Đặc sản rùng rợn nhất Lai Châu, ai cũng nghĩ ăn vào chết người nhưng càng ăn lại càng ngon
“ Cây ngón không độc được phát hiện từ lâu và được người Mường So ươm trồng tại vườn.
Do đó nghe lá ngón nhiều người tưởng độc nhưng thực tế lại không độc, có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon”, chị La Thị Kiều (32 tuổi, Lai Châu) cho biết.
Nhắc đến lá ngón, xưa nay người Việt Nam thường nghĩ ngay đến chuyện “ăn lá ngón tự tử” hoặc “lá ngón ăn vào chết người”. Song ít người biết rằng ở vùng Mường So (Lai Châu) lại có một sự thật vô cùng… ngược đời, đó là: Chế biến lá ngón thành nhiều món ăn hấp dẫn. Thậm chí nó còn là một đặc sản của đồng bào nơi đây!
Các già làng ở Mường So cho biết, lá ngón có 2 loại: độc và không độc. “Cây ngón không độc được phát hiện từ lâu và được người Mường So ươm trồng tại vườn. Do đó nghe lá ngón nhiều người tưởng độc nhưng thực tế lại không độc, có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon”, chị La Thị Kiều (32 tuổi, Lai Châu) cho biết.
Lá ngón ăn được lại tròn ngắn và to hơn, như lá trầu không.
Video đang HOT
Cũng theo chị La Thị Kiều, sở dĩ người Mường So phát hiện ra lá ngón có thể ăn được liên quan đến câu chuyện tình của người Thái, sau đó được người dân truyền miệng lại. Cụ thể, do bị gia đình cô gái ngăn cấm nên cặp đôi trai gái quyết định tìm đến cái chết bằng lá ngón. Nhưng khi nhai loại lá này, họ không cảm nhận được chất độc mà thấy ngọt ngọt, chát chát. Từ đó lá ngon không độc trở thành loại rau xanh với nhiều công dụng trong ẩm thực.
“Nhiều người bạn của tôi khi biết lá ngón có thể ăn được thì khá tò mò về cách phân biệt giữa độc và không độc. Thực sự để phân biệt giữa 2 loại cây này, chúng ta cần quan sát thật kỹ bởi cả hai đều là thân leo.
Về hình dáng: lá ngón độc thuôn dài, có hình mũi mác; còn lá ngón ăn được lại tròn ngắn và to hơn, như lá trầu không”, La Thị Kiều nói.
Từ lá ngón không độc, người Mường So đã chế biến thành nhiều món ăn ngon như luộc, nấu canh. Đặc biệt lá ngón không độc xào tỏi được coi là đặc sản nổi tiếng của vùng này. “Lá ngón không độc sau khi thu hái sẽ được rửa sạch, xé nhỏ và vò sơ. Sau đó đồng bảo bắc chảo lên bếp, thêm dầu ăn và đun nóng. Cho lá ngón vào xào cùng tỏi và nêm nếm gia vị cho vừa ăn. Món ăn nhìn rất giản đơn nhưng ngon đến ngỡ ngàng, mùi thơm là lạ mà không có bất kỳ loại rau xào nào có thể sánh được”, cô gái người dân tộc cho hay.
Lá ngón không độc xào tỏi được coi là đặc sản nổi tiếng của vùng Mường So.
Mặc dù ngon thơm và hấp dẫn như vậy nhưng rất nhiều du khách đến Mường So lại không có đủ can đảm để thưởng thức. Bởi họ lo lắng khi ăn vào sẽ nguy hiểm đến tính mạng. Tuy nhiên nếu ai ăn thử một miếng sẽ bị ấn tượng bởi hương vị khác lạ của món ăn.
Anh Lâm Vũ (35 tuổi, Hà Nội) cho biết: “Trong một chuyến công tác lên Lai Châu, mình được người bạn dẫn vào trong bản chơi. Ở đó, người đồng bào tiếp đón mình bằng rất nhiều đặc sản. Song mình ấn tượng nhất với đĩa rau xào mướt bỏng, tỏa ra mùi thơm đặc trưng.
Chủ nhà giới thiệu đó là lá ngón xào tỏi, mình ngỡ ngàng luôn vì xưa nay chỉ nghe đến chuyện người vùng cao tự tử bằng lá ngón, chứ làm gì có ai xào lá ngón lên ăn. Thế là mình từ chối thưởng thức món ăn đó. Mọi người liền cười rồi vội bảo đó không phải là ngón độc mà là loại lá ngón khác có thể nấu ăn được. Mình lấy hết can đảm thử xem sao thì thật bất ngờ, nó ngon đến lạ lùng. Đến giờ mình vẫn không thể quên được hương vị của món ăn đấy”.
