Đặc sản mì Chũ và cách nấu mì Chũ ngon
Mì Chũ được sản xuất như thế nào? Mì Chũ là một đặc sản có nguồn gốc từ huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang nhưng nơi sản xuất mì nhiều nhất vẫn tập trung ở xã Nam Dương, tại đây, hầu như gia đình nào cũng sản xuất mì.
Với người dân nơi đây, mì Chũ là niềm tự hào, món ăn thôn quê này đã trở nên phổ biến trong bữa ăn gia đình cũng như trong các nhà hàng cao cấp.
Để làm ra được sợi mì Chũ đòi hỏi những điều kiện đặc biệt và nhiều công đoạn công phu tỉ mỉ gia truyền. Mì Chũ Lục Ngạn được làm từ gạo Bao Thai Hồng, gạo 13/2 được chọn lựa kĩ lưỡng để tạo ra được những sợi mì có độ dẻo dai, độ trắng và hương thơm đặc trưng.
Gạo đem về đãi, vo sạch, cho vào lu ngâm 6-8 tiếng, sau đó được xay thành bột bằng cối đá xanh để có được thứ bột dẻo, sánh bột được lọc nhiều lần và ủ qua đêm rồi sáng sớm hôm sau đã phải đem bột ra tráng thành bánh để kịp phơi cho được nắng.
Để sản xuất được mẻ bánh hoàn chỉnh, cần mất ít nhất 3 ngày. Khi bánh được tráng xong, đem phơi khô 1 nắng, rồi mang vào để nhúng nước sau đó gập lại rồi thái sợi và lại mang ra phơi nắng tiếp, rất công phu.
Một mẻ bánh thường có 3 người làm, người tráng bánh phải làm sao cho bánh chín đúng độ, người cắt bánh phải cắt sao cho đều, người đem phơi, đem ủ và thái bánh thành những sợi mì đều đặn.
Mì Chũ Lục Ngạn có vị ngọt, bùi, sợi mì dai ngon, đặc biệt mì chưa kịp ăn ngay khi để nguội vẫn không bị nát mà vẫn giữ được hương vị riêng.
Sản phẩm mì Chũ hiện nay đã được phổ biến và ưa chuộng trên khắp cả nước và còn được xuất khẩu sang nhiều nước như Anh, Nga, nhiều nước châu Á,…
Cách lựa chọn mì Chũ chuẩn
Mì Chũ chuẩn, trên bao bì phải có mã vạch, trọng lượng, logo, địa chỉ, điện thoại,… đặc biệt phải có tem nguồn gốc. Mỗi hộ gia đình, cơ sở sản xuất đều có mã tem riêng (đã được đăng ký), ngày sản xuất, tên đại lý, cơ sở sản xuất. Các cơ sở sản xuất này sẽ chịu trách nhiệm trực tiếp cho sản phẩm của mình nếu sản phẩm không tốt được khách hàng phản ánh.
Vì đặc trưng của mì Chũ đáp ứng được khẩu vị của từng cá nhân mà vẫn không mất đi những ưu điểm vốn có nên ngày càng trở nên quen thuộc với nhiều người và dần được xuất khẩu ngày càng nhiều ra thế giới.
Cách nấu món mì Chũ
Cách nầu mì Chũ cá rô đồng
Nguyên liệu
Cá rô đồng: 2 con
Video đang HOT
Rau cải: 1 nắm
Gừng: 1 củ
Nước mắm ngon: 1 thìa canh
Hạt tiêu: 1 thìa cà phê
Mì Chũ: 1 nắm
Cách nấu:
Cá rô đồng: Đánh vảy, bỏ mang, rửa sạch rồi cho vào nồi nước luộc chín cùng với mẩu gừng đập dập để cá và nước thơm ngon hơn.
Rau cải: Rửa sạch, cắt khúc vừa ăn.
Sau khi cá chín, vớt ra để nguội rồi gỡ lấy thịt, đem ướp nước mắm vừa vị, gừng thái chỉ và hạt tiêu cho thịt đậm đà. Phần xương cá, xay nhuyễn rồi lọc lấy nước dùng để nấu mì sẽ rất ngọt.
Đổ nước luộc cá vào nồi, đun sôi. Nêm nếm bột canh cho vừa miệng, lưu ý là thịt cá đã ướp đậm đà rồi nên các bạn nêm sao cho khỏi mặn nhé.
Mì Chũ: rửa qua với nước rồi thả vào nồi nước dùng cùng với rau cải. Đậy vung nồi lại.
Rau cải rất nhanh chín nên khi mì Chũ chín thì rau cũng chín là vừa, trút phần thịt cá rô vào nồi đảo nhẹ cho nóng rồi tắt bếp.
Vậy là bạn đã có bát mì chũ cá rô đồng ngon ngọt và nóng hổi để thưởng thức rồi đấy.
Cách nấu mì Chũ thịt băm và rau
Nguyên liệu:
Mì Chũ: 1 nắm
Thịt băm: 50g
Cải ngồng: 50g
Cà chua: 1 quả
Hành tím: 2 của
Nước mắm: 1 muỗng canh
Dầu ăn: 1 muỗng canh
Hạt nêm/muối/bột canh: 1 ít
Sơ chế:
Cải ngồng: tươi ngon, không hóa chất, nhặt sạch, ngâm với nước muối pha loãng khoảng 5 phút, rồi rửa lại thật sạch bằng nước sạch, để ráo.
Cà chua: rửa sạch, để ráo, cắt múi cau.
Hành tím: lột vỏ già khô, băm nhuyễn.
Thịt băm: được chọn lựa từ thịt tươi ngon.
Cách nấu:
Bật bếp lửa vừa, đặt nồi và bỏ vào 1 muỗng dầu ăn đun sôi rồi cho hành tím băm nhuyễn vào đảo đều.
