Đặc sản nem nổi tiếng Việt Nam
Nem nắm Nam Định, Nem chua Thanh Hóa… là những đặc sản nổi tiếng Việt Nam tạo được ấn tượng rất riêng cho thực khách.
Nem nắm Nam Định
Ảnh minh họa.
Trong các món nem nổi tiếng thì nem nắm của vùng Nam Định được cho là có truyền thống lâu đời nhất. Vào thời nhà Trần, món ăn này được xem là đặc sản tiến vua nhờ hương vị thơm ngon, đặc sắc của chúng. Nem nắm được làm từ bì và thịt lợn trộn đều cùng thích gạo và thêm thắt các phụ gia như tỏi, mắm…
Để làm ra những chiếc nem hoàn hảo, thịt lợn phải lẫn chút nạc và mỡ, thính gạo là loại thơm ngon nhất vùng. Nhờ thế mà món ăn mang đến hương vị đặc trưng rất riêng, chẳng thể lẫn vào đâu. Cách thưởng thức đúng điệu là cuốn nem vào chiếc lá sung, thêm vài cọng đinh lăng rồi nhón qua chén nước mắm Sa Châu nổi tiếng.
Nhờ thấm trong vị mặn ngọt nguyên chất từ mắm cá mà chiếc nem giao hòa trọn vẹn từng tầng hương vị làm người ta say mê. Thong thả cho vào miệng, từ tốn nhai bạn sẽ cảm nhận sự đan xen tinh tế của chút chua dịu, cay the, đăng đắng rất lạ.
Nem chua Thanh Hóa
Nhắc tới xứ Thanh, hình ảnh hiện lên đầu tiên với nhiều người chính là những quả nem chua nhỏ xinh. Nem được gói bằng nhiều lớp lá để giữ hương vị đặc trưng. Khi bỏ lớp lá xanh, chiếc nem lộ diện với màu hồng ngon mắt, thêm lát tỏi và ớt mỏng. Để thưởng thức, bạn chấm nem chua với chút tương ớt và cảm nhận các vị ngọt, chua, cay hòa quyện trong khoang miệng.
Nem Phùng, Hà Nội
Nem Phùng là một món ăn đặc sản rất ngon của thị trấn Phùng huyện Đan Phượng thành phố Hà Nội. Tuy món ăn đơn giản nhưng hấp dẫn vô cùng. Nguyên liệu làm nem Phùng khá đơn giản gồm thịt nạc, bì lợn, gạo tẻ, gạo nếp nhưng phải qua quá trình tuyển lựa, chế biến cầu kì thì mới có món nem Phùng ngon được.
Thịt làm nem thường là thịt mông sấn hoặc thịt thăn có cả nạc và mỡ. Thịt mua về được thái theo thớ, cắt thành từng miếng nhỏ, nhúng qua nước sôi cho chín tái, lọc thịt nạc riêng, thịt mỡ riêng rồi xắt nhỏ, trộn với gia vị muối mắm, bột ngọt cho vừa đủ đậm đà. Công đoạn quyết định tới chất lượng nem là việc làm thính vì thính có ngon thì nem mới ngon. Nem trộn xong rồi bọc bằng lá sung, rồi mới gói lá chuối tươi ở bên ngoài và lấy dây cột lại, tùy theo nhu cầu to nhỏ, gọi là “quả nem”.
Nem Phùng thường được chấm với tương ớt. Vị ngọt của thịt, thơm của thính, vị bùi của lá sung ngon đến mức người dân Phùng có câu:
“Nem Phùng ăn với lá sung
Cho người tứ xứ nhớ nhung suốt đời”
Nem lụi Huế
Video đang HOT
Nem lụi Huế được xem là một trong đặc sản của Thừa Thiên Huế mà bất kỳ ai đến thăm miền đất cố đô này cũng đều nên thử. Món ăn mang hương vị Trung Bộ độc đáo này để lại ấn tượng sâu sắc cho mọi du khách trong và ngoài nước từng được thưởng thức.