Theo Thời đại plus Copy link
Ngọt ngào bánh thuẫn
Trong số các đặc sản ở Quảng Ngãi như kẹo gương, bánh thuẫn, đường phèn, đường phổi... Thì bánh thuẫn bao giờ cũng chiếm "đầu bảng" vào dịp Tết đến Xuân về.
Không khí làng quê sực nức mùi bánh Tết, đặc biệt là bánh thuẫn. Chẳng thế mà mùi thơm của loại bánh này vấn vương cả tháng Chạp, vắt luôn qua tháng Giêng, tháng Hai.
Ai không biết chứ riêng tôi thuở nhỏ, bánh thuẫn là bánh... thần tiên. Mùi bánh thuẫn như một lời reo: "Tết sắp về!". Để có những nhả bánh thuẫn đúng chuẩn, mẹ và chị tất bật chuẩn bị cả tuần trước đó. Nào là bột bình tinh, bột năng, bột vani, đường cát trắng, trứng gà... Với tôi, vất vả nhất là khi mẹ bảo đánh trứng gà với đường và bột. Mỏi nhừ cả hai tay, nhưng chị dòm thấy chưa được là phải đánh tiếp, cho tới khi nào hỗn hợp bột - đường - trứng đặc quánh và mịn mới thôi. Hồi hộp nhất là lúc mẹ nhỏ thử giọt bột sệt vô chén nước. Giọt bột không tan. Mẹ gật đầu "nghiệm thu" thì tôi mới thở phào.
Bánh thuẫn. Ảnh: Cao Duyên
Nhớ có lần đánh bột mỏi tay quá, tôi mếu máo nói với chị: "Em mới 12 tuổi mà làm việc nặng!". Mẹ nghe, nói thương chưa. Thôi để đó, con chạy chơi đi. Nhưng chị thì phán một câu lạnh như nước đá: "Khi ăn, em có nghĩ tuổi ít thì ăn ít không?". Tôi nghẹn họng. Chị khéo tay lắm, múc bột đổ vô từng ô bánh, ô nào ô nấy bột vừa tới mép, đều tăm tắp. Tôi bám bếp. Không phải tôi muốn coi cách đổ bánh mà là ngồi chờ... bánh chín. Chị thì mong bánh nào cũng nở. Tôi thì mơ cái nở, cái không. Cái không nở gọi là bánh "thầy tu". Và tôi được cho vài cái bánh như vậy. Đựng bánh trong vạt áo, tôi chạy ra hiên, nghe tim rung lên vì mừng quá đỗi. Tôi ngồi trên thềm nhà, nhấm nháp từng chút bánh.
Tôi nghe một trời xuân ngọt ngào kéo qua mặt lưỡi. Trứng gà ai hổng biết, nhưng trứng "lặn" trong bánh thuẫn thì thơm cái mùi vừa nguyên lành vừa mới mẻ. Bột bình tinh giờ thôi trắng, chuyển sang màu vàng mỡ màng, thơm cái kiểu điệu đàng nhờ phối với bột vani. Tôi cũng hay lăng xăng giúp chị xếp bánh ra nong phơi trước sân. Nắng tháng Chạp "đi" vào từng cái bánh, làm bánh thêm thơm, vỏ bánh khô giòn để khi cắn sẽ cảm nhận được tiếng bánh reo khe khẽ... Phơi như vậy rồi bỏ vô túi ni lông để bánh được lâu, hết tháng Giêng bánh vẫn ngon ngọt đậm đà. Có một điều tôi giấu kín, là ngày đó tôi hay làm siêng trở bánh giữa trưa... Mỗi lần "trở" bánh tôi hay làm rớt một cái xuống đất, nghiêng ngó rồi lượm lên, phủi vài cái, bỏ tọt vô túi quần. Phải "làm rớt" mới an toàn. Có lần chị phát hiện, nhưng thấy bánh dính chút đất nên không nghi ngờ gì, cho luôn. Thích nhất là nghe chị dặn, giọng ngọt ngào còn hơn... bánh thuẫn: "Lần sau em trở bánh cẩn thận nghen".
Bây giờ, trên thị trường có nhiều loại bánh làm bằng công nghệ hiện đại. Nhưng người làng tôi, năm nào vào dịp Tết, trong nhà cũng có đĩa bánh thuẫn thơm ngon.
Gỏi đu đủ - đặc sản vỉa hè đắt khách ở Thái Lan Som tum là bản hòa tấu ẩm thực hoàn hảo của vị cay của ớt, vị mặn của nước mắm, ngọt của đường thốt nốt và chua của chanh. Som tum, hay gỏi đu đủ (nộm đu đủ), là một đặc sản không thể bỏ qua khi nhắc tới ẩm thực Thái Lan. Nó từng nhiều lần xuất hiện trong các bảng xếp...