Đặc sản miền Tây ngon tuyệt nhất định không thể bỏ qua
Bún cá thanh ngọt, lẩu mắm thơm nồng hay cháo cá lóc đậm đà… là những món đặc sản miền Tây Nam bộ mà bạn không nên bỏ qua.
Bún cá: Đây là một món đặc sản miền Tây với những biến tấu khác nhau như bún cá Châu Đốc, bún cá Kiên Giang, bún cá Sóc Trăng,… Không giống món bún cá của người miền Trung được chế biến từ cá biển, bún cá miền Tây được chế biến từ những con cá lóc béo tròn trên các dòng sông, đồng ruộng ở đây. Tuy là một món ăn bình dị nhưng chứa đựng cả một bức tranh quê hài hòa giữa sắc và vị.
Cơm tấm: Ở miền Tây, cơm tấm là một món ăn phổ biến mà bạn có thể thưởng thức ở bất cứ nơi đâu. Không chỉ có cơm tấm sườn, món ăn này được biến tấu khá nhiều như cơm tấm phá lấu, cơm tấm Long Xuyên,… Tuy không có gì đặc biệt, chỉ với một đĩa cơm tấm, bên trên là sườn, phá lấu hay chả cùng ít đồ chua, mỡ hành và chén nước chấm, chỉ đơn giản như vậy thôi nhưng khi thưởng thức bạn mới cảm nhận được hết cái ngon riêng.
Cháo cá lóc : Đây là món ăn dân dã, đặc trưng của vùng sông nước miền Tây nhưng lại là một đặc sản để đón tiếp du khách. Cháo cá lóc ở miền Tây thường được chia làm hai loại là cháo cá lóc rau đắng hoặc cháo cá lóc rau mồng tơi. Cá lóc đồng sau khi làm sạch, đem luộc chín, lột da và lấy hết xương, thịt cá trắng tinh được xếp gọn gàng trên đĩa. Tùy sở thích mà người ta có thể ăn kèm món này với nấm rơm, thêm rau đắng hoặc rau mồng tơi, cải xanh.
Lẩu mắm: Lẩu mắm là món ăn đã có ở Cần Thơ từ rất lâu đời và được khen là món ăn ngon nhất nhì ở miền Tây sông nước mà du khách không thể bỏ qua. Nguyên liệu chính được làm từ mắm sặc hay mắm cá linh ở xứ Châu Đốc – An Giang, nước lẩu được nấu từ mắm với nước dừa hoặc nước hầm xương heo.
Lẩu cua đồng: Món ăn dân dã miền Tây này khá phổ biến, tùy từng địa phương mà được biến tấu với các thành phần khác nhau như: cua đồng, tôm, ghẹ, các loại rau… Dù có biến tấu như thế nào, nó vẫn giữ được hương vị ngọt thanh mát đặc trưng của cua đồng. Trong những ngày nắng nóng như hiện nay, được thưởng thức hương vị thơm ngon, thanh mát của nồi lẩu cua đồng bốc khói thì không còn gì lý tưởng bằng.
Video đang HOT
Lẩu cá linh bông điên điển: Tuy chỉ là một món ăn hương đồng gió nội, nhưng lẩu cá linh bông điên điển chinh phục người ăn ngay từ màu sắc, hương thơm thoang thoảng cùng vị chua thanh của nước dùng. Bên cạnh đó là thịt cá béo ngọt ăn kèm nước mắm nguyên chất, càng làm cho món lẩu này trở nên đậm đà.
Bánh xèo: Bánh xèo là loại bánh dân gian có vị ngon đặc biệt, kết hợp được những đặc trưng của văn hóa ẩm thực dân gian Tây Nam bộ. Trước tiên, ta lựa loại gạo ngon, ngâm qua đêm cho mềm, rồi cho vào cối xay thành bột. Sau khi xay xong, dùng vải mỏng lược bỏ tạp chất, sẽ cho ra một loại bột thật mịn. Dùng bột nghệ pha với bột cho có màu vàng hấp dẫn, sau đó cho vào bột một ít nước cốt dừa, có nơi còn cho thêm trứng gà để bánh thơm và giòn hơn.