Nem lụi được chế biến khá đơn giản với thịt heo giã nhuyễn trộn với bì thái mỏng như miến, mỡ heo thái hạt lựu ướp cùng muối, tiêu đường, thính. Sau đó, người ta lụi hỗn hợp này vào từng chiếc đũa tre nhỏ và nướng trên bếp than. Mới thưởng hương thịt thơm nức tỏa ra trên từng chiếc đũa tre đã khiến lòng người không khỏi xao xuyến. Ấy chính là nét hấp dẫn đầu tiên mà món nem lụi đem lại.
Những chiếc nem lụi thường được được nướng vàng ươm, thơm phức trên bếp than hồng, ăn kèm với các loại rau sống thơm mát, chấm với nước lèo đặc biệt làm ngẩn ngơ lòng bao thực khách.
Khi ăn, người ta thường ăn kèm với bánh tráng (hay còn gọi là bánh đa nem), rau thơm, khế chua, chuối xanh, sung… tùy theo khẩu vị mỗi người.
Nem chợ Huyện, Bình Định
Thêm một món nem đặc sản Việt Nam nữa mà không thể không nhắc đến là nem chợ Huyện, món ngon nức tiếng của Bình Định. Nem hầu như ở địa phương nào cũng có, tuy nhiên ở mỗi vùng miền lại có cách chế biến riêng và nem Chợ Huyện mang trong mình hương vị chua ngọt mặn mà khiến người thưởng thức ăn hoài không ngán.
Thêm một món nem đặc sản Việt Nam nữa mà không thể không nhắc đến là nem chợ Huyện. Ảnh: voso
Không giống như những địa phương khác, người ta thường dùng lá chuối hoặc lá chùm ruột để gói nem. Người dân Bình Định lại dùng lá chuối non và lá ổi để gói. Chính điều này, đã làm cho nem có mùi thơm rất đặc trưng khó lẫn vào nơi nào khác.
Đặc sản nem Việt Nam này mang trong mình hương vị chua ngọt mặn mà khiến người thưởng thức ăn hoài không ngán. Ảnh: wikitravel
Mỗi chiếc nem được gói theo hình vuông có kích thước khoảng 3 cm. Khi ăn, chỉ cần bóc nhẹ nhàng lớp vỏ ra và thưởng thức, vị ngon ngọt của nem, vị dai dai của bì, vị cay nồng của tiêu cùng hương thơm của tỏi thái lát mỏng đọng lại trên đầu lưỡi. Chắc chắn sẽ không một ai có thể quên được cái hương vị đậm đà ấy.
Ngoài thưởng thức trực tiếp thì có thể nướng nem bằng than ăn cùng với rau tía tô, rau mùi, chấm nước mắm loãng pha với đậu phộng. Đây cũng là một món ngon của Bình Đình có thể làm say lòng bất kỳ thực khách.
Nem Nam Định thuộc 1 trong 6 món nem ngon nhất 3 miền Việt Nam
Cùng là "nem" nhưng hương vị và cách thưởng thức hoàn toàn khác nhau đã khiến cho những món nem này nổi tiếng khắp 3 miền của Việt Nam.
1. Nem nắm Giao Thủy - Nam Định
Nói đến nem Giao Thuỷ thì ở Nam Định thì chẳng tín đồ ẩm thực nào lại không biết. Nem nắm Giao Thủy có thành phần làm từ bì lợn (da heo) và thịt nạc mông, thính, đặc biệt
Bì lợn làm nem được lựa chọn kỹ càng từ da của những con lợn khỏe mạnh. Sau khi loại bỏ lông và phần mỡ dính dưới da, bì lợn được đem luộc chín tới (nước sôi khoảng 3- 5 phút) để bì vừa dai lại vừa mềm; nếu luộc kỹ bì sẽ bị keo dính ăn không ngon. Bì phải thái mỏng bằng tay, tuyệt đối không dùng bằng máy thái. Thịt lợn để làm nem phải là thịt tươi mới, luộc qua nước sôi đến chín tới sau đó được thái mỏng, dần bằng sống dao. Hỗn hợp này sau đó được trộn với thính gạo ngon đặc trưng của vùng chiêm trũng.
