãi sau mùa thu hoạch. Những quả mắc nhung chín mọng được trộn cùng gạo tấm, thêm gừng xả, tưới nước vừa đủ và vùi vào tro lửa khoảng 30 phút. Cháo sánh đặc, vị hơi đắng cùng một chút cay cay lạ miệng. Cháo mắc nhung mang hương vị đậm đà của miền núi Tây Bắc, là đặc sản Sơn La làm say lòng bao du khách đến đây.
Cháo mắc nhung giữ lại trái tim của bao du khách đến thăm quan Sơn La. (Nguồn: Internet)
Rượu chuối Yên Châu nổi tiếng của bà con vùng đất Yên Châu. Những quả chuối hột rừng được rửa sạch, phơi khô và đem chưng cất theo phương pháp thủ công từ 90 -100 ngày. Rượu chuối Yên Châu có tác dụng điều trị các bệnh lý như đau dạ dày, sỏi thận, chữa đau lưng, mệt mỏi, có thể uống mỗi ngày.
Ngày nay, rượu Yên Châu được bán tại nhiều nơi, không chỉ ở địa phận tỉnh Sơn La mà còn nhiều nơi khác với giá khoảng 350.000 – 400.000 VNĐ/lít.
Rượu chuối hột có tác dụng tốt cho sức khỏe, thích hợp làm quà tặng. (Nguồn: Internet)
9. Ốc đá suối
Ốc đá Suối Bàng là món đặc sản Sơn La thường chỉ có vào thời điểm từ tháng tư đến tháng tám hằng năm, đặc biệt vào những ngày thời tiết ẩm ướt, các thời điểm khác, ốc trốn sâu trong các khe đá.
Ốc đá ở đây có hình dạng tương tự như loài ống núi, mình dẹp ngang, Du khách có thể mua ốc đá Suối Bàng của đặc sản Sơn La làm quà với giá từ 25.000 đến 40.000 VNĐ/kg của bà con về chế biến các món như ốc luộc, canh ốc, giỏi ốc… Ốc đá Suối Bàng có vị thơm ngon, mát lành độc đáo làm hài lòng khẩu vị của du khách thập phương.
Những con ốc đá Suối Bàng chỉ xuất hiện 4 tháng trong năm từ tháng tư đến tháng tám. (Nguồn: baomoi)
Gợi ý một số quán ăn ngon tại Sơn La:
Quán 64 Mộc Châu, Sơn La
Quán cá hồi Vườn Đào, Mộc Châu
Quán Dũng Vịt (trên đường 3 tháng 2, Quyết Thắng)
Sơn Lẩu quán (nằm tại số 38 đường Lò Văn Giá, Chiềng Lề)
Còn gì tuyệt vời bằng một chuyến tour du lịch trong nước vừa được hòa mình với núi non, vừa được thưởng thức những món ngon của người dân bản địa, lại có quà mang về cho bạn bè và người thân. Trên đây là những đặc sản Sơn La mà một khi đã ghé thăm mảnh đất đại ngàn nơi đây ta không thể bỏ lỡ.
Theo Biog
Tôm chua, cá chua - Món ăn độc đáo của dân tộc Tày vùng hồ Ba Bể
Từ lâu, cư dân Tày đã biết chế biến món tôm chua, cá chua. Trước đây, khi tôm, cá còn nhiều, việc đánh bắt dễ dàng nên ngoài việc làm đồ ăn hàng ngày như luộc, rán, nướng... người dân đã biết chế biến ra món ăn có hương vị rất riêng đó là món tôm chua, cá chua.
Những khúc cá to và tôm được trộn mẻ, bột thính, giềng và các gia vị đặc biệt khác rồi bịt kín lại đem ủ, sau một thời gian người dân lấy ra nấu ăn. Tôm cá lúc này ăn rất thơm, mềm có vị chua ngọt riêng. Điều đặc biệt do ủ lâu, ngay cả xương cá cũng rất mềm nên khi nấu ăn người ta có thể ăn cả xương và thịt không phải bỏ thứ gì. Ngày nay, nghề làm tôm chua, cá chua đang có xu hướng phát triển ở vùng hồ Ba Bể.
Dọc theo các triền sông, suối người dân lấy tôm, cá về chế biến. Phải là tôm sông, cá sông mới cho hương vị đậm đà, riêng biệt với các vùng quê khác. Khi đánh bắt được các mẻ tôm sông, cá sông, người dân lựa chọn những con còn nguyên vẹn, đều nhau, cá thì cắt khúc rồi làm theo quy trình trên và ủ kín. Sau một thời gian, khi tôm cá đã ngấm đủ gia vị, lên men, bỏ tôm chua, cá chua từ hũ ra, chắc hẳn không ai quên được hương vị đậm đà, mùi thơm của giềng, ngọt mềm chua dìu dịu, ăn cùng với cơm nấu bằng gạo nương thì người khó tính nhất cũng phải gật gù và thốt lên ăn không biết chán.
Thường thì, người ta chưng tôm chua, cá chua lên với thịt băm và trộn thêm giềng giã nhỏ chưng lên nhưng nên nhớ rằng nếu cho nhiều thịt băm và giềng sẽ mất đi hương vị riêng của tôm chua, cá chua vùng hồ Ba Bể. Tôm chua có thể ăn cùng với các loại rau sống, thịt luộc, rau rừng... kích thích vị giác cho người ăn thêm ngon miệng. Khác với tôm chua vùng biển hay xứ Huế với vị ngọt gắt của đường, chua cay nồng nàn của ớt giềng, tôm chua, cá chua vùng hồ Ba Bể cũng vị ngọt, chua, cay nhưng lại tự nhiên, hương vị ngọt dìu dịu, chua thanh, hơi cay cay nhưng lại rất đậm đà, riêng biệt.
Hiện nay, cứ 5 ngày có một phiên chợ bày bán tôm chua tại chợ Khang Ninh, trên đường vào hồ Ba Bể. Người ta thường ăn tôm chua với thịt ba chỉ luộc thái mỏng, kèm khế chua, chuối chát, nem thính tai heo, đọt đinh lăng chỉ, rau sống, rau rừng... Giữa khung cảnh thiên nhiên, non xanh nước biếc của Ba Bể, nhấm miếng tôm chua, uống vài cốc nhỏ rượu ngô, du khách sẽ cảm nhận được hương vị đậm đà của thịt ba chỉ, vị cay nồng, lừng lựng của tỏi ớt, vị thơm của giềng, hòa chung với vị ngọt dịu, thấm đẫm của tôm chua thật vô cùng hấp dẫn.
Bên cạnh những món đặc sản khác của vùng cao Bắc Kạn như gà đồi, nếp Tày, nấm hương, miến dong, cơm lam và khoai môn, tôm chua, cá chua có thể nói là đặc sản đặc trưng nhất của vùng hồ Ba Bể./.
Theo Backan
7 đặc sản Tây Nguyên ăn một lần nhớ mãi không quên Cùng với cái tên "Gà nướng Bản Đôn" thì cá lăng sông, thịt nai, bò nướng đá,... cũng là những đặc sản Tây Nguyên không thể bỏ lỡ đối với du khách. Gà nướng Bản Đôn Gà nướng Bản Đôn vốn là món ăn dân giã của đồng bào dân tộc thiểu số. Tuy nhiên ngày nay nó đã trở thành một đặc...