Tiếp theo, thêm 50g thịt băm, 1/2 muỗng cà phê hạt nêm vào, đảo đều khoảng 2 phút.
Tiếp theo, bỏ cà chua đã cắt vào, xào đều 2 phút, thêm cải ngồng, tiếp tục đảo khoảng 1 phút nữa.
Khi đã chín, đổ thêm 400ml nước vào, đun sôi với lửa vừa. Thêm nửa muỗng cà phê hạt nêm, 1 muỗng canh nước mắm, đảo đều, nêm nếm gia vị cho vừa vặn.
Cuối cùng, thả mì vào, nấu thêm 2-3 phút là có thể trút vào tô để thưởng thức rồi.
Ngoài một số cách chế biến được nêu trong bài viết, còn vô số cách thức chế biến khác nhau mà mỗi cá nhân đều có thể tự sáng tạo theo cách riêng của mình. Ưu điểm mì Chũ, ngon, dai, nên không sợ bị nát. Bạn có thể thỏa sức sáng tạo. Chúc các bạn có những bữa ăn ngon, bổ dưỡng với mì Chũ.
Canh cải cá rô đồng Đặc sản miền quê
Canh cải cá rô đồng đã gắn liền với tuổi thơ nhiều người nhất là ở nơi thôn quê dân dã. Món ăn đã trở thành linh hồn của người Việt mỗi khi nhớ về.
Từ xa xưa, các món ăn dân dã, đồng quê thơm ngon, thân thuộc luôn mang đến một hương vị độc đáo cho nền ẩm thực Việt.
Nó tạo nên sự đa sắc màu và chính là cái nôi của tinh hoa văn hóa ẩm thực Việt.
Xã hội càng hiện đại, những giá trị của truyền thống, văn hóa mang nét hoài niệm luôn có 1 chỗ đứng và để cho chúng ta tìm về.
Khi thưởng thức những món ăn dân dã miền quê, trong mỗi chúng ta dần cảm nhận được cái tình, cái vị của người đất Việt...
Trong hương vị ẩm thực đồng quê vùng đồng bằng Bắc Bộ. Canh cải cá rô đồng là món ăn không chỉ ngon mà có sức hấp dẫn đặc biệt.
Canh cải cá rô đồng - một món ăn dân dã và quá đôi quen thuộc với cách chế biến đơn giản qua đôi bàn tay khéo léo của các bà, các mẹ, các chị... đã tạo nên hương vị quê hương đặc biệt khó quên.
Cho đến giờ, tôi vẫn nhớ đến món canh cải cá rô đồng từ bàn tay mẹ tôi nấu trong mỗi bữa cơm
Quê tôi, vùng nông thôn có nhiều đồng ruộng, nhiều kênh mương dẫn nước.
Có vô số tôm cá, cua ốc, chỉ cần bắt chúng lên mang về nấu là có được bữa ăn ngon.
Cá rô, cá xí rất nhiều, tuy là cá nhỏ nhưng thịt chắc và ngọt.. Là nguyên liệu lý tưởng để chiên rán, kho hầm hay nấu canh.
Con cá rô đồng được mẹ bắt từ ngoài đồng về khi nắng đã lên cao, cùng với nắm cải xanh hái tạm ở vườn nhà đã làm cho bữa cơm trở nên ngon miệng lạ thường.
Tôi vẫn nhớ hồi nhỏ, là người lười ăn rau nhưng tôi rất thích ăn cá nên món canh này đã chinh phục được mình. Những bữa cơm ấy, tôi ăn đến no căng bụng.
Để có được món canh cải cá rô đồng không hề khó với nguyên liệu dễ kiếm và cách làm đơn giản thôi.
Mẹ thường luộc cá rô lên, gỡ lấy thịt cá sau đó đem xào cùng hành tỏi băm cho thơm phức rồi để riêng ra bát.
Còn xương cá, giã nhuyễn ra gạn lấy nước để đun sôi lên, sau đó bỏ cả thịt cá và rau cải thái nhỏ vào nồi rồi nêm nếm gia vị vừa vặn làm canh.
Muốn làm món bánh đa cá rô ngon, tuy không cần chuẩn bị nguyên liệu quá cầu kỳ nhưng các công đoạn cũng khá cần sự tỉ mẩn và cẩn thận để xương không bị lọt xuống nước canh khi ăn.
Công thức nấu thì khá đơn giản, cả nhà ai cũng thích, vừa đủ chất lại vừa ngon mà không bị ngán hay bị tanh nguyên liệu dễ kiếm, vậy mà tôi ăn còn cảm thấy ngon hơn cả khi ăn sơn hào hải vị.
Cho nên đến giờ, tôi vẫn còn nhớ rõ như in những ngày đó. Tuổi thơ tôi thật đẹp, gắn liền với món canh cải cá rô đồng.
Dù đi đến bất cứ nơi đâu, dù xa quê bao lâu đi chăng nữa, tôi vẫn mãi mãi nhớ về hương vị ấy không cầu kì nhưng lại đậm đà hương vị làng quê.
Mỗi khi nhớ đến, trong lòng lại thấy bình yên lạ thường. Món canh cải cá rô đồng chính là linh hồn của tôi.
Món ăn xưa chỉ người nghèo ăn, nay thành đặc sản gây thương nhớ chỉ có ở Bình Định Những ngày có gió mùa đông bắc về, ngồi cùng gia đình và nhâm nhi món ăn này thì quả là không gì sánh bằng. Những ngày không khí lạnh tràn về, nhiều người quê Bình Định lại thương nhớ món ăn mà ngày bé vẫn được thưởng thức cùng gia đình mỗi khi trời lạnh giá: Bột mì khuấy chấm nước mắm...