2. Nem Phùng
Nem Phùng là một món ăn đặc sản rất ngon của thị trấn Phùng huyện Đan Phượng thành phố Hà Nội. Tuy món ăn đơn giản nhưng hấp dẫn vô cùng. Nguyên liệu làm nem Phùng khá đơn giản gồm thịt nạc, bì lợn, gạo tẻ, gạo nếp nhưng phải qua quá trình tuyển lựa, chế biến cầu kì thì mới có món nem Phùng ngon được.
Nguyên liệu của nem Phùng chỉ đơn giản là thịt nạc, bì lợn, gạo tẻ, gạo nếp ăn kèm với lá sung.
Thịt làm nem thường là thịt mông sấn hoặc thịt thăn có cả nạc và mỡ. Thịt mua về được thái theo thớ, cắt thành từng miếng nhỏ, nhúng qua nước sôi cho chín tái, lọc thịt nạc riêng, thịt mỡ riêng rồi xắt nhỏ, trộn với gia vị muối mắm, bột ngọt cho vừa đủ đậm đà. Công đoạn quyết định tới chất lượng nem là việc làm thính vì thính có ngon thì nem mới ngon. Nem trộn xong rồi bọc bằng lá sung, rồi mới gói lá chuối tươi ở bên ngoài và lấy dây cột lại, tùy theo nhu cầu to nhỏ, gọi là "quả nem".
Lá sung ăn không được non quá mà cũng không già quá thì miếng nem mới bùi.
Nem Phùng thường được chấm với tương ớt. Vị ngọt của thịt, thơm của thính, vị bùi của lá sung ngon đến mức người dân Phùng có câu:
"Nem Phùng ăn với lá sung
Cho người tứ xứ nhớ nhung suốt đời"
3. Nem chua Thanh Hóa
Nem chua Thanh Hóa từ lâu đã trờ thành một món ăn nổi tiếng trên mọi miền đất nước tử Bắc vào Nam. Điểm đặc biệt để phân biệt nem chua Thanh Hóa với nem chua các vùng khác chính là lá đinh lăng, một loại lá gói lót trong nem. Đinh lăng là một thứ cây cảnh, lá của nó vừa làm đẹp vừa tạo mùi vị hấp dẫn cho nem chua. Chiếc lá đinh lăng màu xanh ngắt, bám chặt lấy miếng nem màu hồng ngon mắt mang một sự tương phản nổi bật nhưng lại hết sức hài hòa giữa nem và lá.
Người biết thưởng thức sẽ đưa lên mũi hít thử một hơi trước khi ăn. Nem ngon sẽ có mùi vị thơm chua phảng phất, có thoáng qua cái cay cay của hạt tiêu và hăng hăng của lá đinh lăng. Vị hăng hắc, bùi bùi của lá đinh lăng giúp giảm bớt độ béo của thịt, đồng thời làm bạn thấy ngon miệng hơn, cũng như khi người ta ăn nem tai lợn với lá sung lá ổi.
Lá đinh lăng Thanh Hóa có vị riêng rất đặc biệt.
Nem chua là món ngon không thể thiếu với người Thanh Hóa dùng đãi khách đến chơi nhà, dự tiệc. Và khi đi xa, họ đều không quên mang theo vài chục nem làm quà cho bạn bè nơi mình đến. Người phương xa đến Thanh Hoá cũng thường chọn nem mang về quê làm quà cho người thân. Ở Thanh Hoá muốn mua nem đúng hàng hiệu thì đến các nhà hàng đầu phố Trường Thi, hay phố Lê Hoàn. Nếu mua nem bán dạo ở các nhà ga, bến xe thường thì không đảm bảo chất lượng.
4. Nem lụi Huế
Nem lụi Huế được xem là một trong đặc sản của Thừa Thiên Huế mà bất kỳ ai đến thăm miền đất cố đô này cũng đều nên thử. Món ăn mang hương vị Trung Bộ độc đáo này để lại ấn tượng sâu sắc cho mọi du khách trong và ngoài nước từng được thưởng thức.