Bánh pía: Bánh pía Sóc Trăng không quá ngọt và không quá béo, có thể ăn lai rai không biết ngán. Những người khách phương xa đến đây, khi về ai cũng mua một ít bánh làm quà cho người ở nhà. Chiếc bánh nhỏ bé nhưng ẩn trong đó là hương thơm đậm đà của vùng đất Nam Bộ. Có thể gọi bánh pía là một món ngon miền Tây “được lòng” du khách nhất.
Hủ tiếu: Một trong những món ăn ngon được nhiều người ưa chuộng ở miền Tây là hủ tiếu. Nước lèo hủ tíu trong veo, thơm lừng mùi mực nướng, mùi tôm khô, mùi hành phi,… Xương ống, giò heo và sườn non chặt miếng được hầm mềm rượi. Còn sợi hủ tiếu thì nhỏ rứt như sợi bún có độ dai vừa phải, không quá dai mà cũng không quá bở.
Cách làm tôm chua miền Tây hấp dẫn
Chúng tôi sẽ hướng dẫn cả nhà cách làm tôm chua miền Tây đậm đà hấp dẫn. Đây là món ngon đặc sản "khó cai nghiện".
Hướng dẫn cách làm tôm chua miền Tây
Nguyên liệu làm tôm chua miền Tây
- 1kg tôm đất hoặc tôm bạc nhỏ (tôm nhỏ và mỏng vỏ làm sẽ ngon hơn)
- 1 củ riềng cắt sợi
- 1 củ tỏi cắt lát
- 10 trái ớt cắt lát
- 100ml rượu trắng 40 độ
- 1,5 chén nước mắm
- 1,5 chén đường trắng
Cách làm tôm chua miền Tây ngon
Bước 1
Cho vào nồi: 1,5 chén nước mắm ngon 1,5 chén đường trắng, nấu sôi và để nguội. Nên dùng nước mắm truyền thống có độ đạm cao sẽ ngon hơn nước mắm công nghiệp.
Bước 2
Tôm mua về rửa sạch, ngâm trongnước muối loãng 10 phút. Vớt ra rổ cho ráo nước, bỏ đầu tôm và phần gạch ở đầu, lấy luôn đường chỉ đen ở lưng tôm. Cho tôm vào ngâm với 100ml rượu trắng từ 15 phút - 1h30 phút (tùy bạn thích chua nhiều hay ít).
Bước 3
Vớt tôm ra khỏi rượu để ráo cho vào thau trộn cùng riềng, tỏi, ớt và nước mắm đường đã nấu ở bước 1.
Bước 4
Cho hỗn hợp tôm vào lọ thủy tinh, trên mặt chèn lá ổi, lá chùm ruột hoặc riềng cắt lát cho kín mặt để tôm không bị đen và mốc.
Bước 5
Đem lọ tôm đi phơi nắng 5 ngày tôm sẽ chuyển màu đỏ au rất đẹp, phơi càng lâu thì tôm càng chua nên chỉ cần phơi 5 ngày là đủ độ. Để lọ tôm cạnh bếp thêm 10 ngày nữa là ăn được, tôm chín có vị chua, ngọt, cay và hơi mặn.
Sau đó, cho lọ tôm vào trong ngăn mát tủ lạnh để bảo quản & hạn chế độ chua của tôm.
Chú ý: Nếu không có nắng thì khi trộn hỗn hợp ở bước 3 các bạn cho thêm chén cơm nếp (Hoặc 3 muỗng bột nếp nấu chín) vào trộn cùng để tôm dễ lên men hơn. Để lọ tôm cạnh bếp (hoặc lò sưởi, lò nướng) khoảng 20 - 30 ngày là ăn được.
Hoàn thành
Với hướng dẫn này, bạn đã biết cách làm tôm chua miền Tây ngon đúng vị. Tôm chua là gia vị thích hợp để chấm thịt luộc. Dùng ăn bún hoặc quấn gỏi cũng rất ngon. Hãy thêm món tôm chua vào thực đơn của gia đình mình, bạn nhé.
Chúc bạn thực hiện thành công.
Cá lóc nướng trui: món ngon dân dã miền Tây Gạt tro còn nghi ngút khói, lấy cá ra, lột lớp đất sét khô cứng, vảy và da cá đi theo, bày ra lớp thịt trắng tươi. Đặt cá lên chiếc mâm toàn các nguyên liệu từ thiên nhiên là lá chuối, lá môn hoặc lá sen rồi bắt đầu 'nhập tiệc'... Tháng 3, tháng 4 Âm lịch, ở miền Tây Nam bộ...