Nem lụi được chế biến khá đơn giản với thịt heo giã nhuyễn trộn với bì thái mỏng như miến, mỡ heo thái hạt lựu ướp cùng muối, tiêu đường, thính. Sau đó, người ta lụi hỗn hợp này vào từng chiếc đũa tre nhỏ và nướng trên bếp than. Mới thưởng hương thịt thơm nức tỏa ra trên từng chiếc đũa tre đã khiến lòng người không khỏi xao xuyến. Ấy chính là nét hấp dẫn đầu tiên mà món nem lụi đem lại.
Những chiếc nem lụi thường được được nướng vàng ươm, thơm phức trên bếp than hồng, ăn kèm với các loại rau sống thơm mát, chấm với nước lèo đặc biệt làm ngẩn ngơ lòng bao thực khách.
Khi ăn, người ta thường ăn kèm với bánh tráng (hay còn gọi là bánh đa nem), rau thơm, khế chua, chuối xanh, sung... tùy theo khẩu vị mỗi người
. 5. Nem nướng Ninh Hòa
Nem Ninh Hòa mang một hương vị đặc trưng rất riêng do được chết biến bằng loại thịt heo đất đỏ nổi tiếng. Một món nướng ngọt thơm kết hợp với nước chấm và các loại rau kèm theo làm cho món ăn có trở nên hấp dẫn không chỉ những người dân địa phương mà còn hấp dẫn những du khách gần xa.
Một phần nem nướng khá là cầu kỳ gồm khoảng 6-8 miếng thịt dăm lụi và vài miếng bánh tráng chiên giòn. Ăn kèm với các loại rau đủ mụi vị: cay, chua, chát...có nơi còn có thêm dưa chua và hành chua.
Nước chấm luôn đảm bảo được chế biến bao gồm: hỗn hợp thịt heo băm, tương, đường, muối, tỏi, ớt và một số gia vị khác.
Khi ăn, dùng bánh tráng nem (sản xuất tại làng Diên Thủy, Diên Khánh, Khánh Hòa). Loại bánh tráng này không cần nhúng nươc mà chỉ cần bỏ rau, thịt lụi, bánh tráng chiên giòn vào cuốn lại, chấm nươc lèo mà ăn. Thưởng thức món nem Ninh Hòa là một điều không thể bỏ qua khi đi du lịch Nha Trang.
6. Nem Lai Vung - Đồng Tháp
Nem Lai Vung là thứ nem chua làm tại huyện Lai Vung, Đồng Tháp. Nhìn từ ngoài vào trong ta sẽ thấy nem có màu đỏ hồng tươi, được gói trong lá chuối và dùng làm món ăn trong những buổi tiệc hoặc trong bữa cơm gia đình giản dị. Ngoài ra món này cũng rất hợp để ăn chơi, lai rai vì vị chua ngọt cay ngon miệng.
Cách chế biến nem Lai Vung khá công phu, tùy bí quyết của từng gia đình. Thịt nạc lọc hết gân, mỡ, xắt mỏng cho vào cối, thêm đường, muối vừa đủ và xay nhuyễn. Xay xong cho da heo (bì), thính vào trộn, không quên rắc vài hạt tiêu và miếng tỏi xắt mỏng. Cuối cùng nem được gói vào lá chùm ruột hay lá vông non, bên ngoài bọc một lớp lá chuối.
Nem Lai Vung có màu đỏ hồng, chưa ăn, nhìn đã thấy thèm. Khi nếm, hương vị chua, cay, mặn, ngọt, thêm độ giòn của mấy cọng bì càng tăng vị độc đáo khi thưởng thức.
Bí quyết làm nem nắm Nam Định ăn hoài không thấy chán Nem nắm Nam Định là đặc sản nổi bật của vùng Giao Thủy thường được dùng trong những ngày Lễ Tết. Học ngay cách làm nem nắm Nam Định tuyệt hảo qua bài viết sau đây nhé. Nguyên liệu chuẩn bị Để thực hiện món nem nắm Nam Định tuyệt hảo dành cho 3 - 4 người thưởng thức bạn cần chuẩn bị...